Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Wednesday 19 November 2014

Dân Muốn Biết : Việt Nam Cánh Cò – Công lý trần truồng

  Cánh Cò – Công lý trần truồng

Ảnh Thu Nhỏ

Bìa cuốn sách màu đỏ thiết kế một anh hề mặc quần lót đứng trên một quả cầu lửa giang tay cầm hai cán cân nhằm minh họa cho Thần công lý. Tên cuốn sách là “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014″ do nhà xuất bản Lao Động – Xã hội in ấn và phát hành.

Đừng tưởng đây là trò đùa Photoshop của cư dân mạng, nó có thật 100% và đang khiến ít nhất ba người mất ngủ.

Người thứ nhất là anh diễn viên hài Công Lý.

Cái tên Công Lý do anh chọn làm nghệ danh bỗng chốc nổi tiếng nhờ vào cái bìa sách này. Mặc dù anh không được thông báo hay hỏi han một lời nhưng cái thân hình trần truồng của ai đó được ghép vào khuôn mặt anh đã làm người xem vỗ tay rần rần. Không vỗ tay sao được khi danh hài được hân hạnh làm biểu tượng cho công lý của xứ sở vốn mang tiếng là nơi chà đạp công lý nhất nhì thế giới.

Nhưng anh danh hài này lại nhảy choi choi lên và la làng rằng cái nhà xuất bản kia đã tự tiện làm một việc xâm phạm đến pháp luật: bôi bẩn tên tuổi anh trên hình bìa một cuốn sách nói về công lý. Cách chơi khăm của nhà xuất bản đã làm anh nổi tiếng… xấu và anh đòi… công lý.

Công lý của danh hài có lẽ không làm cho nhà xuất bản Lao Động – Xã hội nao núng. Điều mà công nhân tại đây lo là sắp phải đối diện với tình trạng … “thất nghiệp treo” trong thời gian tới. Ông giám đốc thì lo nặn óc xem ai là người quen trong hệ thống Tòa án, Viện kiểm sát. Ông biên tập viên thì chuẩn bị một tờ giấy  xác nhận trong thời gian sách được in ra ông đang nằm nhà thương hay công tác đâu đó, chỉ có anh họa sĩ thiết kế cái hình bìa này là chuẩn bị khăn gói quả mướp vào nhà giam…đếm lịch.

Nhưng khổ nỗi đây không phải là một vụ án hình sự, không có người bị hại, không có ai đứng ra tố cáo và nhất là không định nghĩa được sự nguy hại của trang bìa cuốn sách này nguy hiểm tới đâu.

Diễn viên Công Lý có thể sẽ đưa vụ này ra tòa nhưng phần thắng chưa chắc gì cầm trong tay. Anh chàng có thể nói khuôn mặt là khuôn mặt của anh, đã bị họa sĩ Photoshop và lắp ráp với ý đồ bất minh. Tòa sẽ hỏi làm sao chứng minh được cái mặt ấy là của diễn viên hài Công Lý chứ không phải là khuôn mặt của công lý Việt Nam?

Công Lý là một danh hài, là người của công chúng nên nếu có lấy hình của anh thì cũng được tòa cho phép huống chi đây là ý tưởng rất sáng tạo, lấy Công Lý để minh họa một nền công lý hài hước không phải là điều nên làm hay sao?

Babui

Đây mới thực sự là công lý XHCNViệc thần công lý mặc quần lót thì có gì mà ầm ỉ? Chẳng qua họa sĩ muốn đồng hành cùng thời đại Ngọc Trinh, vốn đang được hàng chục triệu thanh niên Việt Nam rất ngưỡng mộ những cái quần lót của nàng, vậy thì Công lý mặc quần lót để hấp dẫn thanh nữ cả nước không phải là điều tốt hay sao?

Công Lý nói với báo chí rằng anh không hiểu ban biên tập cuốn sách, nhà xuất bản nghĩ gì mà lựa chọn hình ảnh như vậy để làm bìa, nó giống như một sự hài hước và phỉ báng vào nền tư pháp Việt Nam.

Hình như anh quá lời khi khước từ hiệu quả mà người dân đang mừng hộ cho anh. Nếu không có cái bìa sách thì anh chỉ là danh hài trên sân khấu giải trí, nay nhờ cái bìa mà anh đạt tới sự nổi tiếng trên sân khấu chính trị, chẳng những trong nước mà còn lây lan ra nước ngoài.

Ở phạm vi luật pháp, có thể hình ảnh chiếc quần lót của anh sẽ được các đại học Luật nổi tiếng quốc tế mua bản quyền để thay thế cho bà đầm bịt mắt, đã đứng quá lâu trong các trường luật. Sinh viên sẽ thư giãn và thoải mái tranh luận về các khía cạnh của công lý mà các giáo sư khả kính của họ chưa từng biết trước đây. Quan trọng hơn nữa, nếu sách vở, báo chí dám đưa hình ảnh minh họa cho một nền công lý ở truồng thì mọi cáo buộc tự do ngôn luận của Việt Nam đều bị xô ngã.

Cuốn sách xuất hiện trong lúc Quốc hội đang họp là một ý niệm cần soi sáng. Phát biểu của các ông bà trong cái nghị trường hàng ngàn tỷ ấy có vượt qua giới hạn của chiếc quần lót mà Công Lý mặc hay không? Sự hài hước từ các phát biểu ấy nào thua kém danh hài Công Lý khi người xem vai diễn của anh thuộc lòng những câu chữ ngây ngô, gây cười và đôi khi đần độn đã khiến anh nổi tiếng là một danh hài của tầng lớp nông dân.

Người ta nói nhiều đến việc viết lách, nhưng hình bìa cuốn sách này không cần lách. Người họa sĩ đã lựa chọn cho mình một chỗ nằm để mỉm cười trong bóng tối khi bị bắt, bị gán tội xuyên tạc chống phá nền tư pháp chí công vô tư của Việt Nam. Anh sẽ có một quãng thời gian nhất định để tận hưởng sự nổi tiếng của mình vì không chóng thì chày thuật ngữ “Công lý trần truồng” sẽ vào tự điển luật Việt Nam.

Ông thẩm phán Phạm Công Hùng thuộc TAND tối cao nói với báo chí:  Liệu đây có phải NXB muốn nói đến hình ảnh mới của công lý, công bằng và tư pháp Việt Nam? Rằng cả nền tư pháp, tố tụng của Việt Nam chỉ là nụ cười hài hước trên một thân hình được lắp ghép?

Ông này lại tiếp tay với NXB gợi ý cho người hiểu chuyện một cách ẩn dụ chỉ cần nhìn cái hình bìa mà không cần phải mua sách.

Vì không đọc người ta cũng biết sự trần truồng đáng thương của công lý Việt Nam như thế nào.

 ---

Việt Nam: Công Lý là nam diễn viên hài, mặc quần lót  

Tưởng chừng việc đem diễn viên hài Công Lý ra nhễu nhại mỗi khi nói đến thực trạng nền tư pháp ở Việt Nam, thế nhưng mới đây, trên cuốn sách “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014” đã chính thức đưa diễn viên hài này lên làm hình bìa. 

Cali Today News - Theo mô tả của tờ Tuổi Trẻ, “điều đáng chú ý là trên bìa sách có in hình một người đứng trên quả cầu lửa, hai tay cầm hai cán cân. ‘Người mẫu’ này không phải là thần Công Lý mà là người thật, ‘bằng da bằng thịt’, trên người chỉ mặc một chiếc quần nhỏ. Khuôn mặt được cắt ghép, đang cười rất tươi”. Không quá khó khăn để độc giả nhận ra đó chính là diễn viên hài Công Lý, người khá nổi tiếng ở Việt Nam.
Cuốn sách luật gây tranh cãi. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.
Qua trao đổi trên báo Tuổi Trẻ, ông thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa án nhân dân tối cao) tỏ ra không hài lòng. Ông nói: “Khi nhìn vào bìa sách và tên sách, điều đầu tiên tôi có thể nói đó là sự thiếu văn hóa của người thực hiện cuốn sách này khi đưa một hình ảnh hài không đúng ra hài, bi không ra bi để làm bìa cho một tác phẩm với nội dung là Bộ luật dân sự và các văn bản liên quan. Tôi thấy người ta lấy gương mặt một diễn viên hài khá quen thuộc ở miền Bắc ghép vào hình đứng trên quả cầu lửa và trên người chỉ mặc độc một chiếc quần xà lỏn. Hai tay dang ra cầm hai chiếc đĩa cân. Liệu đây có phải là nhà xuất bản muốn nói đến hình ảnh mới của công lý, công bằng và tư pháp ở Việt Nam? Rằng cả nền tư pháp, tố tụng của Việt Nam chỉ là nụ cười hài hước trên một thân hình được lắp ghép?”
Điều đáng nói hơn là, thay vì lên án nhà xuất bản (NXB) Lao Động và Xã Hội, đơn vị đã cho ấn hành cuốn sách trên, thì hầu như độc giả đều hoan nghênh ý tưởng ấy. Theo những người này điều đó phản ánh đúng thực trạng tư pháp hiện nay ở Việt Nam.
Ảnh gốc được NXB Lao Động và Xã Hội ăn cắp từ trên diễn đàn chuyên về thiết kế. Ảnh: Vietdesigner.com
Theo điều tra của chúng tôi, hình ảnh được in trên bìa cuốn sách nói trên không phải của NXB Lao Động và Xã Hội. Hình ảnh này đã có trên diễn đàn chuyên về thiết kế từ 2 năm trước đó. Người tạo ra hình ảnh trên đã lấy hình ảnh lượm lặt từ trên mạng, cộng với thực trạng tư pháp ở Việt Nam để tạo ra tấm hình trên nhằm mục đích châm biếm. Dung lượng của tấm hình này được chia sẽ trên mạng với dung lượng rất lớn. Có thể, khi đi tìm hình ảnh đại diện cho thần Công Lý, NXB Lao Động và Xã Hội đã vớ phải tấm hình trên, kèm theo sự thiếu hiểu biết, bất cẩn đã tạo ra sự cố này.
Khi biết hình ảnh của mình được dùng làm hình bìa cho một cuốn sách luật, diễn viên hài Công Lý vô cùng giận dữ. Trả lời báo Vietnamnet, anh cho hay: “Chưa nói là hình ảnh của tôi xuất hiện đẹp hay xấu mà sử dụng chưa xin phép là NXB đã sai. Tôi đang chờ sự chủ động liên lạc của đơn vị này để có lời xin lỗi chính thức”.

“Tôi làm diễn viên có những vai diễn dở, có những vai diễn tốt nhưng đó là bản mặt của mình thì sẽ tự chịu trách nhiệm. Còn đằng này NXB tự ý lấy ảnh của tôi lắp ghép, gây sự phản cảm cho công chúng thì vô tình làm hỏng hình ảnh của cá nhân tôi”. Diễn viên hài này trả lời trên Vietnamnet.
Làm nghề diễn viên, Công Lý chắc chắn luôn muốn được nhiều khán giả biết đến mình, nhưng với cách này có thể là điều mà anh không hề muốn.

Theo thông tin từ phía đại diện của NXB Lao Động và Xã Hội cho biết, cuốn sách trên được in 1.000 cuốn, xuất bản hồi năm 2014 nhưng “đã bị thu hồi cách nay mấy tháng” khi NXB nhận ra những sai sót nói trên.
Với những người theo dõi thường xuyên tình hình trong nước, không phải lúc nào Công Lý được đưa vào luật. Lần này có thể là ngoại lệ. Nghiệt nỗi không phải với hình ảnh vị thần Công Lý mà chúng ta biết tới. Thần Công Lý xưa nay vẫn được biết đến là một vị nữ thần, tay cầm cán cân để chỉ sự công bằng; thanh kiếm để chỉ sự nghiêm minh; bắt bị bịt lại để không thiên vị. Thế nhưng, khi đến Việt Nam, Công Lý trong sách luật lại là một danh hài
Người Quan Sát

1 comments:

  1. Hề công lý!

    Ô hô công lý thằng hề
    Đại Quang bộ trưởng u mê mặt mày
    Đứng trên cầu đỏ, giang tay
    Tay nào chi nặng, tao thay mặt giùm
    Quần sì nó độn một đùm
    Nhìn trông gớm guốc, quốc huy đè đầu
    Dân đen tan nát, dãi dầu
    Bao thằng chó má, ra tay bạo tàn
    Bầu trời nửa đỏ, nửa vàng
    Cảnh quang địa ngục, điêu tàn Việt Nam!
    Bộ luật dân sự Lầm Than
    Cán cân công lý, hai hàng lệ rơi!

    Trời ơi, ngó xuống hỡi trời!!!

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.