Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 13 November 2014

Dân Muốn Biết : Tư Sang Du Thuyết Tàu

Tư Sang Du Thuyết Tàu

Tư Sang đã sẵn sàng
Tư Sang đã sẵn sàng

Đó là một chiến thắng lớn cho bản thân Chủ Tịch Nước Truơng Tấn Sang: Việt Nam và Trung Quốc tỏ thêm dấu hiệu hòa dịu, và đàn anh Phương Bắc giải quyết tranh chấp biển đảo bằng đối thoại...

Có nhượng bộ nào từ phía Việt Nam? Hay là vì Bắc Kinh muốn nối trường thành Hoa-Việt trong khi quân lực Hoa Kỳ chuyển hướng sang Biển Đông?

Hay chỉ đơn giản vì Mật Ước Thành Đô 1990 đang diễn tiến êm xuôi trong tiến trình Bắc thuộc mới?

Bề ngoài, Tư Sang có vẻ được Tập Cận Bình biệt nhãn hơn là, so với Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng.

 
Tuyên bố chư hầu Việt Trung

Tuyên bố chư hầu Việt Trung
Nhưng cũng có thể vì hiệu ứng 13 tứơng lãnh VN sang triều kiến Bắc Kinh cho thấy sẽ không có trở ngại gì nơi Phương Nam?

Bản tin RFI ghi nhận hôm Thứ Hai 10-11-2014:

“Trung Quốc và Việt Nam đều đồng ý giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đối thoại. Trên đây là một trong những nội dung của cuộc tiếp xúc song phương giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm nay, 10/11/2014, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC khai mạc tại Bắc Kinh.

Cuộc họp nằm trong một loạt những động thái nhằm hàn gắn quan hệ Việt Trung, đã bị sứt mẻ đáng kể sau vụ Bắc Kinh kéo giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.

Hãng tin Anh Reuters, trích dẫn Tân Hoa Xã, cho biết trong cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình đã nhắc nhở Việt Nam rằng phải chú ý đến lợi ích lâu dài của quan hệ Việt-Trung, vốn phát triển đều đặn cho dù đôi khi cũng có lúc trồi sụt.

Về điểm nóng trong quan hệ song phương Việt-Trung là tranh chấp Biển Đông, Chủ tịch Trung Quốc đã cho rằng: «Hai bên cần kiên trì xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển thông qua đối thoại hiệp thương, xử lý ổn thỏa bất đồng, giữ gìn ổn định trên biển và đại cục quan hệ của hai nước». Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang xác nhận rằng Việt Nam sẵn sàng «giải quyết các vấn đề biển đảo thông qua đàm phán sao cho các vấn đề này không làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc», và sẵn sàng tăng cường các cuộc gặp gỡ cấp cao, cũng như giao lưu phi chính phủ, nhằm củng cố quan hệ với Trung Quốc.

Cuộc gặp song phương Trương Tấn Sang-Tập Cận Bình nằm trong một loạt những hoạt động ngoại giao được Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy trong những tháng gần đây nhằm hàn gắn lại quan hệ đã bị vụ giàn khoan HD-981 làm sứt mẻ nghiêm trọng. Vào tháng 10/2014, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đặc trách ngoại giao Dương Khiết Trì cũng đã đến Hà Nội với những thông điệp hòa dịu, trái ngược hẳn với những lời lẽ được cho là hung hăng của chính nhân vật này, cũng tại Hà Nội trước đó vài tháng.

Tương tự như vậy, một phái đoàn quân đội Việt Nam sang thăm Trung Quốc cũng phát đi những tín hiệu hòa hoãn với việc hai bên cam kết khôi phục dần dần quan hệ giữa hai quân đội.”(ngưng trích)

Trong khi đó, bản tin VOA cho thấy những dấu hiệu tốt đẹp mới, khi VN, Philippines hướng tới thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược.

Bản tin VOA viết:

“Lãnh đạo hai nước Đông Nam Á cùng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc nhất trí hướng tới việc thành lập quan hệ Đối tác Chiến lược.

Truyền thông trong nước đưa tin Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Begnino Aquino của Philippines đồng ý sớm tổ chức cuộc họp đầu tiên giữa ủy ban công tác hỗn hợp của Bộ Ngoại giao đôi bên để thảo luận về kế hoạch này.

Thỏa thuận đạt được trong cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo hôm 9/11 tại Bắc Kinh, nơi đang diễn ra thượng đỉnh APEC lần thứ 22.”(hết trích)

Hiển nhiên, có vẻ như hòa bình Biển Đông bất chiến tuụ nhiên thành?

Chưa chắc.

Bản tin Infonet hôm 11-11-2014 nêu câu hỏi rằng “Vị trí của dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân trọng yếu như thế nào?” và đã phỏng vấn nhiều viên chức quân sự VN, và nỗi lo bị TQ đánh úp ngang hông được nêu lên.

Bài viết ghi lời Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!

Câu hỏi cần nêu ra rằng, có phải TQ chọn biện pháp mai phục lâu dài, chứ sẽ không tiếp tuc hung hăng như trước giờ ở Biển Đông?

Cũng cần chờ xem các dấu hiệu mới. Nhưng ít nhất, Tư Sang cũng hài lòng rồi... khi hiểm họa đẩy lùi ra xa một chút.


 Trần Khải

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.