Dương khiết Trì, Phó Thủ Tướng của TC đến Việt Nam CS theo Tân Hoa Xã của TC cho biết để thảo luận về hợp tác song phương Việt-Trung. Chuyến đi này của nhân vật đặc trách ngoại giao hàng đầu của Đảng Nhà Nước TC nằm trong một chuổi vận động ngoại giao của TC đối với VNCS. Mục đích của TC: không để VN rơi vào vòng ảnh hương của Tây Phương tiêu biểu là Mỹ; gây trở ngại cho VN không quốc tế vấn đề Biển Đông, bất lợi cho chiến lược bành trướng của TC.
Vì Nhà Nước VNCS đã nỗ lực vận động khá thành công để Mỹ bán vũ khi sát thương cho VN, giúp VN tăng cường khả năng bảo vệ biển đảo. Còn về phía Liên Âu thì TT Nguyễn tấn Dũng đã vận động thành công Liên Âu tăng cường kinh tế và tương quan quốc phòng với VN. Còn ở Á châu, trong khi Dương khiết Trì sắp tới Hà nội, thì Thủ Tướng VNCS sang Ấn độ, được Thủ Tướng Ấn độ hứa cho VN vay ưu đãi, lãi suất thấp 100 triệu Đô la để VN mua tàu tuần cận duyên của Ấn độ. Và trước đó VNCS cũng đã liên kết được với Nhựt, là một đệ tam siêu cường kinh tế, bị TC lấn chiếm biển đảo như VN. TC thừa biết những vận động ngoại giao gần như khắp thế giới này của Nhà Nước VN là để kềm chế tham vọng trên biển của người láng giềng khổng lồ có quá nhiều tham vọng đất đai, không chế VN trong lịch sử cũng như trong hiện tại.
Những vận động ngoại giao đa phương, đa diện dồn dập của VN xảy ra trong tình hình TC gây ra cho VN rất nhiều căng thẳng. TC xây dựng trên quần đảo Hoàng sa, Trường sa và 90% Biển Đông của VN thành một quân khu của TC. Và năm tháng trước đó, TC ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương vào vùng đặc quyền kinh tế VN. TT Nguyễn tấn Dũng lãnh đạo chánh phủ của Nhà Nước VN bôn ba qua Miến Điện gặp các lãnh đạo các nước ASEAN và sang Phi gặp Tổng Thống Aquino, mạnh dạn tố cáo TC và yêu cầu yễm trợ VN. Mặt khác VN còn tung 80 tàu cảnh sát biển ra ngăn chận mấy tháng trời. Mỹ, Thượng và Hạ Viện, Ngoại Trưởng yêu cầu TC rút giàn khoan, hứa sẽ nới lỏng việc bán vũ khí sát thương cho VN.
Những chuyển động ngoại giao này cho thấy Nhà Nước VNCS cầm đầu là Thủ Tướng Chánh phủ đã đi đúng nguyện vọng và y muốn của người dân Việt, đã đa phương hoá ngoại giao khá thành công, nên TC không thể lấn ép như hồi trước tới giờ. TC phải hai lần phái nhân vật ngoại giao hàng đầu sang VN, Phó Thủ Tướng TC Dương khiết Trì đích thân và hạ cố sang Hà nội lần đầu cách đây 5 tháng và lần này đang xảy ra tại Hà nội.
Không phải TC chỉ cho một mình Dương khiết Trì bàn bạc với VN, mà cả Thủ Tướng TC và Bộ Trưởng Quốc Phòng TC nữa. Cả ba xôi nhồi một chỏ. Thủ Tướng CS Trung Quốc Lý khắc Cường trước nhứt gặp Thủ Tướng CSVN Nguyễn tấn Dũng bên lề hội nghị ASEM ở Milino Ý. Bộ Trưởng Quốc Phòng CSTQ Thường Vạn Toàn gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng quang Thanh ở Bắc Kinh, và Phó Thủ Tướng đặc trách Ngoại Giao của CSTQ Dương khiết Trì gặp Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng CSVN Phạm bình Minh ở Hà nội.
Qua các cuộc gặp gỡ đã xong, người ta thấy hai bên đều muốn xoa dịu tỉnh hình. Thủ tướng VN nói với báo chí tại Berlin rằng: “Cần phải kiểm soát tình hình, không để xảy ra căng thẳng tương tự trong tương lai; không nên sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Tại Bắc Kinh, Bộ Trưởng QPTC tiếp đón nồng nhiệt Bộ Trưởng QPVN, với “tình bạn truyền thống”, theo nhận định của tờ báo Pháp Le Monde. Hai bên gặp nhau, bàn bạc với nhau như đối tác, chớ không phải như thần tử đối với long nhan hay quan thầy đối với đệ tử như từ lâu.
Nhưng chuyển động ngoại giao của Nhà Nước VNCS, tiêu biểu là của chánh phủ VNCS do TT Dũng lãnh đạo cho thấy Nhà Nước VNCS muốn làm bạn với nhiều cường quốc, chớ không phải nắm tay một siêu cường để bị siêu cường như TC hay Mỹ tự tiện lật sấp, lật ngửa VN trong nổi nhục da vàng, nổi buồn nhược tiểu mà VN đã phải chịu trong thời Chiến Tranh ngoài Bắc lẫn trong Nam.
Và cũng cho thấy khi Nhà Nước VN đi đúng nguyện vọng của nhân dân là bảo vệ giang sơn bớ cõi thì nhiều nước, nhiều siêu cường sẽ ủng hộ VN, không để TC khổng lồ hiếp VN nhược tiểu. Chưa có vấn đề gì, chưa có lúc nào TC bị cộng đồng thế giới phê bình, chỉ trích, cho ra rìa, bị cô đơn như trong vấn đề TC bành trướng, lấn chiếm biển đảo của các nước Á châu Thái bình Dương mà VN là nước bị TC xâm phạm, nhiều và nặng nhứt.
Còn trong nội bộ VNCS, chưa có vấn đề nào Đảng CSVN bị mang tai tiếng ngậm miệng ăn tiền, câm như hến trong dân chúng như trong vụ TC đưa giàn khoan Hải Dương vào vùng đặc quyền kinh tế VN.
Chưa có vấn đề nào TT Nguyễn tấn Dũng – gần như bất chấp ý kiến của Đảng - lên tiếng mạnh và quyết liệt điều hành các bộ, và hành động kiên trì đưa cảnh sát ra chống TC như khi chống giàn khoan TC. Chưa có vấn đề nào phía Nhà Nước, đích thân Thủ Tướng và Ngoại Trưởng, Bộ Trường Quốc Phòng, Tổng Tham mưu Trưởng và cả chục tướng lãnh của Nhà Nước công du vận động quốc tế giúp VN cho bằng trong cơn khủng hoảng TC đưa giàn khoan vào lãnh hải VN.
Và Quốc Hội VN dù do “Đảng cử Dân bầu” cũng thấy Nhà Nước đấu tranh cho vẹn toàn lãnh thố là hợp lòng dân, nên Quốc Hội sau đó tăng quyền cho Thủ Tướng Chánh phủ được cử nhiệm, sa thải bộ, thứ trưởng, đại sứ.
Đến đây Nhà Nước VNCS mới đi đúng bước đầu. Bước thứ hai là bước căn bản, tối quan trọng. TC sẽ coi thường Nhà Nước trở lại. Các siêu cường tự do, dân chủ không thể ủng hộ một cách chánh đáng và bền vững đối với Nhà Nước VN nếu Nhà Nước VN không được lòng dân, không phát huy được nội lực dân tộc. Trong lịch sử VN, cuộc chống xâm lăng chánh yếu là do nhân tài, vật lực của người dân. Trên thế giới văn minh, tiến bộ hiện tại không có chế độ độc tài nào có thể làm cho nước giàu, dân mạnh, phục vụ hữu hiệu cho quyền lợi quốc gia dân tộc. Đó là những điều thiết yếu những người Việt còn lương tâm Việt, tinh thần VN đang điều hành việc nước trong nước nên suy gẫm cho tương lai sán lạn của một Việt Nam mới với một chánh quyền của dân, vì dân, do dân được lòng dân và lòng của các nước./.
0 comments:
Post a Comment