Năm
1989. Thiên An Môn. Joshua Wong chưa ra đời. 23 năm sau, 2012, người
học sinh lúc ấy chỉ mới 15 tuổi, chưa biết lái xe, đã tạo nên cơn chấn
động Thiên An Môn lần thứ hai khi anh dẫn đầu 120.000 sinh viên học sinh
Hongkong xuống đường, chiếm đóng trụ sở văn phòng chính phủ để đòi huỷ
bỏ đề án chương trình giáo dục áp đặt lên Hongkong mang đầy màu sắc cộng
sản từ Bắc Kinh.
Cuộc
xuống đường 2012 là kết quả của phong trào Scholarism được thành lập
trước đó 1 năm bởi Joshua Wong và vài người bạn. Tất cả đều như Joshua, ở
vào lứa tuổi 14 và là những người lãnh đạo một phong trào dân chủ trẻ
tuổi nhất của lịch sử Hongkong.
Người
học sinh trẻ tuổi gầy gò, mang kính cận này được xem là một trong những
nhà hoạt động chính trị kiên cường nhất của Hongkong và bị truyền thông
Bắc Kinh dán nhãn là một tên cực đoan. Sau 2 năm gầy dựng phong trào
Scholarism, anh đã đánh thức khối học sinh, sinh viên Hongkong trỗi dậy -
những người chỉ 5 năm trước đó rất ù lì, dị ứng với chính trị. Joshua
cùng với khoảng 300 thành viên học sinh của phong trào đã kéo được đồng
bạn của họ bước ra bóng tối, tạo sự quan tâm chính trị bằng hồi kẻng đầu
tiên: nền giáo dục áp đặt lên các bạn đang có vấn đề!
Tháng
6, 2014 Scholarism thảo một bản kế hoạch cải tổ hệ thống bầu cử tại
Hongkong và đạt được hơn 1/3 ủng hộ của thành phố trong một cuộc trưng
cầu dân ý bán chính thức. Từ vấn đề giáo dục để đánh thức nhau, Joshua
Wong và Scholarism bước vào công cuộc tranh đấu cho dân chủ.
Tháng 7, 2014 Scholarism tổ chức một cuộc tọa kháng lớn dẫn đến việc hơn 500 học sinh bị tạm giam.
Tháng
9, 2014, Scholarism vận động học sinh, sinh viên đồng loạt bước ra khỏi
lớp học để gửi một thông điệp tranh đấu cho dân chủ đến Bắc Kinh. Cuộc
"bãi lớp" của những học sinh 17 tuổi lãnh đạo phong trào này đã được sự
hỗ trợ rộng rãi của dân chúng cũng như các thầy cô giáo.
Phối
hợp với Liên hội Sinh viên Học sinh, Scholarism đã huy động hơn 13.000
học sinh bắt đầu một tuần lễ tẩy chay các lớp học, toạ kháng tại khuôn
viên đại học và chuẩn bị cho một cuộc biểu tình lớn vào ngày 1 tháng 10
được dự trù tổ chức bởi phong trào dân chủ Occupy Central.
Ảnh AFP
Tối
thứ 7 ngày 28 tháng 9, 2014, 60.000 người bắt đầu tổ chức tuần hành và
tìm cách nối kết với những người đang toạ kháng tại trung tâm văn phòng
chính phủ. Từ những đòi hỏi về giáo dục, Scholarism đã kết hợp với các
phong trào dân chủ khác để cùng tranh đấu cho một mục tiêu chung: phản
đối luật bầu cử trong đó những ứng viên cho các chức vụ cao cấp tại
Hongkong phải được chọn lựa bởi Bắc Kinh để phục vụ cho đảng cộng sản;
đòi hỏi Hongkong có toàn quyền về bầu cử và quyền chọn lựa ứng viên độc
lập với Bắc Kinh.
Chủ
nhật ngày 28 tháng 9, 2014. Khí thế bùng lên như vũ bão của sinh viên
học sinh đã khiến các lãnh đạo phong trào quyết định bắt đầu chiến dịch
bất tuân dân sự trên toàn Hongkong sớm hơn dự kiến. Đồng hành với sinh
viên học sinh là những nhà hoạt động dân chủ lão luyện như giáo sư Chan
Kin-man - đồng sáng lập viên của Occupy Central và Đức Hồng Y Joseph Zen
với lời tuyên bố "Đây là lúc chúng ta phải cho thấy chúng ta muốn được tự do chứ không chịu làm nô lệ, là lúc mọi người phải đoàn kết".
Từ
Bắc Kinh, lệnh được ban hành là mọi cuộc tuần hành, biểu tình phản đối
của người dân Hongkong được xem là bất hợp pháp. Cảnh sát dùng khói cay,
hơi tiêu và dùi cui để trấn áp người biểu tình. Cùng lúc, một thủ thuật
quen thuộc được thấy ở Việt Nam: mật vụ giả dạng thường dân trà trộn
vào đoàn biểu tình, lực lượng an ninh sắc phục lẫn thường phục cô lập
những thành phần nòng cốt của phong trào và ngăn chận những kết nối của
họ với đám đông quần chúng. Tính đến đêm Chủ nhật, theo cảnh sát đã có
38 người bị thương, hơn 150 người bị bắt giam, trong đó có Joshua Wong.
Sự
trỗi dậy của sinh viên học sinh Hongkong không dừng lại ở quần đảo có
tên gọi là Cảng Thơm này. Mối lo ngại của Bắc Kinh là nó sẽ vượt đại
dương và lan toả khắp lục địa Trung Hoa. Hình ảnh của cậu sinh viên 17
tuổi Joshua Wong đang là biểu tượng của trách nhiệm công dân, ý chí kiên
cường và lòng bất khuất của người dân Trung Hoa.
danlambaovn.blogspot.com
---------
0 comments:
Post a Comment