Kiện Trung Quốc ở tòa nào? - Phần 1
Việc
khởi kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế sau khi quốc gia này có hành
động xâm lấn trái luật vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển
Đông là một trong số các biện pháp đấu tranh ngoại giao và pháp lý mà
Chính phủ đang xem xét tiến hành. Nhưng kiện ở tòa nào, với những nội
dung lập luận gì để có thể giành được thắng lợi?
Luật sư, Tiến sĩ Tạ Văn Tài,
nguyên giảng viên và hiện là nghiên cứu viên Trường Luật thuộc Đại học
Harvard (Hoa Kỳ) có bài giải thích các vấn đề này. Bài của luật sư Tài
trình bày khá chi tiết những khía cạnh công pháp quốc tế liên quan đến
vấn đề kiện Trung Quốc, lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
Để bạn đọc dễ theo dõi, tòa soạn tạm chia bài của luật sư Tài thành 3 phần và 1 phụ lục, và đặt thêm các tiểu đề như sau:
Phần 1: Quyền của ở Biển Đông và lập luận của Trung Quốc
Phần 2: Việt Nam có thể kiện trước tòa án quốc tế nào?
Phần 3: Vai trò của cộng đồng quốc tế.
Phụ lục: Trung Quốc không có lý khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để nói về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa--
Phần 1: Quyền của Việt Nam ở Biển Đông và lập luận của Trung Quốc
Trước
khi đi vào chi tiết các biện pháp Việt Nam có thể sử dụng như đối sách
thì cần ôn lại những lợi ích hay quyền lợi mà Công ước Liên hiệp quốc
về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS)
dành cho các quốc gia hội viên như Việt Nam.
|
Giàn
khoan HD-981 của Trung Quốc (chấm xanh) nằm sâu trong vùng Thềm lục địa
và vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên
hiệp quốc về Luật Biển UNCLOS (ranh giới là đường màu trắng) |
Có hai loại lợi ích hay quyền lợi quốc gia của Việt Nam tại Biển Đông:
(a) chủ quyền đất đai (territorial sovereignty)
trên nhiều đảo và đá tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam
đã tuyên bố và thực thi với sự chiếm hữu và quản lý trong quá khứ, theo
đúng luật quốc tế truyền thống đã có mấy trăm năm, cho đến khi một số
địa điểm bị Trung Quốc chiếm đóng bằng bạo lực; và
(b)
lợi ích hay quyền đối với những vùng nước và đáy biển dưới mặt nước tại
Biển Đông chiếu theo UNCLOS năm 1982, gồm có quyền chủ tể (sovereign rights),
quyền khai thác tài nguyên sinh vật như cá biển và phi sinh vật như
quặng mỏ, kim loại hay dầu khí ở đáy biển, trong một vùng dưới mặt nước
gọi là Vùng Đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) rộng 200 hải lý tính từ mực nước thủy triều thấp nhất (gọi là đường cơ sở) (điều 56 và 57 UNCLOS), và trong vùng Thềm lục địa (Continenal Shelf) tức mặt đáy biển và đất dưới đáy biển đi ra tới bờ của lục địa (continental margin) hay tới khỏang cách 200 hải lý tính từ đường
cơ sở, khi bờ lục địa không xa tới mức đó (điều 76 và 77 UNCLOS).
Hơn
nữa cần nhấn mạnh là theo UNCLOS, các quyền chủ thể trong vùng EEZ và
Thềm lục địa của Việt Nam là dành riêng hay chuyên độc (exclusive)
của quốc gia cận duyên, cho nên Việt Nam trong vùng EEZ có chủ quyền
xây các kiến trúc nhân tạo trên các đá thành những đảo nhân tạo, nghiên
cứu biển, quy định bảo vệ môi sinh, miễn là tôn trọng quyền các quốc
gia khác về tự do lưu thông hàng hải, đặt dây cáp và ống dẫn dầu khí của
các nước khác (điều 56,58), và trong Thềm lục địa, Việt Nam cũng đương
nhiên có quyền chuyên độc khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không
cần tuyên bố hay chiếm hữu, và các quốc gia khác không thể có các hoạt
động khai thác tài nguyên mà không có
sự minh thị đồng ý của Việt Nam (điều 77).
Khi bàn luận về
tranh chấp với Trung Quốc, ta nên nhớ luật quốc tế đã nói chắc chắn về
các quyền của Việt Nam như đinh đóng cột.
Khi
đem giàn khoan dến vị trí giữa hai lô dầu 142 và 143 của Việt Nam
trong vùng Đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZVN), như trong bản đồ trên,
thì trái với sự bàn luận cuộc một số người, Trung Quốc không dùng cái
Đường lưỡi bò hay đường Chín đoạn (Nine-dotted Line), vốn không
thể biện hộ được và bị tất cả các nước và học giả chất vấn, làm căn bản
cho sự xâm lấn. Họ nói đến hai yếu tố làm cơ sở pháp lý cho quyết định
của họ:
(a) Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nham hiểm mà tránh viện
dẫn cái Đường lưỡi bò vô duyên đó, mà dùng lập luận về vùng EEZ của
Trung Quốc, để nói là giàn khoan “đặt hoàn toàn trong vùng nước của các
đảo Paracels của Trung Quốc” (placed completely within the waters of China's Paracels”), ám chỉ trong vòng 200 hải lý của EEZ và thềm lục địa của Paracels do Trung Quốc quản lý (nhưng Việt Nam vẫn liên tục đòi).
Vùng EEZ và thềm lục địa đó, UNCLOS sẽ công nhận cho Paracels nếu hội
đủ điều kiện quy định trong UNCLOS cho tính cách một hòn đảo (island)
là con người sinh sống với nền kinh tế tự túc (nước ngọt và thực phẩm
trồng tại chỗ) khi mỏm đất hay đá đó còn trong trạng thái thiên nhiên
[Còn nếu không có mỏm đất hay đá nào trong Paracels đủ điền kiện là đảo,
thì chúng chỉ là đá (reef) theo UNCLOS và chúng chỉ có 12 hải lý của lãnh hải/territorial sea.]
Việc Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa án Luật Biển, sau khi chịu
đựng thương lưọng với Trung Quốc 17 năm về vụ Trung Quốc chiếm đá ngầm
trong vùng EEZ của Phi thì dễ hơn vụ của Việt Nam vì vùng EEZ của Việt
Nam trùng lấp với vùng EEZ của quần đảo Paracels, mà nay Trung Quốc nói
đang thuộc quyền quản lý của họ.
(b) Trung Quốc cũng ám chỉ là
giàn khoan cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam (cách đảo Lý Sơn của
Việt Nam chừng 120 hải lý về phía đông), tức là có vùng chồng lấn giữa
EEZ của Việt Nam tính từ đảo Lý Sơn và EEZ của Trung Quốc tính từ đảo
Hải Nam.
0 comments:
Post a Comment