Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Wednesday 23 April 2014

Ngậm Ngùi Tháng Tư

‘Ngậm Ngùi Tháng Tư’
Gần cuối tháng Tư, những ngày nầy năm xưa, của gần 40 năm; thân thể Việt Nam Cộng Hòa đầy vết thương, đầy xác người, đầy những tên phản bội, đầy những tên hèn… Những ngày tháng Tư dồn dập những tang tóc và đau thương! Đôi dép râu từ miền Bắc và chiếc nón tai bèo họp lại: “Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ, nón tai bèo che khuất mộng tương lai”. Để rồi cuối tháng TƯ năm ấy, một cuộc “đổi ngôi” kỳ lạ: “Thời lai đô diếu thành công dị, vận khứ anh hùng ẩm hận đa!”…

Những ngày cuối tháng Tư của ba mươi chín năm sau, đang ngồi nhớ lại thân phận mình, ngày nầy năm xưa, thì ông Bưu Điện nhét vào nhà một bì thư to tướng, bên trong là tập tạp ghi của Nhà Văn Huy Phương đề tặng. Với bốn chữ tựa “Ngậm ngùi tháng Tư”, đúng thời khắc lòng tôi tràn ngập những hình ảnh xưa củ; làm cho con tim quặn thắt!

Nhà Văn Huy Phương sở trường những “TẠP GHI”, có thể nói, hầu hết các sách xuất bản của ông đều mang nặng những chữ nghĩa của một ông Đồ, nhìn đời qua một lăng kính rất Huy Phương! Ông quan sát, tóm gọn và diễn giải một cách trong sáng và giản dị làm người đọc dể cảm nhận, đồng điệu.

Riêng tập Tạp Ghi “Ngậm Ngùi Tháng Tư” nhà văn Huy Phuong lại thoát ra khỏi những qui ước thường tình của Phiếm Luận, mà, toàn thể các bài viết liên quan dến tháng TƯ đều nói lên được nổi trăn trở, đau buồn của kẻ chiến bại trước một quân thù quá ư tầm thường đốn mạt; để từ đó một dân tộc hùng cường, sau gần 40 năm dưới gót dày Cộng Sản đã trở thành hèn nhát,bàng quan vô cảm!

Bài thơ thay lời tựa là tâm sự của hầu hết những ai cùng cảnh ngộ với tác giả. Bốn câu thơ đầu là mũi tên trúng tim tôi:

“Lũ chúng ta, ván cờ dỡ cuộc,
Tướng bỏ thành, phá tượng, buông xe.
Ta thân tốt chân trồi góc bể
Nỗi qua sông chẳng hẹn ngày về…”

Hay ta nghe lòng quạn thắt với:

“Chiến trường xưa đã mờ dấu tích,
Sao lòng ta nặng vết hằn đau…”

Chưa chi mà ta đã muốn khóc khi mới đọc chỉ một trang thơ “Thay lời tựa”. Huy Phương đã lần lượt đưa ta trở về với quá khứ ba mươi chin năm về trước. Bằng biệt tài diễn tả, hàng loạt những câu chuyện, những hình ảnh Tháng Tư Đen hiện về… tác giả đã thật sự làm sống dậy trong tôi quá khứ, mà theo tác giả là “Ôi! Tháng TƯ đốt lò hương củ, khóc người xưa, nhỏ lệ cho ta. Người đã khuất-còn nguyên khí phách, ta sống còn-tháng đoạn, ngày qua!”

Huy Phương đã đưa ta về một ý nghĩa về Sống và Chết. Ông nói đến góc cạnh luân lý chứa đựng trong hai câu trong chúc thư: “ Chết không phải là đã tắt hôi thở, Sống đôi khi cũng có nghĩa là chết mòn”Thật vậy, chết rồi mà sử xanh còn ghi dấu ấn anh hùng thì chẳng bao giờ chết, sống mà hèn hạ chui rúc trong xó trong hang vì mặc cảm tội lổi hay hèn nhát sợ không được “du lịch” Việt Nam… thì sống cũng như chết rồi!

Với “ Tháng Tư, ai thắng ai thua! Tác giả đã “chiếu” cho chúng ta những đoạn phim rất ngắn nhưng rất thật và nói lên được và trả lời dứt khoát là:ai đã thắng! Lúc còn trong trại tù ngoài Hoàng Liên Sơn, Yên Báy, “bài học” về “Ai Thắng Ai” của Lê Duẫn, bây giờ ngồi nhớ lại, đúng là “gió ngược”chiều!...

Với 58 bài tạp ghi được nhà văn Huy Phương “Tuyển” lại trong thời gian viết trên Người Việt, thành “Tuyển Tập” gần 400 trang, là những đoản văn rất giá trị và đáng cho ta trân trọng. Ngày 30 tháng Tư hàng năm, ta hướng về những ngày lịch sử đau thương và đầy uất hận, đọc tập tạp ghi “ Ngậm Ngùi Tháng Tư” của Nhà Báo, Nhà Văn, Nhà Thơ Huy Phương là rất ý nghĩa!

Toàn thể những bài tạp ghi là toàn thể những hình ảnh và ý tưởng mà mọi người cần “ôn lại” một giai đoạn lịch sử đầy tang thương nghiệt ngã. Ta sẽ hồi ức lại dòng người “di tản” trên những con tàu, những xà lan từ Vùng Vỹ tuyến, những xác người trôi giạt ngập cửa Thuận An, Tư Hiền… Quân Đoàn II, với dòng người dân mấy thành phố Pleiku, Kuntum, Phú Bổn trên Tỉnh lộ 7… bỏ cả quê hương chạy theo “quân thua trận”, chối bỏ, nhòm tởm những kẽ xưng danh “chiến thắng” như thế nào. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, dất nước từ đó rơi vào cơn quốc nạn ra sao với hiểm họa giặc Cộng Sản và Hán triều!

Huy Phương chọn Hội Trường Báo Người Việt để ra mắt “NGẬM NGÙI THÁNG TƯ”, vào lúc 1:00PM ngày 27 tháng 4 năm 2014. Xin mời mọi người, nếu không có gì trở ngại thì hãy đến với Huy Phương.

Trước 1975, Nhà Văn, Nhà Thơ, Nhà Bỉnh Bút Huy Phương là Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến & Chính Huấn TT HL Quang Trung – Tù “cải tạo” xứ Bắc 13 năm – Hiện tại anh đang phụ trách chương trình “Huynh Đệ Chi Binh” trên dài Truyền Hình SBTN và cũng là Biên Tập Viên thường trực của Nhật Báo Người Việt Quận Cam.

Chúc Nhà Văn Huy Phương thành công!
Ngày 21 tháng 4 năm 2014

letamanh

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.