VÒNG HOA TƯỞNG NHỚ
...Thương thay, ba anh
em ông Diệm đã bị bọn
phiêu lưu chính trị tay
mơ thanh toán tàn bạo,
nghịch thường với đạo lý
Khổng Mạnh, với truyền
thống hiền hòa, ân nghĩa
của dân tộc...Ông nằm
xuống mà hồn non sông
rung động !...
"Không vì tình riêng mà
quên phép nước",
lúc còn
thủ đắc quyền lực, TT
Diệm đã một lần trực
tiếp ra lệnh cho Phòng
Quan Thuế Phi Trường Tân
Sơn Nhất khám xét kỹ
càng hành lý của Đại Sứ
Ngô Đình Luyện khi ông
này từ chuyến du ngoạn
Hồng Không trở về lại
Sài Gòn. Kết qủa bất ngờ
là không một món hàng
lậu thuế nào được tìm
thấy để biến thành ngòi
nổ cho một xì căng đan
chính trị ầm ỹ. Chuyện
tưởng nhỏ và tầm thường
ấy lại đặc biệt mang ý
nghĩa quan trọng, đáng
cho mọi người suy nghĩ
vì cách đối xử nghiêm
minh nội trong gia đình
họ Ngô và việc thi hành
nghiêm chỉnh luật pháp
Quốc Gia.
Thân danh là bào đệ của
một vị cố Tổng Thống,
lại là cựu đại sứ tại
Anh Quốc, thế mà không
một chút ngượng ngập,
ông Luyện nhỏ nhẹ thổ lộ
với cựu Đại Tá Duệ rằng
đã trên mười năm ông vẫn
chưa để dành đủ tiền để
may sắm bộ quần áo mới
cho tươm tất mỗi khi ra
ngoài xã hội. Trong
chuyến đi liên lục địa
từ Âu Châu qua Mỹ, ông
Luyện may mắn được một
Mạnh Thường Quân ở Nữu
Ước tặng vé máy bay. Suốt
thời gian ở San Diego
thăm bà con và dự lễ cầu
hồn cho bào huynh, ông
Luyện tá túc tại nhà tác
gỉa hồi ký (tức Đại Tá
Nguyễn Hữu Duệ). Được
khoản đãi và được đài
thọ mọi chi phí ăn uống
di chuyển. Rời
California lên Missouri
thăm Tổng giám mục Ngô
Đình Thục đang lâm trọng
bệnh, ông lại được tác
giả bỏ tiền riêng mua
vé. Trên máy bay vào
phòng vệ sinh xong, lúc
ra thình lình dây lưng
qúa cũ phựt đứt khiến
ông phải túm vội lấy
quần không cho tụt
xuống, trong lúc khẩn
cấp tác gỉa mau mắn rút
giây lưng của mình đưa
biếu ông Luyện thắt
tạm. Ngày chia tay về
lại Pháp, rút ví kiểm
tiền tổng cộng được $600
(sáu trăm đô)
đô la y
nguyên lúc ra đi, ông
Luyện bùi ngùi xin được
chia xẻ số tiền nhỏ nhoi
ấy với tác gỉa. Bằng một
cử chỉ đẹp cuối cùng,
tác gỉa từ chối không
nhận đồng nào mặc dù ông
Luyện khẩn khoản. Chiếc
thắt lưng kỷ niệm ân
tình được ông Luyện gìn
giữ đến ngày cuối đời.
Chuyện kể lại mủi lòng
qúa đổi !
Tình cảnh bần hàn của
ông Luyện đã làm nổi bặt
nếp sống thanh bạch,
không hối mại quyền thế,
không tham nhũng vơ vét
của mấy anh em ông khi
họ còn tại chức. Ghê gớm
thay và cũng chán chường
biết mấy trò bẩn thỉu
ngậm máu phun người !
Cuộc đời của nhà ái quốc
bất đắc kỳ tử Ngô Đình
Diệm bàng bạc huyền
thoại. Cuộc đời ấy giống
như một cuốn sách tuyệt
vời lôi cuốn nhiều thế
hệ tương lai. Những người
yêu nước thật sự, yêu
dân tộc, yêu quê hương,
thiết tha mong muốn
nghiên cứu sự nghiệp của
ông sẽ hiểu thật rõ lịch
sử sóng gío Việt Nam
thời cận đại.
Quanh năm nằm phản gỗ
không nệm, sống bằng cá
kho, canh đậu, hút thuốc
Basto rẻ tiền, áo quần
dăm bộ, màu xám cho mùa
đông, màu trắng cho mùa
hè, với chiếc mũ phớt,
cây ba toong, con người
uy vũ bất năng khuất ấy
chỉ thích đây đó kinh lý
các khu trù mật, dinh
điền, thống khoái trước
cảnh sung túc của đồng
bào chất phác nơi thôn
dã, lâm tuyền. Sống kiếp
thầy tu, không vợ con,
lấy anh em, giòng họ,
người thân cận chung
quanh, đồng bào nghèo
khó khắp nơi làm nguồn
vui gia đình. Hộp thuốc
lá cũ hư hỏng cũng không
muốn vứt bỏ, đưa nhờ sĩ
quan quân cụ cố sửa lại
dùng tiếp, không phí
phạm, không tơ hào của
công một xu, đó có phải
là đức tính của mẫu
người Á Đông không ? Ý
muốn cuối đời trước khi
bị thảm sát, sẽ từ bỏ
địa vị và danh vọng khi
hết nhiệm kỳ hiến định,
sẽ nghĩ hưu về Huế phụng
dưỡng mẹ gìa, sẽ vào
dòng tu Chúa cứu thế nếu
mẹ gìa qua đời trước, sẽ
quanh quẩn bên các "Quốc
gia nghĩa tử" con cháu
những vị anh hùng hy
sinh vì đất nước....
Toàn những tình cảm nhân
ái trong một con người
phi thường !
Giết ông xong, bọn cách
mạng gỉa hiệu 1/1/1963
chỉ tìm thấy hai triệu
tám trăm ngàn tiền lương
và phụ cấp do Chánh Văn
Phòng Võ Văn Hải và linh
mục Nguyễn Văn Toán, hai
người thân nhất cất giữ.
Những nhà cách mạng rởm
năm xưa, có phút giây
nào ăn năn, hối lỗi
không ??
Tự nhiên tôi xót xa ứa
lệ !... (Bác Sĩ Nguyễn
Anh Tuấn)
======================================
2) Ông Đại Sứ Hoa Kỳ
Frederick Nolting trong
cuốn "From Trust To
Tragedy" của ông ta, đã
viết về Tổng Thống Ngô
Đình Diệm như sau:
"Tôi đã có đọc lịch sử
Việt Nam, và đã biết các
cuc chiến tranh giành
độc lập của xứ sở này,
và cũng đã biết là ông
Diệm hiểu biết tường
tận, thấu đáo vấn đệ.
May mắn là tôi cũng đã
có một căn bản hiểu biết
đáng kể về triết học và
khoa tôn giáo đối chiếu.
Nhưng tôi hoàn toàn
không được chuẩn bị để
nghe những điều như thế
nàỵ Càng nghe tôi càng
thích thu’. Tôi đặt
những câu hỏi. Mỗi câu
hỏi lại mở ra một chương
mới, và sau một thời
gian tôi nhận ra sữ dấn
thân tận hiến và lòng
say mê của con người
này, là người đã hiến
trọn đời mình để giữ cho
bằng được căn cước lịch
sử của dân tôc của ông
ta và ông ta hiểu nó,
yêu thích nó.
....Cho đến lúc này cáo
buộc quan trọng nhất của
ông ta là người Mỹ can
thiệp vào nội bộ Việt
Nam. Ông ta (TT Diệm) không muốn người Mỹ đoạt
lấy trách nhiệm của VN.
Ông ta không muốn quân
lực Mỹ chiến đấu cho nền
đc lập và quyền tự quyết
của nhân dân miền Nam
VN.
Ông bảo tôi:
"Nếu chúng
tôi không tự mình thắng
cuộc chiến này với sự
viện trợ vô gía của qúy
quốc thì như vậy chúng
tôi sẽ thua và thua là
đáng đời". Ông ta vô
cùng cương quyết trong
vấn đề này và ông ta cảm
thấy rằng nếu chính phủ
Nam VN trở nên lệ thuộc
vào Hoa Kỳ thì như vậy
chứng tỏ luận cứ của
Việt cộng là đúng. Việt
cộng thường nói rằng:
"Nếu các anh cúi đầu
thần phục Hoa Kỳ thì các
anh sẽ thấy các anh đúng
chỉ là thuộc địa của Mỹ
cũng như 75 năm về trước
VN đã từng là thuộc địa
của Pháp". Về điểm tế
nhị này tôi đã có thể
trấn an ông ta, vì toàn
bộ ý niệm của những
khuyến cáo cho toán đặc
nhiệm cũng như những
huấn thị cho tôi do TT
Kennedy ban hành, là
phải giúp Nam VN tự bảo
vệ nền độc lập tự Do của
họ cho chính họ"
(Đại Sứ
Hoa Kỳ Frederick Nolting
trong cuốn "From Trust
To Tragedy").
3) "... Gần như tất cả
các sách báo Mỹ và Tây
Phương viết về nền đệ
Nhất Cộng Hòa đều kết tội
ông Nhu là một người tuy
thông minh, tài giỏi
nhưng tàn ác, qủy quyệt,
khát máu. Tuy vậy nếu đem
so sánh ông Nhu với các
lãnh tụ độc tài khi phải
đối phó với địch thủ
nguy hiểm như CS thì
không thấm vào đâu.
Tướng Franco sau khi
chiến thắng CS Tây Ban
Nha đã đem ra xử tử hàng
vạn đảng viên nên Tây
Ban Nha mới được yên.
Tướng Suharto đã giết
hơn 1 triệu đảng viên CS
Nam Dương trong vụ đảo
chính 1965 (nhờ có CIA
giúp sức).
Khi đem quân
sang Đài Loan tỵ nạn thì
Tưởng Giới Thạch cũng
giết hơn 1 vạn dân địa
phương biểu tình chống
lại Quốc Dân dảng.
Nếu đem so sánh với
Stalin, Mao, Hồ chí
Minh, Phạm Văn Đồng, Lê
Khải Phiêu, Lê Duẩn
...vv.. thì qủa thực hai
anh em ông Diệm và Nhu
đã qúa hiền lành, trung
hậu nên mới mắc
nạn.
Ngay cả Hồ chí Minh khi
được báo chí hỏi về cái
chết của ông Diệm cũng
phải khen ngợi
"ông ta
(Ngô Đình Diệm) là một
người yêu nước, tuy rằng
ông ta có đường lối
riêng của ông ta".
Trong một cuộc chiến
sống còn với một kẻ thù
nguy hiểm như CSVN thì
bên cạnh một quân đội
thống nhất và thiện
chiến như quân đội VNCH
mà không có một bộ máy
Mật Vụ tinh vi, một ý
thức hệ riêng biệt, một
hệ thống đảng phái để
yểm trợ cho chính phủ
thì làm sao có thế thắng
CS được ?
Các chính phủ
ở Trung Nam Mỹ khi bị CS
khuấy rối ở bên trong đã
phải nhờ đến các đảng bí
mật như "La Man Blanco" hoặc
Justicialist để
chống lại theo kiểu dĩ
độc trị độc. Nhờ tổ chức
La Guardia Civil nên
tướng Franco đã dẹp tan
được CS. Ngay cả Mỹ và
các nước Tây Phương cũng
phải trông cậy vào những
cơ quan tình báo như
CIA, FBI, Phòng Nhì,
Intelligence Service và
trước đây Đức thì có
Gestapo, Nhật có
Kempetai, đảng
Hắc Long để chống lại CS.
(Điểm
Sách: Những Ngày Tháng
Với TT Ngô Đình Diệm của
Nguyễn Hữu Duệ, Xuân
Sơn, Văn Nghệ Tiền Phong
số 669, trang 52).
"...Cụ
(Ngô Đình Diệm)
sống giản dị, không ăn
cao lương mỹ vị, Cụ nằm
phản không nệm, Cụ không
xa hoa phung phí, khi
đương thời Cụ chỉ lo cho
Quốc Gia, chẳng lo gì
cho bản thân, nay Cụ
được chôn ở đây
(Lái
Thiêu), nghĩa trang sơ
sài này, cạnh đồng bào
nghèo khổ của Cụ, chắc
Trời định vậy để hợp với
đức tính khiêm nhường
của Cụ. Con mừng vì nơi
Thiên Đàng Cụ ở, Cụ cũng
còn thấy nhiều người nhớ
đến Cụ và đến thăm viếng
Cụ. Con từ nơi xa xôi về
đây viếng mong Hồn Cụ có
thiêng, xin phù hộ cho
tổ quốc thân yêu."
(Trương Phú Thứ)
----
(Bài
thơ này được trích trong sách "Hồn Non Nước" của Nữ sĩ Lê Bạch Lựu,
xuất bản năm 1994, trang 43 và cũng được đăng trong cuốn "Ngô Đình Diệm
và Chủ Nghĩa Dân Tộc" của Minh Võ, trang 47 với bài họa của Tôn Thất
Tuệ).
Gươm đàn nửa gánh quảy sang sông,
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không.
Xe muối (*) nặng nề thương vó ký,
Đường mây rộng rãi tiếc chim hồng.
Vá trời lấp biển, người đâu tá?
Bán lợi mua danh, chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế,
Cắm sào đợi nước, thuở nào trong?
Ngô Đình Diệm (1953)
(*) Tích truyện Chu Bá Nhạc
Họa 1
Tiết thắm lòng son rạng núi sông,
Quyền cao lộc trọng vẫn coi không.
Thương nhà vững dạ trông mây trắng,
Cứu nước bền gan chặn sóng Hồng.
Lẫm liệt xua Gà chìm biển Bắc,
Hiên ngang đuổi Ó tếch trời Đông.
Quốc gia chính nghĩa ghi công lớn,
Vằng vặc muôn đời gương sáng trong.
Lê Bạch Lựu
(1993)
Họa 2
Gan vàng đem trải khắp non sông,
Quyền rộng chẳng màng, lợi cũng không.
Chí muốn dẹp tan quân cướp nước,
Lòng mong quét sạch lũ cờ hồng.
Tâm hư chói rạng vùng trời Bắc,
Tiết trực sáng ngời chốn biển Đông.
Một bọn phản thần mưu giết Chúa,
Tham tiền nào biết đục hay trong.
Lệ Khanh
(2003)
DANH THƠM NGỜI THANH SỬ
Họa 3
Sống thác đành theo vận núi sông,
Bao nhiêu tâm huyết hóa thành không.
Tài năng nguyền hiến quê Nam Việt,
Tiết tháo thề dâng giống Lạc Hồng.
Quân tử trung kiên chừng thấy ít,
Tiểu nhân loạn tặc quả rằng đông.
Danh thơm muôn thuở ngời thanh sử,
Hậu thế nghìn sau rõ đục trong.
Tôn Thất Tuệ
2007
Kính họa bài:
NỖI LÒNG của cố Tổng
Thống Ngô đình Diệm
Họa 4
Phận sự nam nhi với núi sông
Nhìn cơn quốc biến lẽ nào không
Can qua dẫu phải phơi xương trắng
Lửa loạn đành cam nhuộm máu hồng
Khí phách hiên ngang ngời đất Á
Oai phong lẫm liệt rạng trời đông
Anh hùng gặp bọn loài lang sói
Lịch sử danh người ai rửa trong?
Lê bá Lộc
0 comments:
Post a Comment