Những Đồng Minh Anh Hùng
"Heroic Allies"
của Harry F. Noyes III
đăng trong Nguyệt San VIETNAM, phát hành tháng 8 năm 1993
Do Ngô Kỷ chuyển ngữ để kính tặng và tri ân sự chiến đấu dũng cảm và tuyệt vời của những
Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Họ dáng người thì nhỏ nhắn, nói chuyện bằng những âm ngữ líu lo, thường chan nước mắm vào thức ăn và hay cầm lấy tay nhau.
Chẳng
ai ngạc nhiên lắm khi thấy những quân nhân Mỹ gởi qua Đông Nam Á - phần
lớn họ còn rất trẻ, có một kiến thức nông cạn, được đào tạo trong một
xã hội vị kỷ và hiểu rất ít về những nền văn hóa khác - họ không cảm
thông được tâm trạng của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Thật
đau lòng khi có nhiều cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam
lại đi cấu kết với cái đám phản chiến cấp tiến, những tên trốn quân dịch
và bọn chính khách hoạt đầu xúm nhau bôi nhọ danh dự của một Quân Lực
đã chẳng còn có cơ hội để được tự bào chữa. Nhục mạ một quân đội đã sa
cơ trên chiến trường vì bị Hoa Kỳ phản bội là một hành động đê tiện và
bất xứng của những người Hoa Kỳ.
Có thể một số quý vị sẽ ngạc nhiên về lý luận của tôi. Làm
sao tôi có thể biện hộ cho quân lực VNCH được? Phải chăng tất cả binh
sĩ VNCH đều thuộc loại bất tài, xảo trá và hèn nhát? Không, không phải
vậỵ. Trong bài này tôi sẽ vạch ra một số bằng chứng xác đáng để phản bác
lại cái luận điệu đê hèn đó và phân tích lý do tại sao cái luận điệu đó
phát sinh. Dĩ nhiên, quân đội VNCH không toàn hảo. Họ
cũng có một số lãnh đạo tồi tệ, một số lính tráng hèn nhát,
vài ba lần hoảng hốt bỏ chạy, xằng bậy và hung bạo. Tuy nhiên, các điều
này cũng đã từng xảy ra đối với quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Đông Nam
Á.
Trong một số lãnh vực như: tổ chức, tiếp vận, tham mưu và chỉ huy, quân đội VNCH thua kém quân đội Hoa Kỳ thật. Nhưng
họ làm gì khác hơn được khi đất nước họ là đất nước đang phát triển, họ
mới giành độc lập từ tay chế độ thuộc địa và bất ngờ lao vào một trận
chiến khốc liệt, đối đầu với kẻ thù hung hăng được vũ trang hùng hậu từ
cả khối Cộng Sản? Thật ra, các khuyết điểm của quân đội VNCH có cũng
giống như các khuyết điểm mà quân đội Hoa Kỳ mắc phải trong Trận Chiến
Dành Độc Lập, dù rằng Hoa Kỳ vào thời cuối thế
kỷ 18 đó có nhiều lợi điểm hơn, như:
- Tầm vóc của Cuộc Cách Mạng Dành Độc Lập hạn hẹp hơn và dễ điều khiển hơn.
- Khác với sự bị trị của Việt Nam, Hoa Kỳ qua kinh nghiệm bị trị đã nuôi dưỡngtinh thần tự trị địa phương và tạo thuận lợi cho quốc gia đào tạo nên những nhà lãnh đạo ưu tú.
- Quân đội Hoàng Gia Anh không bền bỉ như quân đội Bắc Việt.
- Có phải các binh sĩ Hoa Kỳ giỏi giang hơn các chiến hữu đồng minh của họ đến độ người Mỹ đối xử miền Nam Việt Nam với một thái độ khinh rẻ như vậy.
Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là: "Không!"
Bằng
chứng cho câu trả lời đó thật rõ ràng. Ý đồ Tổng Công Kích Tết Mậu Thân
của Cộng quân là bẻ gẫy ý chí pḥòng thủ của miền Nam Việt Nam. Nhưng
chúng đã thất bại, binh sĩ VNCH đã chống trả một cách quyết liệt và hữu
hiệu: không một đơn vị nào bị tan rã hay tháo chạỵ. Thậm
chí cảnh sát cũng đã chiến đấu, họ dùng cả súng lục để bắn lại bộ đội
chính quy của Bắc Việt trong khi những người bộ đội CS này thì lại được
võ trang với vũ khí hạng nặng. Theo báo cáo cho thấy là vào thời điểm
đó, số người tình nguyện nhập ngũ
lên quá cao, đến nỗi chính phủ phải ngưng tuyển mộ lính trong một thời
gian.
Trong
trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, các binh sĩ VNCH bị vây hãm tại An Lộc
đã anh dũng tử thủ chống trả lại lực lượng hùng hậu của địch, cùng với
những trận mưa pháo bất tận, và cuối cùng họ đã đè bẹp được những trận
tấn công liên tục của các chiến xa địch quân. Sau đó, tôi được một cố
vấn Mỹ kể lại chuyện một tiểu đội bộ binh VNCH được lệnh phải phá hủy 3
chiếc xe tăng của địch. Ông kể:
- Các binh sĩ của tiểu đội này phá hủy được một chiếc xe tăng, rồi sau đó họ lại tự quyết định bắt sống hai chiếc xe tăng kia. Họ rượt bộ và bắt được thêm một chiếc nữa, còn chiếc kia thì chạy thoát. Khi trở về pḥòng tuyến, họ bị khiển trách nặng nề.. vì đã để chiếc xe tăng kia tẩu thoát."
Tuy
hành động của tiểu đội lính này không đúng với quân kỷ lắm, nhưng cái
hành động đó đã nói lên tinh thần chiến đấu cao độ và sáng kiến tác
chiến của rất nhiều binh sĩ VNCH. Chắc chắn sự kiện trên không thể hổ
trợ luận điệu cáo buộc họ hèn nhát được.
Một
chứng cớ điển hình hơn, trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam
Việt Nam năm 1975, khi mà nỗi tuyệt vọng bao trùm lên cả đất nước họ,
khi mà biết rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không yểm trợ gì nữa (ngay cả nhiên liệu
và đạn dược); ấy thế mà một sư đoàn VNCH đã anh dũng cầm cự chiến đấu
với bốn sư đoàn quân Bắc Việt trong suốt hai tuần lễ tại Xuân Lộc. Trên
mọi bình diện, trận chiến Xuân Lộc đó cũng hào hùng như bất cứ trận
chiến nào trong quân sử Hoa Kỳ. Các binh sĩ VNCH cuối cùng đã phải rút
lui vì không lực của họ không còn bom cluster để yểm trợ cho lực lượng
bộ
binh đụng trận dưới đất.
Có lần tôi được coi một phim tài liệu truyền hình nói về một người phóng viên Úc đặc trách quay phim chiến trường. Khác với các phóng viên Mỹ, ông ta dành nhiều thì giờ theo sát binh sĩ VNCH. Ông ta công nhận tinh thần chiến đấu anh dũng của họ, và để minh chứng điều đó, ông đã cho trình chiếu cả cuốn phim. Ông
ta nhớ lại rằng, trong chuyến thăm viếng một khu làng do địch quân kiểm
soát, ông được nghe kể rằng Cộng Sản sợ binh sĩ VNCH hơn là sợ binh sĩ
Mỹ. Cái lý do chính là
binh sĩ Mỹ quá ồn ào, do đó địch quân luôn nghe trước được đường tiến
quân của họ. Làm sao có được điều so sánh này nếu trên thực tế các binh
sĩ VNCH không thuộc loại lính thiện chiến.
Tuy
nhiên, cái chứng cớ quan trọng nhất để chứng minh tinh thần chiến đấu
cao độ của binh sĩ VNCH nằm trong hai sự kiện thật đơn giản và rõ ràng
sau đây, dù rằng các sự kiện này thường bị làm ngơ hoặc giả vờ không
biết nhằm che đậy sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Sự
kiện thứ nhất: Chiến tranh đã bắt đầu từ 7 năm trước khi quân đội tác
chiến Hoa Kỳ bước chân vào Việt Nam, và trận chiến đó vẫn tiếp tục kéo
dài suốt 5 năm sau khi Hoa Kỳ rút quân. Phải có những người đứng ra
chiến đấu trong thời gian đó, và không ai khác hơn là các binh sĩ VNCH.
Sự
kiện thứ hai: Có độ 1/4 triệu binh sĩ VNCH hy sinh trong cuộc chiến.
Nếu đem so sánh tỷ lệ dân số hai nước, thì con số này phải tương đương
với khoảng hai triệu người Mỹ chết (gấp đôi tổng số thương vong của tất
cả cuộc chiến Hoa Kỳ cộng lại). Bạn không thể tổn thất lớn lao như vậy
nếu bạn không thực sự chiến đấu.
Thế thì tại sao thanh danh quân đội VNCH lại bị xúc phạm nặng nề như vậy?
Dĩ
nhiên quân đội VNCH cũng có một số lần chiến đấu kém hiệu năng hoặc bị
khủng hoảng, nhưng các trường hợp này cũng từng xảy ra trong quân đội
Hoa Kỳ. Tôi biết một vị chỉ huy đơn vị pháo binh Hoa Kỳ đã có lần ra
lệnh trực xạ vào địch quân vì lực lượng bộ binh Mỹ "bảo vệ" cho căn cứ
pháo binh đã hốt hoảng tháo chạy trước hỏa lực hùng hậu của địch.
Sự
kiện trên không có nghĩa là toàn thể quân đội Hoa Kỳ hèn nhát, và đôi
lần thất bại của binh sĩ VNCH cũng không có nghĩa là toàn thể quân đội
VNCH hèn nhát. Dù vậy, người ta lại rất dễ tin như thế khi được nghe kể
lại từ chính miệng các cựu chiến binh Hoa Kỳ hoặc từ các chính trị gia
nhằm chạy tội cho chính phủ Hoa Kỳ về việc bỏ rơi miền Nam Việt Nam
trong cơn hấp hối.
Sự
thật của vấn đề được diễn tả khéo nhất qua mẩu đối thoại cách đây gần
hai thế kỷ khi một mệnh phụ Anh hỏi Quận Công Wellington rằng: "Có bao
giờ quân Anh tháo chạy trên chiến trường không?" Vị Thiết Quận Công này
trả lời: "Thưa bà, tất cả binh sĩ đều bỏ chạy trên chiến trường."
Chỉ cần lướt qua quân sử cũng đủ để xác nhận điều này. Trong
suốt cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy rất nhiều tấm gương can
đảm nhưng cũng không thiếu gì các hành động khiếp nhược. Trên mặt trận,
lúc đầu binh sĩ của hai phe Nam Bắc đều chiến đấu rất dũng cảm, rồi
pḥòng tuyến vỡ, rồi bỏ chạy, rồi tái phối trí và chiến đấu trở lại. Không
có quân đội nào được xem là có lòng hy sinh anh hùng hơn họ, nhưng
những binh sĩ tham dự trận nội chiến này cũng không tránh khỏi những lúc
thất điên
bát đảo, và đó cũng là chuyện thường tình trên chiến trường..
Tác
giả S.L.Ạ Marshall đã tường thuật chuyện một đại đội lính Mỹ trong Đệ
Nhị Thế Chiến đã tháo chạy tán loạn trước tiếng la ré xung phong của một
toán lính Nhật. Nhưng đại đội lính Mỹ khác thì lại tiếp tục chiến đấu,
giết sạch hết toán lính Nhật (độ 10 người), và khám phá ra rằng hầu hết
những tên lính Nhật này không võ trang gì cả. Nếu chuyện trên xảy ra cho
một đơn vị quân đội VNCH, thì chắc chắn những kẻ muốn bôi nhọ quân đội
này sẽ lợi dụng đó như là một "cơ hội bằng vàng" để mạ lị rằng toàn thể
quân lực VNCH là hèn nhát.
Tại
sao vậy? Tôi đã nêu ra câu trả lời rồi. Tất cả tùy thuộc vào màu da và
ngôn ngữ của các binh sĩ liên hệ. Sự thật bỉ ổi là việc mạ lị quân đội
VNCH lại xuất phát từ tinh thần kỳ thị chủng tộc và bồng bột của nền văn
hóa Hoa Kỳ.
Tôi có thể làm chứng cho việc xuyên tạc đầy ác ý và phổ quát này. Khi
vừa đến Việt Nam vào tháng 6 năm 1969, tôi đã chứng kiến ngay sự ngu
ngơ và thái độ khinh bỉ của một số người Mỹ đối với nhân dân và quân đội
VNCH. Cái thái độ đó nằm trong mọi tập thể quân nhân da trắng lẫn da
đen, trong các giới dân sự cũng như ký giả Hoa Kỳ. Phong trào thù ghét
đất nước và nhân dân Việt Nam bị lan tràn như một thứ bệnh dịch truyền
nhiễm đáng ngạc nhiên.
Tôi
quen một viên đại úy Hoa Kỳ tốt nghiệp về môn điện ảnh từ một viện đại
học danh tiếng (một ngành chuyên môn được dùng để giúp nâng cao tŕnh độ
nhận thức quan sát). Khi viên đại úy này trở lại đơn vị sau một chuyến
công tác ngắn tại Thái Lan, anh ta ca ngợi đáo để dân tộc Thái Lan. Anh
nói rằng: "Dân Thái Lan cho con cái đi học khác hẳn với dân Việt Nam".
Anh ta ngạc nhiên nhưng lại không lộ vẻ hối hận khi tôi chỉ cho anh thấy
một ngôi trường Việt Nam sát nách doanh trại chúng tôi. Bất cứ ai có
mắt cũng đều thấy hàng trăm em học sinh mặc đồng phục quần xanh áo trắng
qua
lại mỗi ngày, chỉ trừ anh chàng phim ảnh này không nhìn thấy các em mà
thôi.
Thật
là mỉa mai khi người Việt Nam có tiếng hiếu học hơn người Mỹ, và miền
Nam Việt Nam đã nâng cao được mức biết đọc biết viết từ 20% lên 80%
trong khi đất nước chiến tranh triền miên (và mặc dù Cộng Sản chủ trương
giết hại các giáo chức), thế mà lại bị anh chàng phim ảnh này cho rằng
Việt Nam không có trường học. Vì bị gởi đi chinh chiến xa
xôi và bị cách biệt gia đình, nên anh Mỹ này nảy sinh lòng oán ghét Việt
Nam, và tạo nên thành kiến rằng mọi người Việt Nam đều đáng khinh. Do
đó, trong đầu anh cứ ám ảnh là Việt Nam không có
trường học, dần rồi cái tâm lý bệnh hoạn đó đã làm hư đi cái khả năng
nhận thức và đánh lừa cả thị giác của anh.
Hãy
tưởng tượng cái tâm trạng của một tập thể lính Mỹ ít học, sống giữa một
nền văn hóa xa lạ và thần kinh lúc nào cũng bị căng thẳng ra sao?! Có
lẽ chúng ta không nên trách cứ những người lính thiếu học này, lỗi là do
nơi các cấp chỉ huy Hoa Kỳ đã huấn luyện họ hiểu một cách mơ hồ về đất
nước Việt Nam cũng như về thực chất của cuộc chiến.
Tuy nhiên, đó không phải là cái cớ để các cựu chiến binh Mỹ huênh hoang rằng họ hiểu những cái mà họ đã thấy tại Việt Nam. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam cần được vinh danh về các đức tính can đảm, hy sinh, ái quốc của họ. Nhưng can đảm và hy sinh không đồng nghĩa với kiến thức. Đánh
giặc tại Việt Nam không làm cho những người lính này trở thành những
chuyên viên thông thạo về đất nước hoặc cuộc chiến Việt Nam, cũng như
việc mang nặng đẻ đau
không thể biến người đàn bà trở thành một chuyên gia về thai nhi học
được.
Giới
truyền thông Mỹ cũng chẳng khá gì hơn. Trong một phóng sự đầy thành
kiến, tôi nghe một phóng viên lên án Không Lực VNCH - dù đã được tân
trang qua chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh - thế mà lại "đẩy cho
Không Quân Hoa Kỳ" thực hiện những phi vụ nguy hiểm ngoài Bắc Việt. Trên
thực tế Hoa Kỳ không muốn Không Quân VNCH bay ra Bắc (chỉ trừ vài phi
vụ oanh tạc ban đầu). Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn kiểm soát kế hoạch
oanh tạc để dùng nó như một lá bài thương thuyết. Vì không muốn miền Nam
Việt Nam có bất cứ quyền kiểm soát nào trong chính sách
oanh tạc, Hoa Kỳ đã trang bị cho Không Quân VNCH những vật dụng không
thích hợp cho các phi vụ ra Bắc. Miền Nam Việt Nam không được cung cấp
oanh tạc chiến đấu cơ, phi cơ tiếp liệu trên không, vũ khí hay các dụng
cụ điện tử cần thiết cho các phi vụ này. Đó là quyết định của người Mỹ.
Câu
hỏi đặt ra là có phải người phóng viên truyền hình nêu trên dốt đặc về
sự kiện đó hay giả vờ không biết nhằm đi hạ nhục những đồng minh của Hoa
Kỳ. Dựa vào các lời lẽ lố bịch, chói tai và thanh âm của anh ta, tôi
kết luận rằng anh ta chủ mưu làm như vậỵ. Một thí dụ khác nói lên cái
thành kiến của giới truyền thông, đó là trận chiến vây hãm Khe Sanh. Nếu
bạn đi hỏi một ngàn người Mỹ từng nghe biết về trận đánh này rằng đơn
vị nào chiến đấu tại Khe Sanh, thì có lẽ hầu hết đều trả lời là Thủy
Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhưng sẽ làm họ
ngạc nhiên nếu có một người trong số ngàn người đó nói rằng có một tiểu
đoàn Biệt Động Quân VNCH đã cùng chia sẻ nỗi gian lao với các đồng minh
Thủy Quân Lực Chiến Hoa Kỳ trong trận chiến ngặt nghèo đó. Có nhiều đơn
vị VNCH khác cũng đã hổ trợ chiến đấu bên ngoài vòng đai căn cứ Khe
Sanh.. Giới truyền thông Mỹ không đếm xỉa đề cập đến các chiến hữu đồng
minh của Hoa Kỳ, mà họ chỉ để ý đến những điều bê bối thôi, bởi vậy
những binh sĩ VNCH chiến đấu cam khổ này đã bị trở thành những chiến sĩ
"vô hình" của Khe Sanh.
Tất
cả thành kiến - trong quân đội cũng như trong truyền thông - được thể
hiện rõ ràng qua các bản tin chiến sự về cuộc hành quân Hạ Lào năm 1972.
Trong
cuốn phim tài liệu truyền hình mười năm trước đây, có một đoạn phỏng
vấn lính Mỹ trong lúc chiến trường Hạ Lào đang tiếp diễn. Các lính Mỹ
được phỏng vấn này đang sống an toàn tại hậu cứ Nam Việt Nam. Họ "giải
thích" về sự chiến đấu của quân đội VNCH với những lời lẽ khinh bỉ và kỳ
thị. Thế mà sau đó người phóng viên này đã ca ngợi khen mấy người lính
G.I Mỹ đó am tường về tình hình chiến sự hơn là các nhà tướng lãnh Hoa
Kỳ.
Trận
Hạ Lào đã trở thành đề tài vì nó có liên quan đến một tấm hình có cảnh
người lính VNCH bám vào cái càng máy bay trực thăng để trốn chạy khỏi
chiến trường. Tấm hình này bị bêu riếu khắp nước Mỹ ngày này qua tháng
nọ như là một "bằng chứng" về sự khiếp nhược của quân lực VNCH. Thực tế,
đây là một trò cổ điển nói lên mãnh lực của sự xuyên tạc hình ảnh. Thật
ra thì sự việc nó diễn tiến như sau: Binh sĩ VNCH bị tấn công bởi một lực lượng Cộng quân hùng hậu. Quân
đội Hoa Kỳ đã thất bại
trong việc yểm trợ như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh.
Những báo cáo cho biết là lính trên trực thăng đã đạp những thùng đạn
đại bác từ cao độ 5,000 feet xuống với hy vọng chúng sẽ rơi vào vòng đai
của quân đội VNCH. Các trực thăng đó đã không thể nào bay thấp hơn
được.
Đại
tá Robert Monelli, một sĩ quan Hoa Kỳ có mặt trong mặt trận đó đã kể
lại trên báo Armed Forces Journal số 19 tháng 4 năm 1972 như sau: "Một
tiểu đoàn VNCH với 420 binh sĩ bi bao vây liên tiếp trong ba ngày bởi
một trung đoàn Cộng Sản độ 2,500 đến 3,000 tên. Quân đội Hoa Kỳ không
thể tiếp tế cho họ được. Họ phải chiến đấu cho tới khi gần hết đạn, rồi
mở đường máu bằng khí giới tịch thu của địch. Họ đã mang theo tất cả
binh sĩ bị thương và cả một số xác chết. Không ảnh thám sát chụp được rõ
ràng có 637 xác địch rải rác chung quanh căn cứ.
Về
phía quân đội VNCH, tiểu đoàn trên chỉ còn lại có 253 binh sĩ sau khi
đến được vòng đai bạn. Chừng 17 người trong số binh sĩ này bị khủng
hoảng và đã bám vào càng trực thăng để chạy trốn, số binh sĩ còn lại thì
không làm như vậỵ"
Bây
giờ, có thể một số người cho rằng hành động bám vào càng trực thăng
đang bay và dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không địch là một hành động gan
dạ. Hãy xếp đề tài đó qua một bên, tôi muốn đề cập đến việc là tại sao
chỉ có một trường hợp riêng lẻ như vậy - xáp lá cà mở đường máu rút lui
(được coi là một chiến thuật khó khăn nhất trong binh thư) lại bị thổi
phồng để đi lên án cả một quân lực, cả một quốc gia, cả một dân tộc?
Câu
trả lời là tại vì kỳ thị chủng tộc. Các người lính VNCH bám lủng lẳng
vào trực thăng bị coi là những tên ngoại quốc hợm hĩnh. Nhưng nếu là
lính Mỹ, hay cả lính Anh, thì hành động này đã gây được lòng trắc ẩn vì
được biện minh rằng họ vừa trải qua một cuộc thử thách đầy cam go. Bằng
cớ cho lập luận này có thể thấy được qua cái phản ứng của người Mỹ đối
với cuộc rút lui của binh sĩ Hoàng Gia Anh trong những ngày đầu của trận
Đệ Nhị Thế Chiến. Từng có một số lần nhục nhã đã xảy ra trong quân đội
Hoàng Gia Anh tại Dunkirk
và nhiều nơi khác. Tại Dunkirk, một trung sĩ trên một chiếc tàu cấp cứu
đã chĩa súng tiểu liên vào các binh sĩ khủng hoảng để duy trì trật tự.
Trên một con thuyền khác, binh sĩ phải dùng báng súng đánh vào đầu một
viên sĩ quan để ông ta khỏi leo qua mép thuyền làm nước tràn vào. Tại
Crete, một lữ đoàn Tân Tây Lan phải lập vòng đai an toàn quanh biển bằng
dao găm để ngăn chặn binh sĩ Hoàng Gia Anh tràn ngập lên thuyền. Cái
hình ảnh quân đội Hoàng Gia Anh đơn thân độc mã chống lại Hitler năm
1940 thì ca ngợi là một biểu tượng đầy đủ dữ kiện, còn những trường hợp
riêng lẻ như các trường hợp kể trên không được phép làm hoen ố cái bức
tranh toàn cảnh dũng cảm và tận tụy của những người lính chiến.
Thành
thật mà nói thì quân đội VNCH đã chiến đấu một cách tầm thường trong
những ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngoại trừ trận đánh hào hùng và
tuyệt cú tại mặt trận Xuân Lộc. Nói vậy chứ nó cũng có những nguyên do
của nó. Và cũng có nhiều yếu tố để ta tin rằng nếu nhận được sự yểm trợ
chân thành từ phía Hoa Kỳ, quân đội VNCH đã có thể tạo được những trận
thư hùng như kiểu Xuân Lộc, và không chừng ngay cả việc họ đã cứu vãn
được đất nước.
Vấn
đề đặt ra đây một lần nữa không phải đề bàn đến cách ứng xử của miền
Nam Việt Nam, nhưng chính là đem so sánh cách ứng xử của họ với Hoa Kỳ
để xem liệu Hoa Kỳ ứng xử ra sao nếu Hoa Kỳ bị nằm trong một hoàn cảnh,
tình huống tương tự. Và thật sự - nếu binh sĩ Hoa Kỳ bị bỏ rơi giống như
Hoa Kỳ đã cắt viện trợ Miền Nam Việt Nam một cách nặng nề trong năm
1974, nhiều tháng trước khi địch quân mở những trận tổng công kích lần
chót. Hậu quả là chỉ có rất ít nhiên liệu và đạn dược cung cấp cho miền
Nam Việt Nam. Phi cơ và quân xa của VNCH bị nằm ụ vì thiếu phụ
tùng. Binh sĩ phải ra trận với máy truyền tin mà không có bình
batteries, và các toán cứu thương thiếu cả các loại thuốc thang căn bản.
Pháo binh thì bị giới hạn bắn được ba trái đạn mỗi ngày trong ngày cuối
cùng của cuộc chiến. Tình trạng bi đát đến nỗi tư lệnh quân đội Bắc
Việt xâm lăng miền Nam Việt Nam, tướng Văn Tiến Dũng cũng thừa nhận rằng
khả năng di động và hỏa lực của quân đội VNCH đã sút giảm phân nửa. Bên
cạnh những ảnh hưởng trực tiếp về vật chất, chúng ta cũng phải để ý đến
những tác hại tinh thần đối với các binh sĩ VNCH. Lợi dụng tình thế bi
thảm này, quân đội Bắc Việt đã ào ạt tấn công với đầy đủ vũ khí tối tân,
chiến xa và đại bác di động.
Vâng,
quân đội VNCH đã bại vong. Họ đã vất bỏ các chiến cụ (phần lớn đã không
còn dùng được vì thiếu phụ tùng) và một số đạn dược (số đạn mà họ đã
dành dụm tối đa cho đến khi nó trở thành quá muộn để bắn, bởi vì họ biết
rằng sẽ không bao giờ nhận được tiếp tế nữa). Vậy thì lỗi của ai? Của
họ... .hay của Hoa Kỳ?
Vâng,
miền Nam Việt Nam rút quân khỏi các tỉnh cao nguyên e có phần trễ và
vụng về, đưa đến sự khủng hoảng và sụp đổ. Nhưng làm sao chính phủ miền
Nam Việt Nam lại cam tâm bỏ rơi đồng bào họ sớm hơn trước được, khi mà
địch quân chưa tung ra một áp lực nào ? Đã có lúc miền Nam Việt Nam hy
vọng oanh tạc cơ B52 Hoa Kỳ sẽ trở lại giúp họ ngăn chặn làn sóng tiến
quân của Cộng Sản. Nhưng khi rõ ràng là việc này sẽ không xảy ra, binh
sĩ trở nên hoang mang là một điều dễ hiểu thôi. Tinh thần chiến đấu suy
sụp, nhiều binh sĩ bị bỏ ngũ - không phải họ hèn nhát hay không muốn
chiến
đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng bởi vì họ không muốn chết một cách vô ích
trong khi gia đình đang cần.
Liệu
Hoa Kỳ đã có thể làm gì khá hơn nếu ở trong tình trạng y hệt miền Nam
Việt Nam thời 1975? Liệu các đơn vị Hoa Kỳ có tiếp tục hăng say chiến
đấu trong lúc quân xa và hệ thống truyền tin thì hư hỏng, y tế thì què
quặt, nhiên liệu và đạn dược thì thiếu thốn, không được máy bay yểm trợ -
lại phải đương đầu trước một địch quân hùng hậu hỏa lực, đầy đủ tiếp
liệu và tinh thần phấn khởi ? Tôi không tin như vậy.
Liệu
miền Nam Việt Nam có thể chiến thắng vào năm 1975 nếu chính phủ Hoa Kỳ
tiếp tục viện trợ cho họ một số lượng tương đương với số tiếp liệu mà
khối Cộng Sản đổ vào Bắc Việt ? Câu trả lời không ai biết được. Nhưng
chắc chắn một điều là họ cũng có được cơ hội chiến đấu bình đẳng, thế mà
Hoa Kỳ đã phản bội tước đi cái cơ hội này của họ. Chắc chắn họ đã có
thể chiến đấu một cách hiệu quả hơn. Rồi dù có thua, họ cũng thua một
cách hào hùng trong một trận chiến để đời, và biết đâu đã chẳng tạo được
một cuộc kháng chiến thần thánh như A Phú
Hãn.
Ví
dù miền Nam Việt Nam có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của
Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức.
Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che
đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam Việt Nam và nhục mạ quân lực
VNCH đã sai lầm.
Bây
giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân
miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú
nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh
danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu
bảo vệ lý tưởng tự do.
Ngô Kỷ chuyển ngữ
Chú thích các hình dưới:
0 comments:
Post a Comment