Nhà nước có công tâm?
Đâu đâu cũng thấy liệt sĩ, đâu đâu cũng thấy các bà mẹ của những người đã hy sinh ấy. Có bà trở thành bà mẹ anh hùng vì có hai hoặc nhiều hơn các người của mình đã hy sinh vì cuộc chiến. Những bà mẹ anh hùng hôm nay đa số sống đạm bạc trong những ngôi nhà tình thương do nhà nước cấp. Một số ít khác sống nhờ vào con cháu nay đang có những chức vụ trong bộ máy nhà nước hay ăn nên làm ra vì kinh doanh các thứ, trong đó có bất động sản, một khu vực chóng giàu nhất trong xã hội từ hơn một thập niên qua. Các bà mẹ liệt sĩ anh hùng hiếm hoi này có lẽ hạnh phúc nhất, được cả tiếng lẫn miếng và các bà trân trọng mọi tuyên dương của nhà nước, từ tổ dân phố tới phường tới huyện.Tuy nhiên không phải bà mẹ Việt Nam Anh hùng nào cũng sung sướng và hạnh phúc như thế.
Báo chí đã từng đưa tin nhiều vụ cưỡng chế đất của những bà mẹ anh hùng này khi căn nhà của họ nằm chỏng chơ trên những mảnh đất heo hút khi xưa nay lại trở thành tầm nhắm của các doanh nhiệp. Nhà của những bà mẹ anh hùng này là vật cản đối với nhà nước địa phương và vì thế nó bị san phẳng như tất cả nhà của các người dân khác.
Hành động này được nhìn dưới hai lăng kính: thứ nhất không có ngoại lệ hay vùng cấm nào trong các vụ cưỡng chế. Thứ hai nhà nước địa phương bất cần tấm bằng mỏng manh treo trên vách của các bà mẹ anh hùng, cái mà họ cần là hoa hồng sau mỗi lần giao đất thành công cho các tập đoàn, doanh nghiệp.
Cái thứ nhất không ai tin, vì sự công tâm mà nhà nước tưởng mình đang có đã phá sản từ lâu trong hồ sơ nhà đất. Khắp nước người dân than oán kêu ca và thậm chí oán hờn vì chính sách phi nhân trong tịch thu, đền bồi giải tỏa không thỏa đáng. Những chính sách ấy dù có công bằng trong giải tỏa đối với mọi người cũng trở thành vô nghĩa khi chính bản thân nó đã đi ngược lại với nguyện vọng chính đáng của người dân. "Sống cái nhà thác cái mồ" là hạnh phúc không gì có thể đánh đổi cho bất cứ ai, ngoại trừ những cộng đồng du mục.
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cũng thế.
Cái khác ở đây là khi người ta bốc các mẹ lên quá cao, đến khi rớt xuống thì mẹ đau hơn những người khác.
Giá như nhà nước chỉ trao cho mẹ danh hiệu gia đình tử sĩ, hay gia đình chiến sĩ trận vong thì có lẽ các bà mẹ bất hạnh này sẽ không thấy tủi thân. Gia đình tử sĩ thì cả nước có hàng triệu người, dù có nhiều đứa con hy sinh thì cũng là bà mẹ liệt sĩ bất hạnh hơn những bà mẹ khác. Bà đâu muốn con mình nhiều đứa chết như thế, có chăng sự hy sinh của nhiều người con trong một gia đình như vậy là nỗi đau không thể bù đắp kể cả những danh hiệu vang lừng nhưng không mấy thực tâm.
Doanh nghiệp anh hùng hơn?
Cả nước có hàng ngàn bà mẹ anh hùng. Cả nước cũng có hàng trăm bà bị đuổi ra đường để lấy đất giao lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngày nay quan trọng và anh hùng hơn các bà khi họ được tiếng là làm cho đất nước giàu mạnh hơn. Phía sau sự giàu mạnh hơn ấy là đồng tiền hoa hồng không hề nhỏ. Phía sau cụm từ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là nghèo nàn, thiếu ăn cần được nhà nước hỗ trợ và nhất là không thể kiếm chác gì trên cái "cơ sở" này đối với những ông kẹ địa phương.
Biết vậy nhưng không thể cầm lòng được khi xem cái clip cưỡng chế có hình ảnh một bà mẹ Việt Nam Anh hùng cương quyết chống lại chính quyền và cũng thế, chính quyền cương quyết cưỡng chế.
Nhiều người tin là các ông ấy thấy.
Bốn ông đầu não ngồi học cách sử dụng facebook, khi thấy cái clip Bà mẹ Việt Nam anh hùng bị cướp đất, người hướng dẫn bảo: Clip này phản động lắm, chỉ là rác rưởi các đồng chí không nên xem, hãy unfriend nó đi.
Ông Hùng bảo: Sao thế? phải xem cho biết rõ dân tình để còn hướng dẫn đại biểu đi đúng hướng chứ.
Tấm hình làm phẫn nộ con dân VN
Có những phát ngôn mang nhiều dấu ấn. Có những dáng đứng thật hình tượng. Ấn và tượng đó trình làng rõ nét chân dung, bản chất của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Từ những ngày đầu năm với bài viết "Phải biết hổ thẹn với tiền nhân" và phán với toàn dân rằng “...chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc…”; ám chỉ những ai đó trong đảng “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để chọc gậy bánh xe, thậm chí để cõng rắn cắn gà nhà...” cho đến những ngày vừa qua, tại Bắc Kinh, dáng đứng của CTN Trương Tấn Sang đã thêm một lần nữa chứng minh cho câu nói đã rất xưa nhưng vẫn còn rất mới: “đừng nghe... mà hãy nhìn...”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phát ngôn và hành động...
“Đảng và Nhà nước Việt Nam không lùi bước trong vấn đề biển Đông. Việc gìn giữ hòa bình trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, từ ý thức đến hành động đều hết sức đầy đủ. Nhưng đồng thời nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia vẫn tiến hành thường xuyên không có gì thay đổi”.
“Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chín lô dầu khí, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam thì cơ quan trung ương phản đối rất nhiều lần. Lãnh đạo cấp cao gặp nhau nói thẳng ra rồi. Và chúng ta vẫn tiến hành thăm dò bình thường”.
“Tuy không thể đến từng xóm chài, thăm từng hộ ngư dân trên cả nước, nhưng lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện và tin tưởng bà con ngư dân bám biển... Bà con phải đoàn kết, giữ vững truyền thống, kiên trì, xây dựng nghiệp đoàn tốt gắn bó nơi biển xa. Cái gì chưa tốt ở tầm chiến lược biển Việt Nam chúng tôi sẽ sửa chữa. Cái gì không công bằng thì phải đấu tranh...”
“Bằng mọi cách phải bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước. Các hoạt động đánh bắt hải sản, hoạt động khai thác dầu khí, các hoạt động của các doanh nghiệp, vận tải biển, nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam phải hết sức an tâm. Điều này hết sức hệ trọng...”
“Người dân lo lắng, bức xúc về tình hình Biển Đông là đúng. Đó là lòng yêu nước và tinh thần độc lập đã được trao chuyền qua bao thế hệ. Đảng và Nhà nước ta chủ trương như thế nào cũng phải trên cơ sở lòng dân làm gốc. Lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông được luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo vệ theo Công ước Luật Biển 1982...”
“Lập trường của Đảng và Nhà nước ta rất rõ ràng, không bao giờ từ bỏ chủ quyền. Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là chuyện nhất quán, bất di bất dịch... Người dân cần hết sức bình tĩnh, đừng vì nghe thông tin một chiều, không chính thống mà mất niềm tin vào chính quyền...”
“Ta đấu tranh theo hướng đoàn kết, dựa vào luật pháp quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Thế giới cũng rất đồng tình với cách xử sự đúng mực của chúng ta. Đấu tranh ôn hòa không có nghĩa là hữu khuynh, nhu nhược...”
"Chắc chắn rằng bà con ngư dân ra khơi không phải là tự bơi một mình, mà nhà nước luôn theo dõi và hỗ trợ. Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng phương tiện đánh bắt của ta vẫn tăng, phương tiện đánh bắt xa bờ cũng tăng, công ăn việc làm nhiều hơn, sản lượng đánh bắt cũng tăng. Đặc biệt, giờ đây ngư dân ta cũng không đánh bắt đơn lẻ nữa, mà tổ chức thành đoàn, vừa hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn, vừa tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm. Các ngành liên quan tới biển như thủy sản, khai thác dầu khí, hàng hải… vẫn phát triển ổn định... Như vậy là ta đã kiên trì thực hiện có hiệu quả mục tiêu hòa bình, độc lập chủ quyền, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, kinh tế - xã hội phát triển ổn định...”
“Chúng ta không tranh chấp với ai. Biển của ta, ta giữ, ta khai thác. Các đối tác đến với Việt Nam, làm ăn theo pháp luật Việt Nam thì Việt Nam hết sức hoan nghênh...”
“… nhưng chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc… Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…”
“Tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung vô cùng quý giá của nhân dân hai nước do các thế hệ lãnh đạo tiền bối và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Chúng ta đều có trách nhiệm giữ gìn, kế thừa và phát huy...”
“Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay...”
“Việt Nam hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, coi đây là chính sách cơ bản, nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam...”
“Thực tiễn chứng minh, chỉ có hữu nghị, hợp tác và cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi mới là sự lựa chọn duy nhất đúng của quan hệ hai nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước”
“Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”
CTV Danlambao
0 comments:
Post a Comment