Từ ngàn
xưa, nước Việt Nam có chiều dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu. Cha ông
chúng ta đã bao đời đổ máu và mồ hôi, nước mắt tạo dựng nên cơ đồ lừng
lẫy dưới Trời Đông Á. Từng tấc đất trên núi cao, mỗi con nước hòa trong
đại dương đã thấm nhuần hào kiệt uy dũng của tiền nhân; và con cháu hàng
hàng, lớp lớp từ đời nọ sang đời kia hiên ngang xây dựng đất nước ngày
thêm tươi tốt, chiến đấu đánh đuổi ngoại xâm, giữ vững toàn vẹn lãnh
thổ. Cha ông chúng ta đã khổ công khai sơn phá thạch, bồi sông lấp biển,
gầy dựng cho con cháu mảnh vườn sào ruộng, là nơi chôn nhau cắt rốn của
đám hậu duệ, là chỗ gửi gấm thân xác tiền nhân lúc mãn phần. Kẻ trước
người sau, một
lòng sắt son tô điểm sơn hà trong niềm kiêu hãnh của dòng giống Lạc
Hồng. Quê Cha đất Mẹ là vành nôi ấp ủ tình tự quê hương, là bầu sữa ngọt
ngào nuôi dưỡng đàn con Việt tộc. Đàn con của Mẹ Việt Nam bám lấy sào
ruộng, ôm lấy mảnh vườn là hương hỏa của ông cha khó công gầy dựng như
mầm sống của từng thế hệ.
Đất
nước ta đã bao lần đánh đuổi quân xâm lược Bắc phương. Lời thề Diên Hồng
còn âm vang trên núi cao. Tiếng hò Sát Đát vẫn xé gió tung bay ra bốn
bể.
Nhưng
đau đớn tủi nhục, xót xa, ngậm ngùi ! Đảng cộng sản Việt Nam đã ký hai
hiệp định về biên giới với Trung cộng vào ngày 30-12-1999 và 25-12-2000.
Hai hiệp định này đã cống hiến một phần đất đai ở tuyến cực Bắc tiếp
giáp với Trung cộng, và một phần lãnh hải vịnh bắc Việt cho Trung cộng.
Biên giới Trung-Việt đã lùi sâu vào lãnh thổ Việt Nam nhiều chỗ đến 12
cây số. Ải Nam Quan không còn nữa. Thác Bản Giốc cũng không còn nữa.
Vịnh Bắc Việt đã mất thêm đến 10%. Quê hương Việt Nam đã mất một phần
đất đai nơi đó là tổ ấm của nhiều dòng họ từ bao nhiêu đời. Tổ Quốc Việt
Nam đã mất đi Hoàng Sa - Trường Sa, là mất đi một phần biển có nhiều
dầu khí.
Ngày
27-12-2001; lễ cắm cột mốc thi hành những điều khoản của hiệp định được
tổ chức và chiếu trên hệ thống truyền hình toàn quốc. Con dân nước Việt ở
khắp mọi miền đất nước thắp nhang hướng về địa đầu tổ quốc khấn nguyện
anh linh, tiên tổ, sụt sùi rơi lệ.
Lịch sử nước ta ghi chép, Việt tộc đã nhiều lần đứng lên đánh đuổi quân xâm lược hung hãn phương Bắc.
Ngay cả lúc cha ông chúng ta ở trong thế yếu kém nhưng chưa hề bao giờ
phải cắt đất nhượng biển cho quân ngoại xâm. Vậy cớ sao đảng cộng sản
Việt Nam lại cúi đầu tuân phục mệnh lệnh của quan thầy cộng sản Tầu cắt
đất của tổ tiên, xé biển của Tổ Quốc cống hiến cho kẻ thù phương Bắc ?!
Có
nhiều giả thuyết được nói đến để tìm hiểu hành động phản phúc của đảng
cộng sản Việt Nam. Trước hết, là món nợ khổng lồ đã vay mượn của Trung
cộng để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó là
sự đền ơn đáp nghĩa đối với một đàn anh cộng sản khổng lồ ngay sát
nách, có đủ khả năng để bảo đảm sự an toàn của tập đoàn thống trị Hà
Nội. Vì muốn nắm giữ đặc quyền, đặc lợi và đủ sức mạnh để khống chế, áp
bức những người cùng huyết thống, đảng cộng sản Việt Nam đã táng tận
lương tâm cắt đất, nhượng biển cung phụng những đòi hỏi quái ác của bọn
cộng sản Tầu.
Hồn
thiêng sông núi Việt, anh linh tiên tổ ngậm ngùi đau xót nhìn những đứa
phản tặc vô ơn bạc nghĩa, mang cả gia tài của ông cha đem cống hiến cho
ngoại nhân để nắm giữ quyền hành và từ đó, áp đặt một thứ chủ nghĩa độc
ác phi nhân xóa bỏ tình tự đạo lý dân tộc.
Đảng
cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình trọn vẹn chỉ là một công cụ vô hồn
của một thế lực còn rơi rớt lại của khối cộng sản thế giới.
Phường
nghịch tặc của Tổ Quốc đã chỉ vì quyền lợi của bè đảng và cá nhân đã
không từ nan bất cứ một hành động phản trắc nào, hầu chỉ cần nắm giữ
được quyền hành và tài sản tiền bạc của quốc gia.
Hỡi các
bạn trẻ Việt Nam! Giang sơn gấm vóc mà tổ tiên chúng ta đã khổ công
khai phá và xây dựng đã bị đảng cộng sản Việt Nam cắt xén dâng hiến cho
Trung cộng. Còn nỗi nhục nhằn cay đắng, rách gan, đứt ruột nào hơn; các
bạn đã khóc ra máu mắt nhìn bọn thảo khấu bán nước toa rập với lũ giặc
phương Bắc đóng những cái mốc ngay trên phần đất hương hỏa của bao dòng
họ. Các bạn đã uất hận nghẹn ngào nhìn mồ mã tiền nhân đang bị những
bước chân xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp giầy xéo. Đảng cộng sản Việt Nam vì nhu cầu sống còn đã nhẫn tâm bán rẻ tổ quốc cho bọn giặc thù phương Bắc.
Các bạn
là những sinh viên đang miệt mài đèn sách nơi trường lớp. Các bạn là
những viên chức nhà nước đang bị trù dập vì đoàn đảng và bọn tham ô
nhũng lạm. Các bạn là những công nhân đang bị hành hạ tức tưởi bởi bọn
thực dân mới Đài Loan, Hàn quốc… Các bạn là những người lính đang ngày
đêm gian khổ, nhưng bị đảng cộng sản Việt Nam không cho được bảo vệ đất
nước. Các bạn là những người lao động đang gục đầu nhục nhằn vì miếng
cơm manh áo. Các bạn là những người buôn thúng bán bưng đang cay đắng vì
nghèo đói bệnh tật.
Các
bạn, tất cả hãy ngạo nghễ đứng lên, cùng một lời thề ước, tay trong tay
bứt phá xích xiềng nô lệ tư tưởng, tù đầy, cơm áo và thoát ra khỏi bàn
tay ác độc của kẻ thù tuyền kiếp phương Bắc.
Các bạn
trong quân ngũ hãy quay súng lại làm tròn nhiệm vụ của Tổ Quốc và đồng
bào trao phó; các bạn hãy nhận lãnh trách nhiệm với tiền nhân, với đồng
bào và lịch sử; cùng nhau vùng lên đạp đổ một chủ thuyết tàn ác do đảng
cộng sản Việt Nam áp đặt để độc quyền thống trị.
Các bạn
cứ nhìn xem chung quang mình, bọn cán bộ chức quyền giầu có đến mức
nào, trong khi bản thân các bạn đang lây lất rau cháo qua ngày. Xương
máu của các bạn đang đổ ra con cháu bọn cán bộ đốt tiền bên trời Âu-Mỹ.
Mồ hôi nước mắt của các bạn đang đổ ra cho đám chức quyền cao cấp nạp
những đồng tiền thuế của dân vào cái túi không đáy của bọn nhà thổ. Tài
sản quốc gia đã bị các quan chức lãnh đạo đản cộng sản trấn lột và hiện
cất giữ ở các ngân hàng ngoại quốc.
Lớp
người trẻ ở Liên Sô cũ, các quốc gia Đông Âu và các nước Á Phi đã đồng
loạt đứng lên. Họ, với sức mạnh hào và khí của tuổi trẻ, họ đã làm nên
đai cuộc. Các bạn hậu duệ Quang Trung, con cháu Trưng-Triệu lẽ nào nhắm
mắt xuôi tay nhìn Tổ Quốc bị đảng cộng sản Việt Nam đem bán rẻ cho kẻ
thù truyền kiếp của dân tộc, nhìn đồng bào thân yêu triền miên trong
nghèo đói, bệnh tật và dốt nát.
Đức Hưng Đạo Vương ba lần đại phá quân Nguyên đã thống thiết trong Hịch Tướng Sĩ:
"Chẳng
những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt
đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giầy xéo, mà phần mộ cha
ông của các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào, chẳng những thân ta kiếp lưu
đày chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu mà
gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là những người bại trận".
Các bạn hãy đứng lên !
Hùng
tâm dũng khí của những người trẻ Việt Nam sẽ cứu nước và dựng lại nước.
Nước Việt Nam phải là một dãi đất gấm hoa của tự do dân chủ. Người Việt
Nam hào hùng phải được quyền sống trong những điều kiện bình thường của
con người. Các bạn là vốn liếng quý giá của nòi giống Việt. Các bạn là
tài sản trân quý của dân tộc. Các bạn là nguồn cậy trông, là niềm hy
vọng của tiền nhân và đồng bào ruột thịt. Các bạn hãy đứng lên tiêu trừ
đảng cộng sản Việt Nam, xóa sổ bọn tôi đòi của kẻ thù phương Bắc. Các
bạn sẽ không đơn độc. Đồng bào ở trong cũng như ngoài nước luôn sát cánh
bên các bạn bằng nhiều cách… Các quốc gia và những người yêu chuộng tự
do dân
chủ, tôn trọng hòa bình công lý trên toàn thế giới sẽ cùng đứng bên với
các bạn. Các bạn hãy ngạo nghễ đứng lên !
Trương Phú Thứ
------------
ẢI NAM QUAN NGÀY XƯA CỦA CHA ÔNG NƯỚC VIỆT KHÔNG CÒN NỮA
LGT:
Những bức ảnh của tác giả Chân Mây trong tập ảnh "Ô Nhục Ải Nam Quan"
là những tài liệu lịch sử vô cùng giá trị. Chúng nói lên sự bán nước
trắng trợn của chế độ cộng sản Việt Nam.
Xem hình mà bồi hồi,
quặn thắt, một nỗi ray rứt thức dậy trong hồn. Cám ơn tác giả Chân Mây
đã cung cấp những dữ kiện cho ngàn đời sau biết được những gì xẩy ra cho
dân tộc hôm nay, để không quên tội ác của tập đoàn Việt gian phản quốc
Hồ Chí Minh đối với đất nước và dân tộc.Xin trân trọng giới
thiệu tập ảnh "Ô Nhục Ải Nam Quan" của tác giả Chân Mây đến cùng quý độc giả trong ngoài nước.
Ven trời góc biển buồn chim cá
Dạn gió dày sương tủi nước non
Thượng Tân Thị
Bi thương thay cho lịch sử Việt Nam!
Từng
cây số trên quê hương là từng giòng máu lệ, máu của cha ông ngăn thù và
máu của hai miền huynh đệ chan hòa vào nhau trong hoan lạc dành cho
Quốc tế Cộng Sản. Và đang trở về đây là
những bước chân âm thầm của ngàn năm nô lệ. Kết qủa từ công cuộc nhuộm
đỏ mạo danh “độc lập, tự do, hạnh phúc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh và
đồng bọn.
Hãy tiếp tục nhìn những gì mà CSVN đang ra sức thực
hiện: “Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan không thuộc lãnh thổ Việt Nam!”. Họ
cố chối bỏ lịch sử Việt Nam và ra sức tranh cãi, biện luận với dân Việt
thay cho Trung Cộng. Ô nhục! Từ quan đến quân, CSVN chỉ là một lũ tôi
mọi dâng đất, dâng biển của tổ tiên
cho ngoại bang bằng văn tự công hàm, hiện rõ hình hài là một bọn quái
thai chưa từng có trong lịch sử nhân loại! Chấp bút cho đề tài “Ải Nam
Quan”, thay vì tranh luận bằng văn chương, tôi sẽ sử dụng giá trị của
những tư liệu bằng hình ảnh. Bởi vì, đã có rất nhiều nghiên cứu công phu
của các tác giả yêu nước Việt nồng nàn đã là qúa đủ để khẳng định
“Ải
Nam Quan là của Việt Nam! Ải Nam Quan thuộc về Trung Cộng là do sự hiến
dâng của Đảng CSVN!”. Những hình ảnh sẽ lưu lại đây để cho con cháu
chúng ta hiểu rõ hơn niềm bi thương của đất nước, chỉ cho các em bọn bán
nước hiện đại là ai. Để rồi không còn ngày phải tôn thờ hỉnh Hồ-Mao và
màu cờ máu chỉ còn là một kỷ niệm buồn. Rất buồn!
Hãy xác tin rằng: “Nước Việt của em từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau” là mãi mãi!
Chương I
NHỮNG HÌNH ẢNH LỊCH SỬ
Trong
chương này, việc sắp đặt hình ảnh về Ải Nam Quan sẽ dựa theo sự thay
đổi của lối kiến trúc v.v. mà phân chia thành các nhóm hình theo ký tự
A,B,C… Để sự diễn tả rõ ràng hơn, những hình ảnh bên phía Trung Cộng
(hoặc Trung Quốc theo thời đại) sẽ gọi là “Trấn Nam Quan” “Mục Nam Quan”
v.v…; ngược lại, nhũng hình ảnh bên phía Việt Nam sẽ gọi là Ải Nam Quan
hoặc cổng Nam Quan theo đúng tinh thần lịch sử. Phân chia như sau.
- Nhóm A: họa đồ “Trấn Nam Quan” của Trung Quốc (đánh số A1 đến A4)
- Nhóm B: có chung kiến trúc (đánh số B1 đến B4)
- Nhóm C: có chung kiến trúc (đánh số C1 đến C4)
-
Nhóm D: có chung kiến trúc (đánh số D1 đến D2)
- Nhóm E: không xác định (E1 đến E3)
- Nhóm F: hình quân sự và bản đồ (đánh số F1 đến F6)
- Nhóm Phụ ảnh: Một số phụ ảnh bất định sẽ đưa trực tiếp vào nơi hình cần thêm minh họa.
Diễn tả
1, Nhóm hình A:
Trước
hết, ta có hai bức họa theo lối sơn thủy về hình ảnh “Trấn Nam Quan”
trong đời nhà Thanh (Trung Quốc). Niên đại của cả hai được cho rằng họa
vào đời vua Ung Chính khi xảy ra cuộc chiến Trung-Pháp (1884-1885)
A1.
“Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (1) Còn gọi là “Thanh Quân Trấn Nam Quan Bổ
Phòng Đồ” (Họa đồ bố trí phòng thủ Trấn Nam Quan của quân Thanh). Đây
là bức họa các vị trí đóng quân của nhà Thanh nơi Trấn Nam Quan bên
trong nội địa Trung Quốc. Địa hình đồi
núi khái lược. Cổng ra vào với Ải Nam Quan của Việt Nam nằm tại cạnh
phải của bức họa (có đóng khung).A2. “Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (2)
Các
vị trí đóng quân của nhà Thanh nhìn từ hướng Việt Nam. Không hiểu tại
sao bố cục của bức họa này lại rất giống với bố cục trên bưu ảnh (tham
khảo hình B1) do người Pháp chụp vào đầu TK20 (hoặc cuối TK19?) . Có thể
bức họa này dựa theo tài liệu của người Pháp mà vẽ ra. Giá trị của bức
họa này so với bưu ảnh (B1) là do sự quan sát của người Trung Quốc vào
thời đại cũ nên ta thấy được kiến trúc nguyên thủy của Ải Nam Quan bên
phía Việt Nam. Ta thấy có một cổng lớn, hai bên cổng là hai dãy tường
thành dâng cao nhưng bị cắt ở hai bên lưng núi. Một khoảng sau cổng mới
đến phần cổng có
mái ngói. Từ phần cổng mái ngói này có dãy tường thành chạy dài lên đỉnh
núi. Đó là phần Trung Quốc. Các điểm này tương xứng với bưu ảnh (B1).
A3.
“Trấn Nam Quan Đại Chiến” Minh họa cảnh giao chiến giữa quân Pháp và
quân Thanh tại cổng Nam Quan vào năm 1885. Niên đại của bức họa không
rõ, nhưng ta thấy tường thành có kiến trúc giống cổng Ải Nam Quan của
hình A2.
A4.
“Trấn Nam Quan Đại Lâu Đồ” Mô tả cảnh quân Pháp rút quân và binh lực
quân Thanh tại Trấn Nam Quan. Hãy quan sát vị trí cổng theo khung hướng
dẫn trong hình.
2, Nhóm hình B:
Bưu
thiếp (Carte Postale) phong cảnh Ải Nam Quan do người Pháp thực hiện
vào đầu thế kỷ 20. Các nhật ấn sưu tầm được trên bưu thiếp sử dụng từ
năm 1908-1912.
B1. Ải Nam Quan nhìn từ độ cao ở Đồng Đăng Vẫn
dựa theo tường thành phía Việt Nam là hai đoạn ngắn nhưng phần cổng đã
thay đổi thành cổng nhỏ. Phía Trung Quốc là cổng lớn và cao hơn, thiết
kế hai mái ngói và tường thành chạy dài lên núi giống các bức họa đã nêu
trên. Có lẽ sau giao tranh vào năm 1885. Cổng phía Việt Nam đã bị phá
hủy nên được xây lại không còn qui mô như xưa.
Khoảng trống đến phần cổng phía Trung Quốc là vùng cảnh giới của hai bên vì dựa theo
hình phía bên Trung Quốc ta sẽ thấy có sự đối xứng (tham khảo nhóm hình C).
Phụ ảnh: (B1) Ảnh màu để xác nhận hai phần mái ngói đỏ.
B2. Ải Nam Quan nhìn từ hướng Đồng Đăng
Ta
nhận thấy sự cao thấp của hai phía cổng và cánh phải của tường thành
phía Việt nam cũng dừng ở ngang núi theo như họa đồ Trung Quốc (A1). Ở
góc phải phía dưới hình là một ụ trắng phủ cỏ xanh, dấu tích lô cốt của
quân đội Pháp (tham khảo hình F1 sẽ thấy rõ vị trí lô cốt nhìn từ bên
Trung Quốc).
B3. Bang giao tại Ải Nam Quan
Quan
sát các nhân vật trong hình, ta thấy ở cạnh trái có binh lính Việt Nam
đứng thành hàng dài. Giữa cổng đi ra là hàng phu khiêng kiệu đội nón vải
rộng vành của quân nhà Thanh (chở quan viên?). Ở cạnh phải của hình có
những người nhà Thanh đội nón và kết tóc đuôi sam. Có lẽ đang diễn ra
một sự kiện nào đó trong lịch sử bang giao tại Ải Nam Quan.
B4.
Cổng Ải Nam Quan Cổng đóng then gài, cỏ mọc cao ngất ngưỡng. Hoang
tạnh. Trong lời nhắn trên bưu thiếp cho ta biết cổng được tu phục vào
năm 1908. Nhật ấn “Lạng Sơn”. Xác nhận bờ tường thành chỉ còn dấu thang
bậc đi lên để so sánh với tường thành phía bên Trung Quốc (nhóm hình C).
Phụ ảnh: Đường lên Ải Nam Quan từ Đồng Đăng
3. Nhóm hình C
C1. Trấn Nam Quan (1)
Nhìn
từ bên Trung Quốc. Kiến trúc ở đây đã khác. Phần mái ngói lớn phía dưới
đã mất, chỉ còn lại phần mái ngói bên trên và cấu trúc mái cũng khác.
Chỉ có dãy tường thành là vẫn chạy dài lên trên. Cạnh trái trên đỉnh núi
có doanh trại. Phía dưới trước mặt cổng có cụm nhà ngói. Kiến trúc thay
đổi có lẽ do sự phá hủy trong cuộc “Khởi nghĩa Trấn Nam Quan” do Tôn
Trung Sơn lãnh đạo vào năm 1907. Để dễ phân biệt với nhóm hình chụp từ
phía Việt Nam ta sẽ quan sát thêm sự khác nhau của địa hình đồi
núi.
C2. Trấn Nam Quan (2)
Mặt
bằng của Trấn Nam Quan. Bờ tường thành chia theo lô khác với hình thang
bậc bên phía Việt Nam. Ta thấy rõ bên phía Trung Quốc cũng có khoảng
cách so với cổng lớn (Quan). Một án tường trắng đối diện cổng là theo
lối phong thủy ngày xưa tránh sự dòm ngó thẳng vào nhà mình từ phía bên
ngoài (ngay trong các kiến trúc cổ của Việt Nam từ đình làng đến lăng
miếu ta sẽ nhận ra điểm này). Theo sử liệu Trung Cộng, cụm nhà nhỏ phía
trước cổng lớn (nơi có hai nhân vật áo trắng đang đứng) là miếu thờ Quan
Công gọi là Quan Đế Miếu và Đền Chiêu Trung. Sau đó vào năm 1896 trong
chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã xây trên
nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới
Trung-Việt. Năm 1914 xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp
nên còn gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu” vẫn còn tồn tại cho đến
nay.
C3. Toàn cảnh Trấn Nam Quan
Có
một khu trại và hai dãy nhà mái lá cách xa với cổng lớn ở cạnh tâm phải
của hình. “Trấn Nam Quan” là đây! Khởi nghĩa Tôn Trung Sơn là đây! Khu
di tích này giờ chỉ còn là ruộng nước, gọi là “khu di chỉ Trấn Nam Quan
Khởi Nghĩa”. Các khung trong hình dùng để xác định vị trí so với hình
C4.
C4. Trấn Nam Quan (3)
Trên
bưu thiếp có tiêu đề “NAM QUAN (Chine) – Le Village” rõ ràng đây là khu
làng mạc (Trấn) trong đất Trung Quốc. So sánh các khung vị trí với hình
C3:
Dãy nhà lá và con đường đất ở giữa, trước mặt là cụm nhà ngói
và tán cây. Ngang ở tâm trái của hình là bờ tường thành. Phía góc phải
là vách núi đá (đá vôi?) trắng.
Chữ
“Trấn” trong văn tự trung Quốc có rất nhiều nghĩa, như “trấn giữ”,
“trấn áp”, “trấn tĩnh”, “trấn địa”…v.v. đều là chỉ việc gìn giữ, ổn
định. “Trấn” còn là một đơn vị hành chính sau cấp huyện có từ thời xưa
tại Trung Quốc (đơn vị hành chính Việt Nam thời xưa cũng thường sử
dụng). Trong một số sử sách Việt Nam có nói “Trấn Nam Quan” nằm trong
nội địa Trung Quốc. Thì đây, “Trấn Nam Quan” đã xác định là những hình
này! Khối nhà lợp mái ngói ta sẽ hiểu là khu nhà quan binh, hai dãy nhà
lá là khu dân cư dựa theo binh đội để có cuộc sinh hoạt yên bình. “Trấn”
là khu phố nhỏ, làng mạc. Đừng làm lệch lạc lịch sử và
đừng theo luận điệu của bọn bán nước mà cho rằng “Ải Nam Quan phải gọi
là Bắc Quan”. Chữ “Nam Quan” là do Trung Quốc kiêng kỵ Việt Nam nên
không muốn gọi là “Đại Nam Quan” mà thôi. Chữ “Quan” là chiếc cổng qua
lại. “Đại Nam Quan” hay “Nam Quan” là cửa ngõ giao thiệp với nước Việt
Nam. Hai bên đã thủ lễ với nhau bằng khoảng trống ở hai bên cổng lớn.
Theo sử liệu, sau chiến tranh Trung-Pháp thì nhà Thanh đã chiếm giữ cổng
lớn và buộc phía Việt nam phải cách xa cổng là 100 thước. Việc này ta
thấy tương đương với khoảng cách của hai cổng trong nhóm hình B.4, Nhóm hình D
D1.
Cổng Nam Quan (1) Đây là một kiến trúc khác hẳn so
với các nhóm hình trên. Có vẻ sơ sài vì đã mất hẳn phần kiến trúc phía
trên trong cuộc nội chiến tại Trung Cộng vào năm 1949. Ta thấy có dáng
một nhân vật đang cầm súng. Tiêu đề trên bưu thiếp “NAM QUAN (Tonkin)…”
đây là bên phía Việt Nam khi qua cổng nhỏ để đứng sát với cổng lớn (vào
lúc này có lẽ kiến trúc cổng nhỏ cũng đã mất). Theo sử liệu Trung Cộng,
trong cuộc giao tranh vào năm 1949 thì toàn bộ phần trên cổng đã bị phá
hoại hoàn toàn (tham khảo hình E2).
D2. Cổng Nam Quan (2)
Hình
đăng trên tạp chí “National Geographic” do GS Nguyễn
Văn Canh đưa lên mạng và không rõ niên đại. Một số bạn nghi ngờ bức ảnh
này không chính xác với hình ảnh của Ải Nam Quan. Tuy nhiên, so sánh với
hình D1, ta đã thấy kiến trúc cùng kiểu của hai hình. Tại đây, dãy
tường thành chạy lên cao đến vách núi trắng tương ứng với hình C3-C4, có
thể xác định là hình được chụp từ cao điểm bên phía Việt Nam.
============================
|
|
KHÓC NAM QUAN
Nhớ nước nhìn mây, vọng núi rừng Tin buồn dâng đất lệ rưng rưng Ngậm ngùi ta khóc Nam Quan ải Em có bao giờ khóc núi sông ! Ta nhớ Nam Quan tắm máu thù Đầu non lẽo đẽo bóng trăng thu U hồn thấp thóang sương thu lạnh Vó ngựa chinh nhân cát bụi mù Ta nhớ Nam Quan nắng hạ vàng Chiến bào nhuộm đỏ máu sài lang Tống triều, Minh đế, Nguyên Mông cổ Phách lạc hồn kinh hết bạo tàn Ta khóc Nam Quan dâng hiến Tàu Biên thùy
nghi ngút chuyện thương đau Quê người ta khóc quê hương mẹ Năm tháng lưu vong vạn cổ sầuTÔN THẤT XỨNG lính thủy ,sưu tầm và minh họa.
|
|
0 comments:
Post a Comment