Về vấn đề trong chương
trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 có đưa phát biểu mang tính răn đe tại Vĩnh
Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong buổi làm việc với đảng bộ và
chính quyền tỉnh Vĩnh phúc. Điều này đã làm tốn không ít giấy mực của truyền
thông lề trái để phản bác luận điểm được coi là hồ đồ, chụp mũ và thiếu nghiêm
túc của người đứng đầu đảng CSVN.
Cụ thể phát biểu tại Vĩnh Phúc của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn
Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã
có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng,
đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò
lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập
không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như
thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái
chứ còn gì..ì nữa! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái
này.”
|
Biểu
đồ sự suy thoái
|
Suy thoái
(tư tưởng) theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ - Nhà xuất bản
Từ điển Bách khoa năm 2010, trang 1121, cột 2 cho biết: Là động từ để chỉ (tư
tưởng) ở tình trạng suy yếu và sút kém dần, có tính chất kéo dài. Có nghĩa là sự
diễn biến của tư tưởng suy giảm từ mức cao xuống thấp dần theo sự biến đổi của
thời gian, (nếu hình dung sự suy thoái bằng biểu đồ thì được thể hiện như hình
bên - Xin nhấn mạnh là từ cao xuống thấp).
Phải thừa
nhận, đối với lịch sử đảng CSVN trong thời gian 83 năm hoạt động và 68 năm ở vai
trò đảng cầm quyền, thì đỉnh cao của tư tưởng của đảng CSVN là tư tưởng Hồ Chí
Minh, người sáng lập, tổ chức và lãnh đạo đảng CSVN giành hết thắng lợi này đến
thắng lợi khác. Do đó sự suy thoái tư tưởng trong đảng là sự giảm sút về chính
trị, tư tưởng của các cán bộ đảng viên đảng CSVN từ năm 1945 đến nay nếu trái
với tư tưởng của Hồ Chủ tịch.
Đúc kết
trong các tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh của tôi còn lưu giữ do đảng CSVN
ấn hành cho thấy một số quan điểm tư tưởng của Hồ Chủ tịch nổi bật như
sau:
-
Tôi chỉ
có một đảng: Đảng Việt nam.
-
Chế độ ta
là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do... Ðối với mọi vấn đề, mọi người
tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý.
-
Dân chủ
là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều
đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng...
-
Kách mệnh
rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người.
Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh
phúc.
-
Tất cả
mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai
có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc. (Trích bản Tuyên ngôn Độc Lập đọc ngày
2/9/1945)
-
Trung với
nước, hiếu với dân là bổn phận thiêng liêng, là mục đích của anh em, một trách
nhiệm nặng nề nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia
đầu tiên của nước ta (“Hồ Chí Minh, 474 ngày đọc lập đầu tiên” NXB Thanh Niên
của Đỗ Hoàng Linh tr.145).
-
Các cơ
quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân,
nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân... Dân chủ
thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát
tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính
phủ.
-
Bất kỳ ở
địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều làm đầy tớ của nhân dân – Cơm chúng
ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi và nước mắt của
nhân dân mà ra – Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân
dân...
-
Nhân dân
có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có
quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không
làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.
-
Một Đảng
mà dấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận
khuyết điểm của mình, vạch rõ, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh
sinh ra khuyết điểm đó, như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn,
chân chính...
-
Nếu nước
độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì!
Nếu ngược
dòng thời gian xa hơn một chút, vào những năm chưa thành lập đảng Hồ Chủ tịch
dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc đã gứi các yêu cầu cho nhân dân An Nam bao
gồm:
-
Ân xá
toàn diện cho những dân bản xứ vốn bị lên án vì những hoạt động chính
trị.
-
Cải tổ
nền công lý Ðông Dương bằng cách ban cho nhân dân bản xứ những bảo đảm về công
lý như những người Âu Châu được hưởng, và xóa bỏ toàn bộ guồng máy tòa án đặc
biệt vốn là những phương tiện để khủng bố và đàn áp những thành phần có trách
nhiệm của nhân dân An Nam.
-
Tự do báo
chí và ngôn luận.
-
Tự do lập
hội và hội họp.
v.v
.......
|
Bút
tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
|
Bỏ qua lỗi
kiến thức của ông Nguyễn Phú Trọng - Nguyên Chủ tịch Hội đồng lý luận TW, khi
không hiểu thế nào là sự thoái hóa tư tưởng và bản chất của nó. Điều mà một
người tốt nghiệp cử nhân văn chương như ông lẽ ra cần phải thừa sức biết rõ.
Nhưng khi đối chiều với những lời phát biểu của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời mà đã
được khái quát hóa trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh như đã dẫn ở trên, để đối
chiếu với cái gọi là suy thoái tư tưởng như lời ông Nguyễn Phú Trọng khi coi
những ai có tư tưởng "muốn bỏ
Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên
đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội
không?".
Như thế thì tư tưởng Hồ Chí
Minh - đỉnh cao của tư tưởng của đảng CSVN, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư
tưởng của một đảng cách mạng, lại là thứ tư tưởng thoái hóa phải không thưa ông
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng? Nếu thực sự tư tưởng Hồ Chí Minh là
thoái hóa thì đảng CSVN tổ chức cho các cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp
nhân dân học để làm cái gì?
Đó là không kể, tôi xin nhắc lại ông Tổng Bí thư
đảng cần phải nhớ, khi còn ở vai trò Chủ tịch Quốc Hội bản thân ông Nguyễn Phú
Trọng đã từng phát biểu trước Quốc hội rằng "Dân chủ là dân chủ thật chứ không
phải hỏi cho có vẻ ta đây cũng hỏi ý kiến.". Nhắc lại như thế để ông và các
đồng chí của ông trong bộ máy đảng và nhà nước biết, để rồi phải bỏ cái thói nói
một đằng, làm một nẻo. Một mặt thì tỏ vẻ dân chủ ta đây trong việc lấy ý kiến
Sửa đổi Hiến pháp. Nhưng trên thực tế thì ông lại yêu cầu "Cho nên các
đồng chí quan tâm xử lý cái này."
Ở cương vị
một công dân Việt nam, tôi xin thành thật khuyên ông nói gì phải nghĩ, và nên bỏ
cái lối nói mà không chỉ người nghe không hiểu mà ngay cả người nói cũng không
biết là mình đang nói cái gì của mấy ông chính trị gia thuộc loại ăn hại. Thương
nước, thương dân thì tôi khuyên ông nên xin nghỉ để cho nhân dân đỡ phải bực
mình thưa ông Tổng Bí thư.
Ngày 07
tháng 3 năm 2013
©
Kami
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
0 comments:
Post a Comment