Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 19 May 2022

Dân Muốn Biết : MƯỜI VỤ VIỆT CỘNG SÁT HẠI NHÂN TÀI CỦA ĐẤT NƯỚC

 

huynhphusoĐể chiếm đoạt quyền thống trị đất nước, đảng cộng sản đã ra tay tàn sát hằng trăm vạn đồng bào qua Cải Cách Ruộng Đất, Tết Mậu Thân, gây chiến tranh Bắc Nam…Họ cũng không ngần ngại thủ tiêu người khác đảng phái hay bất đồng chính kiến, trong đó có 10 bậc nhân tài xuất chúng. Trước khi lật lại trang sử bi hùng của những tháng ngày đau thương đó, xin dành vài phút đọc qua bài thơ “Tưởng Nhớ “:

          

          Nén hương lòng tưởng nhớ 

          Người vị quốc vong thân 

          Vì thương nước thương dân 

          Mà bạo quyền sát hại 

          Chết không hề sợ hãi 

          Tên mãi mãi lưu danh

          Xứng đáng bậc hùng anh

          Ngời sử xanh nước Việt 

1. HUỲNH PHÚ SỔ (1920 – 1947)

Thuở nhỏ thông minh, nhưng hay đau yếu nên phải bỏ dở việc học. Ngay thời niên thiếu, đã có căn tính của người tu hành. Lúc nào cũng trầm tư, tĩnh mặc, thích nơi thanh vắng. Không ưa đàn địch, hát ca, cười giỡn như bạn bè cùng trang lứa.  

Bệnh tình ngày càng trở nặng, các danh y trong vùng đều bó tay. Sau khi trở về từ một lần viếng cảnh núi non Tà Lơn (Campuchia) linh thiêng hùng vĩ và các am động vùng Thất Sơn (An Giang), những chứng bệnh của Ông dần thuyên giảm.

Tới tháng 7.1939, khi mới 19 tuổi, Ông thoạt nhiên tỏ ra đại ngộ và tuyên bố khai lập Phật Giáo Hòa Hảo. Đó vừa là tên quê hương Ông, vừa có ý nghĩa “hiếu hòa” và “giao hảo”, lại hàm ý Đạo Phật tại làng Hòa Hảo. 

Thuyền Bát Nhã ta cầm tay lái 

Quyết đưa người khỏi bến sông mê 

Ta thừa vâng sắc lệnh Thế Tôn

Khắp hạ giới truyền khai đạo pháp 

Ông được tín đồ gọi là “Đức Thầy”, “Đức Huỳnh Giáo Chủ” hay “Đức Tôn Sư”. Phật Giáo Hòa Hảo lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ).

Bắt đầu là công việc chữa bệnh. Ngài trị lành nhiều căn chứng hiểm nghèo với phương pháp đơn giản là chỉ dùng lá cây, nước lã, giấy vàng, khiến cho các bác sĩ Tây y, dược sư Đông y lẫn danh gia phù thủy đều phải kinh dị.

Ngài còn giỏi về tiên tri, thuyết pháp, thơ văn, kệ giảng. Văn chương bình dân, dễ đi vào lòng người.

Theo nhà văn Đỗ Kim Thêm, Đức Thầy sáng tác 6 tác phẩm với 3602 câu thơ, hơn 200 bài thơ đối đáp và một số văn xuôi. Qua đó Ngài khuyên người đời tu niệm, kêu gọi lòng ái quốc, đấu tranh cách mạng và cải tạo xã hội. Trong thời gian ngắn, số tín đồ gia tăng và ảnh hưởng của Ngài lên cao khiến thực dân Pháp lo ngại, bắt quản thúc nhiều lần. Năm 1942, các tín đồ đã giải cứu đưa Ngài về Saigon.

Trên phương diện giáo lý, Đức Thầy khuyên dân tu theo đạo Phật với các nội dung Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên và Tứ ân (ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào nhân loại).

Từ thời niên thiếu, Nhà Thơ Viên Linh đã cảm phục thơ Huỳnh Phú Sổ và càng ngưỡng mộ lòng ái quốc của Ông sau khi đọc sách Trần Ngươn Phiêu (“Nhân Vật Huỳnh Phú Sổ trong Thơ – Sáng tác”, Viên Linh, tuoitrephatgiaohoahao.com):

“Nhân nạn đói 1945 tại miền Bắc, Huỳnh Phú Sổ đã đọc thơ ở Sadec kêu gọi dân miền Nam cứu giúp. Bài thơ khiến tôi kính trọng vô cùng nhân vật đã được nghe từ hơn nửa thế kỷ trước.

Viên Linh nhắc lại vài đoạn trong “Gió Mùa Đông Bắc” của Trần Ngươn Phiêu:

“Một hôm Triệu (tức Bác sĩ Phiêu) đến viếng Cụ Cử Hoành. Cụ bảo phải đi nghe Ông Huỳnh Phú Sổ thuyết giảng và Khuyến Nông vì ở Bắc-Trung hiện lâm nạn đói trầm trọng.

“Khi Triệu đến chợ Sadec thì thấy rất đông dân chúng vây quanh Huỳnh Phú Sổ, một người dáng thanh lịch, trẻ trung, tóc dài ngang vai, cặp mắt rất sáng. Ông nói giọng sang sảng, chậm rãi, từ tốn. Đồng bào càng lúc  càng đông, nhưng rất im lặng, trật tự. Vài người nói nhỏ với nhau: “Thiên hạ nay nghe Đức Thầy đông đảo. Thuở trước lúc Tây ở đây, lính kín đến nghe Thầy còn đông hơn dân chúng”.

Bài Khuyến Nông đã thật tình giúp người nông dân mộc mạc, khiêm tốn, nay hãnh diện ý thức được vai trò của mình và lo lắng cho đồng bào ruột thịt tận miền Trung Bắc:

“Hỡi đồng bào ! Hỡi đồng bào !

Thần chết đã tràn vào Trung Bắc…

Kẻ phu tá cũng là trọng trách 

Cứu giống nòi quét sạch non sông 

Một mai vác cuốc ra đồng 

Thề rằng ruộng phải được trồng lúa khoai

Nam Kỳ đâu phải sống riêng 

Mà còn cung cấp tận miền Bắc Trung 

Miễn sao cho cánh đồng Nam 

Dồi dào lúa chín gặt đem về nhà 

Chừng ấy mới hát ca vui vẻ 

Ai còn khinh là kẻ ngu si”.

Sau đó Ông chuyển qua dạy về Tứ Ân, nhắc nhở tín đồ cách tu giản dị: đặt bàn Thông Thiên ngoài trời, bàn thờ Phật và bàn thờ Ông Bà trong nhà, nhưng không tượng Phật, chỉ cúng nước lã, bông hoa, đèn hương. Có nhang thì tốt, không thì khấn nguyện cũng được. Phật Giáo Hòa Hảo tránh chủ trương cất chùa, dùng tiền cứu người nghèo khổ, thay vì cất nhà to, đúc tượng lớn”.

“Ông Huỳnh phổ biến giáo lý Phật Giáo với những lời thơ bình dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Không dùng ngôn ngữ cầu kỳ, trừu tượng. Sấm giảng, thi văn phù hợp với trình độ đại chúng và đáp ứng tâm lý dân quê vốn không thể lĩnh hội được thiên kinh, vạn quyến của giáo lý Phật Giáo”.

Bác sĩ Phiêu nêu lên vài lý do Cộng sản ám hại Đức Thầy:

– Tín đồ Hòa Hảo là tập thể có tổ chức. Sự lãnh đạo của Ngài đã gây cho cộng sản khó lôi cuốn được quần chúng về phía họ.

– Thành lập Dân Chủ Xã Hội Đảng: Phật Giáo Hòa Hảo là tôn giáo rất thành công trong việc rao giảng giáo lý cho khối quần chúng nông dân miền Nam. Bằng Sấm Giảng, Đức Thầy đã thu phục 2 triệu tín đồ trong 2 năm.

Vào thời kháng chiến chống Pháp, Đức Thầy cũng như các nhân sĩ ái quốc chân chính dần dà phát hiện những xảo thuật lật lừa dối trá và vu khống của cộng sản, nhằm tiêu diệt tất cả người yêu nước, hầu dành quyền độc tôn lãnh đạo, đã đưa Ngài đến quyết định cho ra mắt Dân Xã Đảng.

– Trái với chủ trương độc tài, vô sản và tập sản hóa nông dân, chỉ coi công nhân vô sản mới là chủ lực cách mạng. Chống đối sự phân tán gia đình, tha hóa con người của cộng sản, Đức Thầy quyết tâm xây dựng xã hội dân chủ, tự do, công bằng và nhân đạo, đáp ứng khát vọng của nông dân muốn được sở hữu đất đai để mưu sinh…Chủ trương của Dân Xã Đảng hẳn nhiên đã đối chọi với kiểu “giải phóng” nông dân của cộng sản. Điều này gây nên sự thù ghét Ngài.

Nhà Báo Hồ Văn Đồng (“Tàn sát Cao Đài, Hòa Hảo, Giết Tạ Thu  Thâu”, nghiathuc.com) kể lại vụ ám hại Đức Thầy:

Ngày 5.4.1947, Đức Thầy được quân đội Hòa Hảo hộ tống rời chiến khu miền Đông để về Đốc Vàng Thượng, lúc mà xung đột giữa cộng sản và tín đồ Hòa Hảo cứ tăng lên. Vì thế mà họ âm mưu tiêu diệt Ngài.

Ngày 14.4.47, Trần văn Nguyên, thanh tra chính trị miền Tây mời Đức Thầy đi Sadec hòa giải những vụ xung đột giữa hai bên. Theo báo Đuốc Từ Bi thì vào sáng 16.4, trong lúc Đức Thầy hội đàm với Nguyên thì Bửu Vinh – cán bộ quân sự – tới báo cáo: Dân Xã Đảng giết người của Việt Minh ở Lấp Vò. Y yêu cầu Ngài đến đó để giải quyết.

Xế chiều cùng ngày, Đức Thầy tỏ vẻ buồn bã trước khi bước xuống ghe di chuyển tới nơi đóng quân của Vinh. Ngài chỉ đem theo: 4 tự vệ quân, 1 liên lạc viên và 3 người chèo ghe. Đến nơi thì trời đã tối. Bọn Việt Minh dùng đèn rọi hướng dẫn Ngài lên bờ và mời vào một ngôi nhà ngói. Ngài ngồi bàn giữa, Vinh đối diện, 4 tự vệ quân cầm súng đứng hai bên cửa gần đó. Mười phút sau có 8 người bên ngoài đi vào, tràn tới đâm tự vệ quân, 3 chết, 1 thoát ra ngoài bắn tràng tiểu liên. Thấy chuyện chẳng lành, Ngài thổi tắt đèn, không ai thấy Ngài ở đâu. Phía bên ngoài, viên thư ký nghe súng nổ liền cùng 3 người chèo ghe tẩu thoát về báo tin. Khoảng 11 giờ đêm, một tín đồ chạy ngựa mang theo bức thư chỉ thị cho 2 Ông Nguyễn Giác Ngộ và Trần Văn Soái mà đồng tác giả Dật Sĩ cùng Nguyễn Văn Hầu ghi lại trong cuốn Thất Sơn Mầu Nhiệm:

“Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ 

Tôi vừa hội hiệp với Ông Bửu Vinh bỗng có sự biến xảy ra, tôi và Ông Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi. Nếu có ai về báo cáo rằng tôi (Đức Thầy) bị bắn hay mưu sát thì các Ông đừng náo động. Cấm chỉ đồn đãi, kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng yên tại chỗ. Sáng ngày mai tôi cùng Ông Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lệnh”.

Ký tên 

Huỳnh Phú Sổ 

Ông Mai Văn Dậu đem đối chiếu chữ ký và xác nhận là chính của Đức Thầy, nên mọi người phải tuân thủ, nhìn nhau mà thở dài với niềm hy vọng ngày mai Ngài sẽ trở về. Nhưng từ lúc bấy giờ Ngài vắng bặt tin tức.

Trước diễn tiến sự việc, cộng sản không thể chối cãi tội ác. Thời cơ đã đến khi Đức Thầy trở về miền Tây và vì khinh địch, sa cơ thất thế, rơi vào cạm bẫy của chúng.

Nhà Văn Đoàn Kim Thêm đưa ra câu hỏi: tại sao lại có việc hình thành lá thư này? Ông cho biết về sau đã nghe nhiều lối giải thích:

* Một là, Bửu Vinh sát hại Đức Thầy ngay trong đêm rồi viết thư giả và yêu cầu một tín đồ đến trao 2 Ông Giác và Ngộ.

* Hai là, sau khi bị mưu sát, Đức Thầy thoát nạn rồi bị Vinh bắt lai. Muốn tránh lực lượng vũ trang Hòa Hảo đến giải cứu, Vinh ép buộc và thuyết phục Đức Thầy viết thư nhờ tín đồ chuyển đi rồi mới sát hại.

* Ba là, Đức Thầy không còn xuất hiện nữa là chuyện “thiên cơ bất khả lậu”, vì không thể giải thích theo lý trí thông thường mà theo niềm tin tôn giáo, thiên chức dựng Đạo và Đời của Đức Thầy đã chấm dứt trong nghịch cảnh đó. 

Cho đến ngày nay, nhiều tín đồ vẫn tin tưởng giả thuyết này, cho là Đức Thầy còn “vắng mặt” hay “đi xa” và hy vọng “sớm trở về để cứu độ chúng sinh” trong một hoàn cảnh khác. Nhiều tín đồ còn chứng minh, Đức Thầy có lần dặn dò bổn đạo: 

Ta là kẻ vô hình, hữu ảnh 

Ẩn xác phàm gìn đạo Thích Ca

2. NGUYỄN VĂN BÔNG (1929 – 71)

Đậu hạng Ưu các văn bằng Cử Nhân, Tiến sĩ và Thạc sĩ Công Pháp tại Đại học Sorbonne. Trong quá trình giảng dạy, tầm nhìn của Ông thu hút sự ủng hộ của đông đảo sinh viên và trở thành nền tảng cho các hoạt động sau này.

Tác giả Trần Văn Chi (sites.google.com) cho biết: cuối  1963 Giáo Sư Bông được bổ nhiệm Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, nơi đào tạo những người lãnh đạo đất nước, những ông chủ quận, chủ tỉnh, viên chức cao cấp…Nhưng Ông không coi mình là quan chức. Trước sau chỉ là Thầy, Anh hay Bạn với mọi người, kể cả học trò của Ông. Bông được mời hoạt động, làm chính trị, bởi anh em thấy ở Ông cái đức độ của người lãnh tụ thật sự, có tấm lòng, có cái tâm.

1968 cùng Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, tổ chức chính trị đối lập Tổng Thống Thiệu với sự hậu thuẫn của đông đảo sinh viên, công chức và giới trí thức.

Tháng 11.68, một quả bom phát nổ tại phòng làm việc của Giáo Sư nhưng không gây thương tích.

Ngày 9.11.71, chấp nhận chức vụ Thủ Tướng. Hôm sau bị ám sát. 

Theo Võ Văn Quản (“4 Nhân Vật Dân Sự Xuất Sắc của Việt Nam Cọng Hòa có thể bạn chưa biết”, luật khoa tạp chí): Đường lối Giáo Sư Bông đưa ra là xây dựng chính quyền nhân dân phổ quát và dân chủ, hạn chế rồi từ từ đi đến triệt tiêu chính quyền quân nhân đang tồn tại. Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến phát triển mạnh mẽ và trở thành thế lực đáng nể. Đây là lần đầu tiên một phe nhóm chính trị có ảnh hưởng mạnh tại miền Nam không lệ thuộc vào tôn giáo, vùng miền hay di sản kế thừa như các chính đảng từ thời Pháp. Thành công vang dội này khiến Tổng Thống Thiệu mời Giáo Sư làm Thủ Tướng với mong muốn mở rộng nền tảng hậu thuẫn và tính chính danh cho chính quyền, dần dần dân sự hóa và ổn định môi trường chính trị Việt Nam Cọng Hòa. Đây cũng là lý do việt cộng ám sát Giáo Sư.

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuấn (“Ám Sát Giáo Sư Nguyễn Văn Bông: Chuyện cũ, Ý nghĩa mới” https://tuanvannguyen.blogspot.com.au) phê phán gay gắt hành động giết người tàn bạo này:

Nguyễn Văn Bông nổi tiếng là học sinh giỏi và tự lập, 12 tuổi tự làm những nghề: sửa xe đạp, phụ đánh máy, quét dọn…để kiếm tiền ăn học.

Về sau báo chí việt cộng có nhắc lại vụ ám sát Ông. Tiến Sĩ Tuấn cảm thấy distasteful vì cho rằng cướp đi sinh mạng của một người là hành động khó mà ca ngợi được, thêm nữa đây là vụ giết người có toan tính cẩn thận. Ông Tuấn bày tỏ: “đạo đức làm người không cho ai gây hại đến người khác, huống chi là giết người”. “Đọc qua lời kể trên báo Dân Việt của kẻ chủ mưu, chúng ta dễ dàng thấy đội ám sát lên kế hoạch rất kỹ, chính xác đến từng giây phút. Nhưng chỉ có điều tính chính xác đó đáng lẽ nên phục vụ cho khoa học thì tốt hơn là để cướp đi sinh mạng của một người trí thức.

Ông nói rằng ở bất cứ nước nào có luật pháp nghiêm chỉnh, giết người hay mưu sát là tội rất nghiêm trọng. Không thể biện minh việc mưu sát  bằng lập luận đối lập chính trị. Ông hy vọng rằng những tình tiết giết người như vụ Giáo Sư Bông không còn xuất hiện trên báo chí nữa. Một khi sát hại được dùng làm phương tiện chính trị để đạt mục đích, thì mục tiêu đó chẳng có gì là cao cả”.

Ông Hoàng Đức Nhã kể lại: “Khi nghe tin Giáo Sư Bông bị ám sát, Tổng Thống Thiệu buồn lắm, rất là buồn”. Ông nói với tôi: “Đẩy chú thấy không, mình cố gắng như thế đó mà không biết thằng nào nó phá”, cho dù đã tự động nghi vấn cộng sản đứng đằng sau.

Tại lễ tưởng niệm Giáo Sư Bông (Việt báo 9.11.2009), Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết nêu ra những điều học được từ Giáo Sư qua cung cách hành xử theo hướng “đối lập, tương kính và pháp trị”:

– Tôi nhận thức được rằng, trên chính trường đấu tranh chính trị cần có đảng đối lập, hợp pháp, không hoạt động như một hội kín ngoài vòng pháp luật tựa các đảng phái trong thời kỳ giành độc lập trước kia.

– Tinh thần tương kính của nhà chính trị chân chính, không tạo ra những bất đồng hoặc dị biệt giữa các đảng phái, biến thành những sự việc không thể hàn gắn hoặc “không đội trời chung với nhau”.

– Tính cách pháp trị nói lên tinh thần mã thượng của người làm chính trị, đứng thẳng lưng và ngang nhiên tranh đấu cho đường lối của đảng mình, không mị dân, mê hoặc quần chúng bằng những mỹ từ hoặc chính sách không tưởng.

Giáo Sư Bông để lại vợ trẻ và 3 con thơ. Lúc đó Bà là Giám Đốc Văn Hóa Hội Việt Mỹ, Saigon.

1975 định cư tại Hoa Kỳ. Quyết tâm vượt qua những khó khăn ban đầu, Bà nổ lực lao vào làm việc để đóng góp công sức xây dựng đời sống mới, hổ trợ đồng hương trên bước đường tị nạn. Đồng thời là nhà báo, viết phóng sự, dẫn chương trình cho nhiều đài phát thanh. Được vinh danh một trong 10 người gốc Á xuất sắc của nước Mỹ năm 1981.

1984 Tốt nghiệp Cao Học về Bang Giao Quốc Tế.

2002 Ấn hành hồi ký Autumn Cloud: From Vietnam War Widow to American Activist. 

Được tuyên dương Nhân Vật Washington DC Năm 2003.

Noi gương Giáo Sư Bông, Bà hoạt động không ngừng nghỉ, nung chí phải quyết thắng nghịch cảnh, đưa mình trở lại đời sống bình thường sau cơn suy sụp với những chấn thương tưởng chừng không gượng nổi sau hai biển cố lớn nhất đời: mất chồng và mất nước. Sự thành công của Bà đã làm rạng danh cho cộng đồng Việt Nam, khiến người Mỹ bản xứ cũng phải nghiêng mình nể phục. Thật xứng đáng là con cháu Bà Trưng Bà Triệu !

Xin đọc hai bài thơ khóc Thầy:

– Cánh Hồng Việt Nam (Luân Tâm)

Nguyễn Văn Bông vẫn rạng ngời 

Địa linh nhân kiệt bên trời Gò Công 

Nguyễn Văn Bông! Nguyễn Văn Bông!

Thầy đi đau đớn, triệu lòng nát tan

Khóc Thầy hận hải mang mang

Trời cao xuống thấp để tang thương Thầy !

Chính danh đại nghĩa còn đây

Đêm đêm thức giấc bóng ai giữa trời 

Hồn thiêng sông núi đón mời 

Nặng lòng tổ quốc nhớ lời ân sư 

Nhớ thương nét mặt hiền từ 

Nhớ thương vầng trán suy tư thanh bình 

Cười vui như ánh bình minh

Chim chào hoa nở đồng xanh lúa vàng 

Nhân tình thế thái hổn mang 

Giữ lòng trong sạch dân an nước nhờ 

Vững vàng mái tóc đơn sơ

Dáng đi cương quyết bóng cờ nghĩa nhân…

– Gởi Trường Xưa (một cựu sinh viên khác)

Mỗi dạo đi ngang đường Trần Quốc Toản 

Cõi lòng ta, nghe thoang thoảng hương xưa 

Chợt thấy nhớ Thầy, nhớ Cô, nhớ bạn 

Chút ngậm ngùi, thoáng hiện giữa cơn mưa 

Trường cũ ơi ! Quốc Gia Hành Chánh ơi !

Nơi ngày xưa, ta từng học, từng chơi

Ngắn ngủi quá, một quãng đời mơ mộng 

Có ngờ đâu, cảnh đất nước đổi dời !

Ta kẹt lại, mười lăm năm lận đận 

Trốn chỗ này, rồi lại tránh chỗ kia

Khóc Tượng Thầy Bông, bị đục vỡ bia

Ta ngơ ngác, nhìn trụ đồng trơ trọi 

Đau lòng, không biết tìm ai để nói 

Nước non ơi ! thù với hận ngập tràn !

Nơi núi rừng, ta lưu lạc lang thang 

Nhìn mây, nhìn suối, trăm ngàn xót xa

Quyết đi thôi, xây dựng lại sơn hà 

Nước nhà độc lập, phải là của dân 

Cộng sản độc tôn, độc đảng cướp phần 

Dân đói, dân khổ, chẳng ân hận gì 

Một đêm, vái từ biệt Mẹ ta đi 

Trước bàn thờ Tổ, lâm ly nghẹn ngào 

Mẹ trông theo, nước mắt Mẹ lệ trào 

Cũng đành phải chịu, biết sao bây giờ

Xin gởi về trường cũ, một bài thơ 

Có sao đi nữa, cũng chờ đợi nhau…

3. PHẠM QUỲNH (1892 – 1945)

Theo Wiki, Phạm Quỳnh là nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn, quan Đại Thần triều Nguyễn. Đi tiên phong trong việc quảng bá chữ quốc ngữ và dùng tiếng Việt để viết lý luận, nghiên cứu.

Học rất giỏi. Đỗ đầu thành chung trường Thông Ngôn. 16 tuổi đã làm việc trường Viễn Đông Bác Cổ. Chủ bút Nam Phong Tạp Chí từ 1917 – 32.

1922 sang Pháp dự hội chợ triển lãm Marseille rồi đăng đàn diễn thuyết ở Hội Hàn Lâm.

Thượng Thư Nam Triều từ 1932 – 45.

Tác phẩm: hơn 20 cuốn. Viết và dịch nhiều bài về văn học, triết học, cách ngôn, ngụ ngôn, tuồng hát, tùy bút. Có thể chia 3 loại: 

– Dịch thuật 

– Khảo luận về các học thuyết 

– Văn du ký ghi lại những chuyến đi Pháp và các vùng trong nước. 

Nguyễn Vỹ kể trong “Văn Thi Sĩ Tiền Chiến” về dịp nghe Phạm Quỳnh diễn thuyết: “Hôm chiều thứ bảy ấy, Ông Quỳnh diễn thuyết bằng tiếng Pháp tại giảng đường Cao Đẳng Đông Dương Hà Nội. Sinh viên đến nghe rất đông. Ở tầng dưới là các dãy ghế danh dự, có Thống Sứ Bắc Kỳ chủ tọa, với tất cả các nhân vật cao cấp Pháp Việt, đa số là Tây và Đầm. Còn sinh viên thì chen chúc nhau đứng chật bao lơn tầng trên. 

Sau lời giới thiệu của viên Giám Đốc Học Chánh, Ông Quỳnh từ phía sau giảng đường ung dung bước ra diễn đàn. Dáng vẻ bình tĩnh, thong dong, thư thái.

Lúc bấy giờ không có micro, nhưng Phạm Quỳnh cất tiếng nói rõ ràng, chững chạc, êm ái. Sau khi gởi lời cảm ơn quan khách, Ông thong thả ngồi xuống ghế, trước chiếc bàn gỗ gụ lớn, trải tấm khăn nhung xanh màu da trời.

Ông đủng đỉnh gỡ cặp kính trắng gọng bạc để xuống bàn, lấy cặp kính trắng gọng vàng đeo vào, và rút trong túi áo ra một xấp giấy đánh máy.

Rồi cất tiếng nói. Ông không chúi mắt xuống giấy tựa nhiều diễn giá khác đọc như đọc bài văn tế. Ông cũng không nói lung tung lộn xộn như một số người không sua soạn dự thảo trước. Ông viết sẵn bài thuyết trình, rồi theo đó mà nói, thỉnh thoảng mới ngó vào giấy, nói rất tự nhiên, văn hoa, hùng hồn. Chúng tôi đứng im phăng phắc, nghe mê. Tất cả đều phục Ông có tài hùng biện, hoạt bát, duyên dáng. Lần đầu tiên được nghe một người Việt Nam diễn thuyết trước công chúng trí thức Việt Pháp trên 500 người, bằng tiếng Pháp lưu loát như thế. Hôm ấy, Phạm Quỳnh đã gây được lòng khâm phục của toàn thể thính giả.

Tôi ra về vô cùng thỏa mãn. Từ đó  rán dành dụm mua đọc tất cả sách của Ông. Và học hỏi được lắm điều  trong đó. Tất nhiên cũng chịu nhiều ảnh hưởng lối hành văn và cách diễn đạt tư tưởng của bậc văn sĩ tài hoa ấy.

Một số người công kích Phạm Quỳnh thân Pháp. Trong thời gian dài, quan điểm chính thống của cộng sản luôn kết án Ông là tên bán nước, tay sai đắc lực của đế quốc. Còn Giáo Sư Văn Tạo (“Phạm Quỳnh”, nguoikesu.com) phản bác: Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân như nhiều quan lại khác, không ra lệnh bắt bớ  tù đày các nhà yêu nước. Ông lại có công chuyển tải văn hóa Đông Tây trên văn đàn, báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thời đầu thế kỷ 20. 

Nhà Báo Nhật Hoa Khanh (“Phạm Quỳnh và Bản án Tử hình đối với Ông”, xuanay.com) có tâm sự: Tôi nhớ mãi 2 điều Thầy Nguyễn Đức Ban, giáo viên lớp nhất (lớp 5) đã nói: Phạm Quỳnh rất yêu và rất tự hào về văn hóa nước ta, nhất là Truyện Kiều, nhưng Ông đã bị giết oan”.

Nhà Văn Mạc Phi nhấn mạnh với Nhật Hoa Khanh: không thể kết luận rằng câu nói của Phạm Quỳnh “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn” là ru ngủ nhân dân, kéo nhân dân xa rời mục tiêu độc lập dân tộc chống Pháp cứu nước. Cần thấy rõ âm mưu thâm độc của thực dân là làm cho thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức quên tiếng mẹ đẻ, sùng bái văn hóa Pháp, coi thường di sản văn hóa Việt. Rõ ràng việc giữ gìn giá trị to lớn của Truyện Kiều và tiếng Việt trên tạp chí Nam Phong đã thức tĩnh ý thức tôn trọng tiếng Việt trong một xã hội đang bị Âu hóa và góp phần chống lại âm mưu làm lu mờ văn hóa Việt, tôn thờ mù quáng văn hóa Pháp.

Nhật Hoa Khanh từng phỏng vấn tướng hồi hưu Phan Hàm là một trong hai người đi bắt Phạm Quỳnh tại biệt thự Hoa Đường, Huế, lúc Ông đang ngồi ăn cơm với vợ con. Hàm nói: vóc dáng Ông hơi cao nhưng không đẩy đà, bụng không phệ, gương mặt toát lên vẻ thông minh của người trí thức. Biết chúng tôi đến bắt, Ông hơi biến sắc rồi mau chóng trở lại bình thường. Khi bị giải ra xe ô tô, vợ con đi theo. Ông quay lại dặn dò: “cứ yên tâm, chiều tối tôi sẽ được cách mạng cho về”.

Hàm cảm thấy việc bắt giam có cái gì không phải, vội vã và thiếu cân nhắc. Ông còn nhận định Phạm Quỳnh trong cương vị chủ bút Nam Phong xứng đáng được ghi công vì đã góp phần khẳng định tính nhân văn cao cả của nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Một tạp chí có nội dung tích cực và lành mạnh, tại sao lại bị đánh giá là phản động, bôi nhọ văn hóa dân tộc và tuyên truyền cho văn hóa thực dân??? Một cây bút chủ lực như Phạm Quỳnh tại sao lại bị kết án là bán nước???

Theo Nhà Văn Sơn Tùng (“Sau 66 năm, Lịch sử và Công lý nào cho vụ án Phạm Quỳnh?” (geocities.ws): Mãi tới 1956, sau khi Ngô Đình Diệm thành lập thể chế Cọng Hòa tại miền Nam, do sự chỉ dẫn của giới lãnh đạo Bắc Việt, qua trung gian đại sứ Ấn độ trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, gia đình các nạn nhân mới tìm được nơi chôn xác tại khu rừng Hắc Thú (Quảng Trị). 3 người (Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Huân) bị giết cùng một lúc (đập vỡ sọ bằng cuốc) và chôn sống chung hố vào ngày 6.9.45

Trong vụ này, có thể nói chắc rằng người ra lệnh “giết” không ai khác hơn là Hồ Chí Minh. Nhưng chính phạm của tội ác lại đóng kịch tài tình. Một mặt đổ tội cho cán bộ địa phương, mặt khác thăng chức Tố Hữu và ra lệnh mở chiến dịch kết tội Phạm Quỳnh là “tay sai thực dân Pháp”, cùng với việc bôi xóa tên Ông trong văn học sử, thủ tiêu các tác phẩm của Ông.

Theo hồi ký năm 1992, Bà Phạm Thị Thức, con gái Phạm Quỳnh, kể rằng sau khi cha bị giết, Bà cùng chị Phạm Thị Giá ra Hà Nội gặp Hồ qua sự giúp đỡ của Vũ Đình Huỳnh, bí thư Phủ Chủ Tịch. Trong dịp này, Hồ đổ tội cho Việt Minh ở Huế: “Hồi ấy tôi chưa về, và trong thời kỳ quá độ có thể có nhiều sai sót đáng tiếc”. Cả nước đều biết Hồ “đã về” Hà Nội từ tháng 8.45 và đọc “tuyên ngôn độc lập” ngày 2.9, bốn ngày trước khi Quỳnh bị giết. Nếu sự thật việc giết là “sai sót đáng tiếc”, sao không sửa sai trong suốt 66 năm?

4. TẠ THU THÂU (1906 – 1945)

Mồ côi mẹ lúc 11 tuổi. Ông vừa đi học vừa phụ việc giúp cha nuôi sống cả nhà.

1927 qua Pháp học đại học Paris. Điều khiển Đảng Việt Nam Độc Lập từ 1928, chống Pháp trên lập trường một người quốc gia.

Theo Phương Lan (“Nhà Cách Mạng Tạ Thu Thâu”, diendantailieu.com): Sau khi Stalin thanh trừng Trotsky, Thâu đâm ra nghi ngờ chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa gì mà cùng màu da, giòng giống nhưng tư tưởng khác biệt là thanh toán nhau, không còn một chút tình cảm gì cả. Họ cùng tranh đấu, cùng hiến thân vì chủ nghĩa, rốt cuộc rồi cũng bị loại trừ đi một cách phủ phàng. Cởi ách Pháp để tròng vào đầu cái ách cộng sản độc tài, thì đó cũng là con đường nô lệ. Dịch Chủ Tái Nô. Có gì hơn !

Nhận thức như vậy nên Thâu cho Quốc Tế cộng sản chỉ là công cụ của  đế quốc đỏ mà thôi. Bởi vậy Thâu từ chối sang Nga học khi có người mời, từ chối cả gia nhập đảng cộng sản.

1929 trở thành lãnh tụ Trốt kít Việt Nam đầu tiên.

1930 cùng một số kiều dân Việt tham gia biểu tình trước dinh Tổng Thống Pháp, phản đối thực dân xử tử 13 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau đó bị trục xuất về nước.

Tiến Sĩ Trần Mỹ Châu cho biết từ 1933, hai nhóm Đệ Tam và Đệ Tứ  liên kết chống Pháp, diễn thuyết, xuất bản báo La Lutte (Tranh Đấu) với mục đích đòi độc lập cho đất nước và bảo vệ quyền lợi giới thợ thuyền. Nhưng đến 1937, Stalin ra lệnh tiêu diệt những người theo xu hướng Trotsky. Đảng cộng sản Pháp nhận chỉ thị, liền khuyến cáo nhóm Đệ Tam Việt Nam phải chấm dứt hợp tác với Đệ Tứ.

Từ 1930 – 45, Tạ Thu Thâu là nhà ái quốc lừng danh. Hoạt động cách mạng bằng mọi phương tiện: báo chí, ứng cử Hội Đồng Thành Phố Saigon và Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ để tranh đấu cho đồng bào. Chỉ 8 năm (1932 – 40), Ông bị kết án 13 năm tù và 10 năm biệt xứ.

1944 được phóng thích.

1945 bị Việt Minh sát hại trên cánh đồng dương bên bờ biển Mỹ khê, Quảng Ngãi.

Là nhà cách mạng kiên cường, cây bút sắc bén, diễn giá xuất sắc, trí thức uy tín, ôn hòa, nhã nhặn. Những người biết Ông đều nhắc nhở với lời lẽ đầy kính trọng.

Nhà Phê bình Thiếu Sơn nhận xét: Không ai phủ nhận được tấm lòng yêu nước của Thâu, chẳng những yêu nước mà còn hy sinh cho nước. Chỉ có điều khác là nói tới nước, Ông liền nghĩ tới dân, nhất là dân vô sản. Còn nhiều ông thì khi nói tới giang sơn gấm vóc, là nghĩ ngay đến những gấm vóc che phủ nơi nhà các ông, mà không cần biết tới kẻ khố rách áo ôm là đa số đồng bào ruột thịt của mình.

Tác giả Nguyễn Văn Thiệt kể lại cái chết của Tạ Thu Thâu (tuần báo Hồn Nước ngày 30.7 và 7.8.1949, Paris): Ai đi ngang qua Quảng Ngãi trong khoảng tháng 9.45 cũng biết đến không khí hãi hùng: các tín đồ Cao Đài, trí thức, phú hộ, nhà cách mạng quốc gia…bị Việt Minh chém giết, chôn sống, mổ bụng, chặt đầu mỗi ngày. Chết nhiều đến nỗi một tờ báo thân Cọng đã lên tiếng: “ở Quảng  Ngãi ngày ngày đầu người rụng như sung”.

Một buổi sáng tôi đang đứng dựa cửa nhà giam thiu thiu ngủ thì bỗng giựt mình vì nghe các bạn tù kêu lên: Tạ Thu Thâu ! Tạ Thu Thâu ! khiến tôi tỉnh hẳn người. Tạ Thu Thâu? Trời ơi!  Trong bao lâu, khi còn đi học, tôi đã nghe đến tên Người, đã bị mê hoặc vì cái oai hùng của đời Người, dệt toàn bằng tranh đấu, hy sinh và đau khổ. Dưới thời Pháp thuộc, lắm nhà cách mạng khác trốn ở hải ngoại thì Tạ dám về hoạt động ngay trong nước và chịu tù, chịu tội. Cái tên Tạ Thu Thâu từ bao nhiêu năm và ngay cả đến bây giờ luôn gợi trong trí óc tôi hình ảnh của một người ngang tàng khí phách, coi sự tù tội, hình phạt thể xác như một sứ mệnh thiêng liêng mà Người phải chịu đựng lấy để giải thoát cho đồng bào.

“Các bạn tù tranh nhau nhìn qua cửa. Từ một phòng giam có 7,8 dân quân mang súng, gươm, lựu đạn…lôi ra  người đàn ông ốm lỏng khỏng mà tôi nhận ra ngay là Tạ Thu Thâu. Ông mặc sơ mi cụt tay có hai túi trên ngực, quần tây dài, chân đi giày vàng. Áo quần đã bàu nhàu bẩn thỉu, nhiều  vết đen đỏ còn đọng, dấu tích những cuộc tra tấn vừa qua.

“Râu tóc rối beng, mặt mày hốc hác, nhưng cặp mắt vẫn bình tĩnh nhìn mọi người, miệng Ông hơi nhếch một nụ cười.

Các bạn tôi lao xao: 

“Lần này thì Tạ Thu Thâu phải chết” ! 

Một người nào đó nói nhỏ:  – Quân khốn nạn ! 

Tôi gián mắt nhìn đám người hùng hổ đi với ông chủ tịch luôn mồm la hét, nạt người này, ra lệnh kẻ kia, và ở giữa, một bóng trắng chập choạng  bước đi…biến sau rặng cây có khoảnh đất trống gọi là pháp trường.

“Tôi bàng hoàng quá đổi, không biết mình tỉnh hay mê. Thâu bị Pháp giam vừa ở tù ra. Thân thể bị tiêm thuốc cho chết xuội đi một bên. Người suốt đời hy sinh và tật nguyền vì dân tộc, thì còn có thế phạm tội gì với quốc gia mà đến nỗi khi Việt Nam vừa mới có chút chủ quyền thì lại bắt bớ, đọa đày và xử tử.

“Các bạn tôi nói Thâu bị buộc tội phản cách mạng, âm mưu lật đổ chính quyền. Tra tấn bao nhiêu Ông cũng đếch thèm khai. Một người bạn nói:

– Tội Thâu nặng hơn nhiều. Ông phạm cái tội rất lớn là được dân chúng thương yêu !

Anh lính gác cửa phòng thổ lộ: Từ Nam bộ, Trần Văn Giàu đánh điện cho các tỉnh, ra lệnh hể ai gặp Thâu thì bắt lại. Sau khi ủy ban tỉnh báo cho Saigon biết đã bắt giam Thâu, liền được lệnh phải giết ngay lập tức. Khi đem ra pháp trường, Họ Tạ diễn thuyết hay quá, đúng quá nên mấy anh lính đều bỏ súng buông lơ, có anh khóc, không ai dám bắn.

Lại đem Ông về lao. Đánh điện vào Saigon hỏi sợ có giết lầm chăng, nhưng Giàu ra lệnh phải giết.

Trước mũi súng, Họ Tạ lại diễn thuyết kêu gọi chút mảy may lương tâm của đám người chỉ biết vâng lệnh trên. Cũng không ai dám bắn. Rồi lại mang về, rồi lại đem đi.

“Hôm nay thì chắc Thâu phải chết” ! Các bạn tôi và lính canh đều bảo thế, vì vừa hay tin có điện ở Hà Nội gởi vô khiển trách ủy ban bất tuân thượng lệnh.

Tôi nghẹn ngào lo sợ, ngồi bệt xuống đất, hồi hộp đợi chờ. Trong cái im lặng rợn người, một tiếng đoành !

Bỗng anh lính gác kêu lên:

– Chu cha! Thâu lại về ! 

Tất cả nhao nhao. Quả Thâu về thiệt. Đám người đi qua rặng cây. Nước mắt tôi trào lên sung sướng khi thấy cái bóng trắng khấp khiễng kia có vẻ vững chắc hơn và tôi thoáng thấy nụ cười ngạo mạn.

Họ vừa đến cổng lao thì một cậu trai trẻ mặc áo nâu quần sooc ra vẻ học trò mười bảy tuổi, đang đứng cạnh cổng, hung hăng nhảy ra, rút cây dao găm dắt ở lưng đâm mạnh vào vai Thâu, miệng vừa hét:

– Đồ Việt gian phản động ! 

Rồi đạp Thâu vào bụng cho ngã quỵ  xuống đất, đoạn đấm, đá túi bụi.Tôi nhớ một đám người bao quanh bóng trắng đang quằn quại giữa vũng máu. Và từ đó, giọng the thé của tên thiếu niên vang lên:

– “Các đồng chí hèn quá, một thằng Việt gian cũng không dám giết !”.

Mộ Tạ Thu Thâu chôn cất ở làng Xuân Phổ, Quảng Ngãi. Người dân địa phương biết Họ Tạ như Bậc hiền tài nên rất kính trọng. 

Tác giả Đỗ Kh. (“Một Cánh Đồng Dương”, Talawas.org) ghi lại cuộc nói chuyện với Nhân Vật biết kẻ sát hại Tạ Thu Thâu:

“Đầu tháng 9.1945, nhà cách mạng Tạ Thu Thâu bị sát hại như một tên Việt gian.

– Do ai giết?

– “Thì thằng Giàu chứ còn ai !”, người đàn ông quát. Tuy đã lớn tuổi và đẩy đà bệ vệ, từ chân mày đến giọng nói bác sĩ Hồ Tá Khanh (Bộ trưởng Y tế nội các Trần Trọng Kim), khi trong thập niên 80 tôi có dịp tiếp xúc với Ông nhiều lần, vẫn còn cái quắc thước của một người trung trực. “Đến tôi mà nó cũng còn định giết ! Đó là cái thằng…bất nhân bất nghĩa. Lúc nó sang Pháp, chính anh Thâu lo cho nó từng bữa ăn đến quyển sách !” Ông nghẹn cả giọng.

“Nó…nó…Có lần tôi lên Paris, Anh Thâu đưa mấy cuốn sách, nhắn là mang về Marseille cho Giàu nó đi học. Mà thằng đó thì học hành cái gì! Sau này nó sang Moscou vài tháng cho tụi Komintern huấn luyện, nó trở về học được cái giết người !”. Thiếu điều Ông văng tục !

Bà Phương Lan than thở: 

“Tạ Thu Thâu mất. Gia đình mất đứa con trung hiếu, bằng hữu mất người bạn chí tình, giới cách mạng mất một chiến sĩ can trường, hy sinh, đức độ, yêu nước vô biên.

Dân tộc mất người tài, trọn đời chỉ biết phụng sự xã hội, quốc gia.

Cả một thế hệ mới hun đúc đấng vĩ nhân lạ thường như thế, một tinh hoa, ngôi sao sáng độc đáo của nước nhà, làm gì có được người thứ hai như Tạ Thu Thâu” !

Năm 1946, Minh Tải Đặng Văn Ký viết bài thơ “Khóc Tạ Thu Thâu” đăng trong tác phẩm “Thím Bảy Giỏi” của Đỗ Bá Thế: 

Tin: Quảng Ngãi anh Thâu bị giết

Khắp miền Nam chi xiết hoang mang…

Cuộc cách mạng mới mở màn, 

Người trung lâm nạn, đứa gian lộng quyền 

 

5. TRẦN VĂN THẠCH (1905 – 1945)

Tiểu sử trích từ tác phẩm “Nhà Cách Mạng Trần Văn Thạch” của Trần Mỹ Châu, Phan Thị Trọng Tuyển dịch (sites.google):

Học sinh giỏi trường Chasseloup – Laubat. Đậu Tú Tài hạng Ưu 1925. Du học Pháp. Giật mãnh bằng Cử Nhân Giáo Khoa Văn Chương Đại Học Sorbonne.

Sống giản dị, cởi mở, thân tình chia sẻ với bạn bè. Quan tâm giai cấp bình dân.

1927 được bầu Chủ tịch Đại Hội Sinh Viên Đông Dương đầu tiên.

Lúc học ở Pháp, Ông cho ra tờ báo Sinh Viên An Nam để kêu gọi sinh viên đoàn kết, chống áp bức, bất công của chế độ thuộc địa và thể chế quân chủ quan lại tham nhũng, bằng cách tham gia hoạt động chính trị, tranh đấu hòa bình, tránh bạo lực.

Trong bài “Một Giấc Mơ Độc Đáo” đăng trên báo này lúc mới 22 tuổi, Ông mơ ước một nước Việt Nam độc lập không lệ thuộc Nga Tàu, với chính thể đa đảng – hai khối tư sản và vô sản hợp tác với nhau – cùng chính sách an sinh xã hội dựa theo mô hình các nước Âu châu tiên tiến.

1934 cùng Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm…thành lập Nhóm La Lutte, ra tờ báo do Ông làm chủ bút. Trong cuộc bầu cử Hội Đồng Nam Kỳ 1939, nhóm Thâu, Hùm, Thạch thắng vẻ vang xu hướng cộng sản.

Rồi bị giam Khám Lớn, 1940 lãnh 4 năm tù và 10 năm biệt xứ. Do gia đình quá túng thiếu, người vợ phải đưa con cái về quê nương nhờ chú bác, cô cậu.

Sau ngày Nhật đảo chánh, Ông tái lập Nhóm Tranh Đấu. Khi Pháp trở lại Saigon, phe Ông giao chiến ác liệt nhưng bị tổn thất nặng nề. Lúc ấy, chẳng những không tiếp cứu trợ giúp, cộng sản còn rải truyền đơn tước vũ khí của Nhóm. Trong cảnh tranh tối tranh sáng, Ông bị Việt Minh sát hại  tháng 10.45.

Trước 1975, đường Trần Văn Thạch nằm bên hông Chợ Tân Định. Việt Cộng về đã xóa tên Ông.

Nhà Báo Ngô Nhân Dụng có bài viết “Tưởng Nhớ Trần Văn Thạch và Các Đồng Chí của Ông” (nguoiviet.com): “Sau khi ám sát Trotsky, Stalin vẫn ra lệnh cho Đệ Tam phải tiêu diệt tất cả phe Đệ Tứ. Hồ Chí Minh tuân hành mệnh lệnh đó hung hãn nhất. Hồ nơm nớp sợ Stalin nghi ngờ, sợ chính mình có thế bị Chúa Đỏ loại trừ, cho nên làm gì cũng phải hỏi ý kiến Stalin và dốc lòng diệt trừ phe Đệ Tứ để lập công.

Tạ Thu Thâu từng gọi Liên Xô là “Đế  Quốc Đỏ”. Một dạo ra Hà Nội gặp Hồ, lúc đó Thâu thẳng thắn trả lời câu hỏi: “Đảng của anh không nhận lệnh từ đâu hết?”.

– Không nhận bất cứ từ đâu, không nhận từ Nga hay từ Trung cọng. Chúng tôi sợ nhất là người Tàu (trang 449, sách của Trần Mỹ Châu đã dẫn).

Năm 1945, trước khi rời Cần Thơ lên Saigon, Thạch dặn dò con trai trưởng Trần Văn Tự lo trông nom các em: “Tây nó bỏ tù ba mà không giết. Đệ Tam sẽ giết ba”. Ông Tự cho biết, thân phụ mình có 3 chủ trương: bất bạo động, đấu tranh chính trị công khai trong vòng luật pháp và không muốn gây chia rẽ hàng ngũ những người Việt đang tranh đấu giành độc lập.

Chính chủ trương không chia rẽ những người Việt cùng yêu nước đã khiến cả 3 Ông bị bọn Đệ Tam cuồng tín thủ tiêu. Bọn đó mới có dã tâm sát hại nhiều chiến sĩ quốc gia, từ Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo…

Cộng sản Đệ Tam căm thù người khác chính kiến ngay trong ngục tù. Ông Thạch kể cho con trưởng biết tại Côn Đảo, bọn Đệ Tam chú tâm gài tù nhân phe họ vào 3 ban: Nhà Bếp, để lén lấy cơm thêm cho “phe ta”, Trạm Xá Y Tế để cứu bệnh nhân Đệ Tam, bỏ mặc phe khác chết, Làm Bồi cho Tây để ngóng tin và tố cáo những người đảng phái khác. Ông kể, ở Côn Đảo, Nguyễn An Ninh bị kiết lỵ được đưa tới bệnh viện, nhưng người phụ trách trạm y tế phe Đệ Tam không cho Ông thuốc vì đã từ chối theo cộng sản”.

Trong buổi lễ ra mắt sách “Nhà Cách Mạng Trần Văn Thạch”, Sử Gia Trần Gia Phụng phát biểu: đọc kỹ sách này, chúng ta khám phá ra là, ít nhất thời Pháp thuộc, những người bất đồng chính kiến có quyền bày tỏ ý kiến, tranh đấu bất bạo động, viết hoặc xuất bản sách báo, diễn thuyết, tức là có quyền tự do ngôn luận. Chẳng những thế, những người bất đồng chính kiến còn có quyền ứng cử, tức là có quyền tự do chính trị, chưa kể những quyền tự do khác như tự do giáo dục, không theo một chủ nghĩa nào, tự do du học, tự do cư trú (không cần hộ khẩu), tự do mưu sinh, tự do tôn giáo. Thời Pháp thuộc, hai tôn giáo được thành lập mà không cần xin phép, nhưng vẫn được tự do truyền và hành đạo là Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, trong khi ngày nay cả hai bị truy bức gắt gao tàn bạo.

Giáo Sư Phụng cho biết có những bài châm biếm, chống bạo quyền, chống áp bức bất công của Pháp…nhưng vẫn không bị tù. Chuyện này chẳng  hề xảy ra ở Việt Nam ngày nay.

Nhà Văn Vũ Thư Hiên cũng nói: “Hận thù có thế xóa bỏ, nhưng tội ác thì không được quên. Tội ác bị quên lãng sẽ quay lại, chắc chắn là thế…”.

Tưởng niệm Tạ Thu Thâu và Trần Văn Thạch, không thể không nhắc đến 

Phan Văn Hùm (1902 – 1946) là bạn cách mạng chí cốt của cả hai Ông.

1922 đỗ thành chung.

1923 – 25 học Cao đẳng Công Chánh Hà Nội 

1928 bị Pháp bắt giam. Trong ngục, viết Ngồi Tù Khám Lớn, sách vừa ấn hành xong thì cấm lưu hành 

1929 du học Pháp. Đậu Thạc sĩ Triết, Đại học Sorborne.

1933 về nước, điều hành tờ La Lutte 

1936 – 39 tiếp tục viết báo và tham gia nghị trường để có tiếng nói lên án chế độ thực dân và bảo vệ quyền lợi đồng bào. Trúng cử Hội Đồng Thành Phố Saigon và Hội Đồng Quản Hạt Nam kỳ.

1939 – 40 tù Côn Đảo 

Đầu 1946 mãn tù. Bị cộng sản thủ tiêu.

Tác giả Trần Bảo Định viết tiểu luận: Nỗi Lòng Đồ Chiếu hay Phan Văn Hùm?(vanhocsaigon.com): “Phan Văn Hùm, người con đất Búng, Lái Thiêu. Tuy chưa đạt thành tâm nguyện cứu đồng bào thoát kiếp đời dân thuộc địa, song Ông đã làm xứ sở rạng danh và lưu lại cho hậu thế tấm gương trí thức Nam kỳ vững ý chí, chắc tiết tháo, thệ nguyện vì chính nghĩa quyết đấu tranh dù phải bị sát hại, mất xác. Đời Ông, lúc sống cũng như sau khi chết, lắm điều tiếng thị phi, tên tuổi bị xóa. Dẫu sao đó cũng thuộc về đời của đất nước mà Ông đã tận hiến. Trong lòng dân Việt đều coi trọng và gọi Ông là “chí sĩ yêu nước”.

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm (Quyển “Phan Văn Hùm” của Trần Ngươn Phiêu và Sự Thật Lịch sử, sites.google.com): những trí thức miền Nam du học Pháp như: Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Hồ Văn Ngà…là những người có căn bản học vấn, có kiến thức sâu rộng về văn hóa, chính trị xã hội, vượt hẳn căn bản học vấn Hồ Chí Minh. Họ có thái độ phản tỉnh, biết đặt câu hỏi và biết suy tư, hơn hẳn thái độ chỉ biết nghe theo và thuần phục của Hồ. Bởi vậy nên cùng sống qua ở Pháp nhưng họ không chấp nhận cộng sản, không mù quáng theo gót Stalin. Trong khi đó Hồ đã dễ dàng trở thành đồ đệ của cộng sản đệ tam và tuân hành triệt để chính sách Stalin. Những người trí thức cách mạng này chắc chắn là thông minh, học rộng và hiểu biết hơn Hồ nhiều lắm. Rủi ro thay là họ đã thua, lý do vì Hồ là con người quỷ quyệt nhất trong số những kẻ quỷ quyệt từ trước tới giờ ở trên đất nước Việt Nam mình.

Giáo Sư Liêm nói thêm: Nếu giết người là tội phạm thì cộng sản là một tội phạm. Tội của họ còn nặng hơn nữa khi giết hại những người vô tội. Và còn nặng hơn nhiều khi họ thủ tiêu những nhà yêu nước đã từng tranh đấu dành độc lập, hạnh phúc cho nhân dân.

Tội lại càng nặng hơn khi họ cố tình che giấu sự thật lịch sử. Tướng  Grigorenko, trong bức thư gởi cho tập san sử học Nga năm 1975 đã viết: “che giấu sự thật lịch sử là một tội phạm đối với dân tộc” (concealment of the historical truth is a crime against the people”. Tội của cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và lịch sử nước nhà là một cái tội tày trời…

Nhà cầm quyền hiện nay đã xóa tên đường Phan Văn Hùm trước nhà ga Saigon, để mong dân chúng quên đi tên tuổi của một nhân tài, một nhà cách mạng trọn đời yêu nước thương dân.

6. TRƯƠNG TỬ ANH (1914 – 1946)

Theo Tài Liệu của Đại Việt Quốc Dân Đảng:

1934 học Luật Khoa Hà Nội. Ông từng viết: “những triết thuyết, những chủ nghĩa chính trị đương thời đều không thích hợp với dân tộc Việt Nam và đều có sai lầm”. Vì vậy mà năm 1938 Ông công bố chủ thuyết tư tưởng về triết học và chính trị: chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn. Ông khẳng định: “Vấn đề sinh tồn là trung tâm điểm của lịch sử. Mục đích thiêng liêng của mọi sự hành động của loài người từ xưa tới nay là mưu sự sinh tồn cho mình.

Trong bài “Đại Việt Quốc Dân Đảng và Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của Chí Sĩ Yêu Nước Trương Tử Anh” (onnguonsuviet.com) có đề cập quan điểm của Ông: “Dân tộc ta phải tự giải quyết lấy vấn đề sinh tồn của mình. Người nào không tin ở mình là người bỏ đi. Dân tộc ta muốn trở nên phú cường, phải nuôi lấy đức tự tin, tự cường. Phải tự suy xét cho ra cái cớ hưng vong của mình và tìm phương tự cứu. Để làm được điều này cần có tinh thần quốc gia. Muốn đến đích chúng ta phải phát triển cực độ tinh thần ấy. Tuy nhiên mục tiêu lâu dài là sự sinh tồn của dân tộc. Tập trung vào việc phát triển kinh tế và đời sống dân sinh.

Trương Tử Anh cho rằng chủ nghĩa cộng sản là chủ thuyết không tưởng, phi thực tế. Ông nói: chúng ta phản đối các khuynh hướng siêu quốc giới, không mơ màng đến những việc không thể làm được. Chúng ta nhìn vào thực tế và chỉ lo toan cho lợi quyền và sự sống còn của dân tộc ta thôi.

Chúng ta phải nhận thức rằng trên lập trường quốc tế, giữa các quốc gia chỉ có quyền và lợi mà thôi. Mọi hành động của nước này đối với nước khác không ngoài mục đích ấy.

Tóm lại, tôn chỉ hoạt động của Đại Việt là “bài phong, đả thực, diệt cọng”.

Tác giả Nguyễn Lộc Yên (“Trang Sử Việt: Trương Tử Anh”, Việt Báo 2.6.2017) nhận định: nhờ tài lãnh đạo khôn khéo của Ông, chỉ trong thời gian ngắn, Đảng đã xây dựng các cơ sở khắp Việt, Lào và Miên.

Ông Yên để lại bài thơ: Cảm Phục Trương Tử Anh

Trương Tử Anh, tiết nghĩa sắt son !

Miệt mài tranh đấu giữ giang sơn 

Quốc gia độc lập, lòng mong mỏi 

“Dân Tộc Sinh Tồn”, vương vấn luôn.

1943 bị Pháp bắt giam

1944 kết hợp với Đại Việt Quốc Xã (Nguyễn Xuân Tiểu), Đại Việt Duy Dân (Lý Đông A) và Đại Việt Dân Chính (Nguyễn Tường Tam) thành mặt trận 

chung, lấy tên Đại Việt Quốc Gia Liên Minh.

1945 đưa ra kế hoạch 4 điểm nhằm chống lại sự gian trá của cộng sản trong việc bầu cử quốc hội và thành lập chính phủ liên hiệp:

1. Phát động phong trào toàn dân bất hợp tác với Việt Minh 

2. Tách rời Cựu Hoàng Bảo Đại ra khỏi Việt Minh 

3. Thành lập trung tâm chính trị hải ngoại để yếm trợ cho cuộc chiến đấu chống thực dân và cộng sản ở quốc nội 

4. Củng cố các chiến khu, tăng cường khối Quốc Dân Quân, mở rộng địa bàn hoạt động.

Tháng 12.45 Thành lập Mặt Trận Quốc Dân Đảng Việt Nam, gọi tắt là Việt Quốc, bao gồm Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Dân Chính với Trương Tử Anh làm Chủ Tịch, Vũ Hồng Khanh: Tổng Thư Ký và Nguyễn Tường Tam: Bí Thư Trưởng.

Trong năm 1946 Ông vẫn bí mật hoạt động, điều khiển các cơ sở Đảng chiến đấu chống cọng và thực dân, cho đến ngày Pháp tấn công Hà Nội (19.12.46) thì bị công an cộng sản thủ tiêu. 

Mặc dù mất đi nhưng tinh thần Trương Tử Anh bất diệt. Các đảng viên vẫn tiếp tục chiến đấu cho những mục tiêu cao cả đã đề ra là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường. Tuy nhiên qua thời gian, đã có những thay đổi về danh xưng và thành phần lãnh đạo.

Suốt hơn 80 năm, Đảng Đại Việt có giai đoạn đóng góp vai trò đáng kể trên chính trường miền Nam. Đặc biệt là từ 1964, nhiều vị lãnh đạo tham chính như Hà Thúc Ký (Bộ Trưởng Nội Vụ), Nguyễn Tôn Hoàn (Phó Thủ Tướng), Phan Huy Quát (Thủ Tướng).

Trong kỳ bầu cử Thượng Viện 1967, Liên danh Đại Việt đã đắc cử cùng 5 liên danh khác. Giai đoạn này Đảng phát triển mạnh, tổ chức hoạt động khắp 26 tỉnh thị bộ từ miền Trung đến Nam Phần. Tổng Thống Thiệu và Thủ Tướng Khiêm từng là Đảng Viên Đại Việt.

Nhà Báo Việt Thái (Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi 28.10.2017) nhận xét: Trương Tử Anh là thủ lãnh trẻ tuổi của một đảng phái có tầm vóc lớn, với chủ trương vận dụng sức mạnh của dân tộc và đạo sống Việt để cứu nước, thay vì dựa vào các chủ thuyết ngoại lai và sự giúp đỡ của ngoại bang. Ông cũng là một trong những nhà cách mạng đầu tiên nhận thức được hiểm họa của cộng sản đối với xã hội và đất nước. Thực tế hiện nay cho thấy là vị thủ lãnh Đại Việt ngay từ đầu đã có những nhận định rất đúng đắn, vì thế trở thành một đối tượng mà cộng sản phải tiêu diệt bằng mọi giá, trong khi miệng lưỡi họ luôn hô hào đoàn kết để chống Pháp.

Thế nhưng cái tên Trương Tử Anh vẫn mãi mãi được ngưỡng mộ trong lòng những người từng mang lý tưởng đấu tranh chống Pháp và chống cọng. Lịch sử Việt Nam mãi ghi tên Ông vào danh sách những trí thức lớn đã cổng hiến đời mình cho việc khôi phục nền độc lập nước nhà, nhưng cuối cùng lại bị chính những kẻ tự xưng là “cách mạng” giết hại chỉ vì không chấp nhận chủ thuyết cộng sản, một chủ thuyết “phản dân hại nước” !

Năm 1986, Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo Sư Đại Học George Mason (Mỹ), đã được sự bảo trợ của Social Science Research Council, để thực hiện cuộc phỏng vấn nhiều đảng viên cao cấp của Đại Việt (Nguyễn Mạnh Hùng, “Phần Giới Thiệu Đại Việt Quốc Dân Đảng”

 

PHẠM VĂN DUYỆT

 

https://khoahocnet.com/2022/05/17/pham-van-duyet-muoi-vu-viet-cong-sat-hai-nhan-tai-cua-dat-nuoc/

 

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.