Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 26 January 2017

Dân Muốn Biết: Mỹ rời TPP - nhân quyền tại Việt Nam sẽ tốt hơn?

Mỹ rời TPP - nhân quyền tại Việt Nam sẽ tốt hơn?


Image result for trump TPP withdrawalKhi Tổng Thống Donald Trump ký quyết định không tham gia TPP, trao đổi với BBC Việt ngữ nhà báo Phạm Chí Dũng có 4 nhận định tóm tắt như sau:
"Không có TPP, thứ nhất là công đoàn độc lập sẽ không được thành lập, không được thí điểm thành lập, thứ hai không chấp nhận, không thừa nhận xã hội dân sự, thứ ba là sẽ không có thả tù nhân lương tâm,… và thứ tư là sẽ 'đàn áp' nhiều hơn…”
Ông Dũng đặt không đúng vấn đề. Quyết định ông Trump không phải “không có TPP”, đúng ra phải là “TPP không có Mỹ”. 11 quốc gia còn lại sẽ tiếp tục ngồi lại với nhau và (có thể) TPP vẫn sẽ tồn tại.
Đương nhiên Hoa Kỳ vẫn được xem là quốc gia chủ lực nên quyết định không tham gia TPP của Mỹ có ảnh hưởng đến hiệu quả của TPP về mọi mặt.
Nhưng đừng quên rằng thay vì đứng chung trong TPP, Hoa Kỳ sẽ tiến hành các Hiệp Định song phương, trong đó sẽ (có thể) có Hiệp Định giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Bài viết này đứng từ nhận định nói trên cho thấy nhân quyền tại Việt Nam (có thể) sẽ tốt hơn.

Thất bại mậu dịch toàn cầu
Khi đặt bút ký lệnh ông Trump tuyên bố: "Điều chúng ta vừa mới làm là một điều vô cùng to lớn cho người lao động Mỹ."
Trên lý thuyết giao thương tự do sẽ mang lại lợi ích chung cho mọi quốc gia. Thực tế lại chứng minh Hoa kỳ chịu thiệt thòi chịu bất công vì:
Trong khi Mỹ thả nổi đồng tiền, thì Trung Quốc, Việt Nam định giá đồng tiền, giảm giá hàng xuất cảng, tăng giá hàng nhập cảng, gây bất lợi cho Mỹ.
Trong khi nghiệp đoàn và hội đoàn Mỹ hoạt động tự do, thì Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia cộng sản mọi hội đoàn đều bị Măt Trận Tổ Quốc và đảng cộng sản kiểm soát.
Trong khi các doanh nghiệp của Mỹ phải cạnh tranh sống còn, thì tại Trung Quốc, Việt Nam nhiều tập đoàn kinh tế nằm trong tay nhà nước hay được nhà nước bảo hộ.
Trong khi môi trường tại Mỹ được quan tâm đúng mức, tại Trung Quốc và Việt Nam môi trường đang bị hủy hoại trầm trọng.
Trung Quốc, Việt Nam đánh thuế hàng của Mỹ rất nặng, thật bất công khi hàng hóa hai nước trên nhập vào Mỹ một cách dễ dàng nhẹ thuế.
Việt Nam chỉ là một sân sau của hàng hóa Trung Quốc, ưu đãi cho Việt Nam không khác gì ưu đãi cho Trung Quốc, quốc gia đang được chính phủ Trump quan tâm.
Và điều quan trọng nhất Mỹ là quốc gia tự do, còn Trung Quốc, còn Việt Nam là hai quốc gia cộng sản, người dân hai nước này không có 1 chút quyền.
Hậu quả là hằng chục triệu lao động Mỹ bị mất việc và hằng triệu người khác đang bị đe dọa mất việc khi Hiệp Định TPP có hiệu lực.
Những người này đã bầu cho ông Trump. Và vì thế ông Trump sẽ phải đại diện quyền lợi của họ và bảo đảm quyền có công ăn việc làm cho họ.
Tóm lại, một hiệp định song phương giữ Hoa Kỳ và Việt Nam nếu được ký kết sẽ rất cụ thể để có thể kiểm soát một cách có hiệu quả các điều khoản về công đoàn, tự do lập hội và hội họp… nói chung là tốt hơn cho nhân quyền Việt Nam.

Sửa soạn cho công đoàn tự do
Trên diễn đàn BBC tôi đã từng chia sẻ ý kiến là phong trào công đoàn tại Việt Nam chẳng khác gì những ngọn gió tự phát, thiếu tổ chức và nhanh chóng tàn lụi. Vì thế công đoàn tự do tại Việt Nam gần như chưa có.
Vẫn biết nhà cầm quyền cộng sản luôn kềm tỏa phong trào là lý do khách quan. Nhưng thiếu đường lối, chiến lược để xây dựng được tổ chức xuất phát từ công nhân, phục vụ công nhân, phát triển nhờ công nhân chính là vấn đề những người hoạt động công đoàn cần nhận ra.
Nếu tình trạng vẫn tiếp tục thì mọi Hiệp Định thương mãi sẽ chẳng mang lại mấy lợi ích thiết thực cho tầng lớp công nhân và công đoàn cũng chỉ là biến dạng của công đoàn nhà nước hiện nay.
Xin mời bạn đọc xem lại hai bài viết “Cần nhận định đúng về đình công” (http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/04/150404_view_on_vn_strikes) và “Công Đoàn Việt Nam con đường chưa khai phá” (http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/02/160207_vietnam_trade_union_path)

Xã hội dân sự đã và đang chuyển biến
Chẳng khác gì sinh hoạt công đoàn tự do các tổ chức mệnh danh là tổ chức xã hội dân sự mà nhà báo Phạm Chí Dũng nhắc đến vừa ít, vừa thiếu tổ chức, thiếu sinh hoạt và đang tự cô lập.
Thực tế trong vòng 20 năm trở lại đây tại Việt Nam đã hình thành một xã hội dân sự với thật nhiều tổ chức hoạt động công khai.
Các tổ chức dân sự gồm tổ chức tôn giáo, hướng đạo, đồng hương, từ thiện, môi trường, nghiên cứu, các câu lạc bộ, các nhóm thân hữu. Họ đều là những tổ chức vô vụ lợi với những mục đích khác nhau.
Các tổ chức này sẽ càng ngày càng mở rộng và thoát dần sự kiểm soát của nhà cầm quyền cộng sản. Xin đọc bài “Đừng vội phê phán mọi tổ chức dân sự” để nắm thêm chi tiết (http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/11/151130_vn_civil_society_reality_prospects)

Nhân Quyền Việt Nam nhìn chung
Để giữ vững thể chế, nhà cầm quyền cộng sản thường xuyên và liên tục gia tăng đàn áp thành phần hoạt động xã hội.
Nhưng vì nhân quyền là giá trị chung cho toàn nhân loại, các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Liên Minh Âu Châu có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở nhà cầm quyền Hà Nội.
Và để việc nhắc nhở nhà cầm quyền Hà Nội họ không chỉ dùng các hiệp định thương mãi, họ dùng mọi phương tiện có thể có được như ngoại giao, viện trợ, quân sự, giáo dục,…
Về nhân quyền cho Việt Nam rất có thể chính phủ của ông Trump sẽ cứng rắn hơn các chính phủ Hoa Kỳ trước đây. Ông cũng sẽ không để nhà cầm quyền cộng sản lợi dụng nhân quyền như một phương tiện mua bán, đổ chác tù nhân lương tâm.

Kết
Khi Tổng Thống Obama sang thăm Việt Nam ông nhắc nhở chúng ta chuyện Việt Nam là của người Việt.
Tổng Thống Trump gởi một tín hiệu mạnh mẽ và rõ ràng hơn người Mỹ phải lo cho người Mỹ và người Mỹ sẽ thương lượng với người Việt một cách công bằng và bình đẳng hơn.
Nói chung nhân quyền bao gồm các quyền hoạt động công đoàn, hoạt động dân sự không do ai ban cho chúng ta, mà phải qua sự bền bỉ vừa đấu tranh, vừa học tập, vừa thực tập mới có thể có được.
Khi chúng ta chưa nhận định đúng vấn đề, chưa có được đường lối, chiến lược để hoạt động đúng đắn thì đừng vội mong chờ nhân quyền được tốt hơn qua bất cứ Hiệp Định nào.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
26/01/2017

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.