Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 2 December 2016

Trần Quốc Anh: thế hệ hậu duệ "Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại"

Kính thưa Quý vị,

Ngày 29 tháng 11, 2016, qua Diễn Đàn Chính Nghĩa, chúng tôi nhận được email của ông Trần Văn Hiếu, trình bầy về sự bất mãn của ông trước việc Bà Hoàng Minh Thúy, chủ báo Xây Dựng, xuyên tạc chuyện đời tư của một người có lòng phục vụ CĐ, mà theo ông, người đó là “Trung Tá Lục Quân HK Trần Quốc Anh, Chủ Tich CĐNVQG tại Houston, một người trẻ rất dễ thương, có nhiều năm sinh hoạt giúp đỡ cho CĐ, rất được lòng các Chú Bác cựu QN QLVNCH.” Tiếp theo phần trình bầy của ông là nguyên văn Thư Ngỏ của ông Trần Quốc Anh (nguyên văn xin click vô đây). Dù không được đọc bài viết của bà Hoàng Minh Thuý, và không biết rõ đầu đuôi câu chuyện, nhưng những dòng chữ chân tình của ông Trần Quốc Anh trong Thư Ngỏ, đủ để chúng tôi thấy quý trọng và tin tưởng ông. Hơn nữa, qua thư trả lời của ông Trần Văn Hiếu, chúng tôi được biết, ông Trần Quốc Anh tác giả Thư Ngỏ, chính là ông Trần Quốc Anh, trong tư cách Hậu Duệ QLVNCH và Thiếu Tá Quân Lực Hoa Kỳ vào cuối năm 2013, đã trả lời phỏng vấn của Đặc San Gươm Thiêng, Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu, trong sốđặc biệt Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 – Vinh Danh Nữ Quân Nhân QLVNCH.
Trong sự quý trọng và tin tưởng ông, cùng sự cảm động trước ân tình ông đã dành cho Đặc San Gươm Thiêng, chúng tôi thấy có bổn phận, giới thiệu cùng Quý vị nguyên văn bài Phỏng vấn của Đặc San Gươm Thiêng, cùng Thư Ngỏ của ông, với hy vọng, bà Hoàng Minh Thuý và những người liên hệ, nên có sự ứng xử cần thiết và nhanh chóng, xứng đáng với sự dấn thân đóng góp và niềm tin của ông Trần Quốc Anh và Thiên An, hiền thê của ông. Chúng tôi cũng ước vọng, được Quý vị quan tâm, chia sẻ và phổ biến. Nếu Quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông cảm; nếu phiền lòng, xin thứ lỗi và email về  huunguyen@....
Trân trọng,
Hữu Nguyên
LOGO CDM ORIGIN.jpg
alt
Phỏng vấn Hậu Duệ QLVNCHThiếu Tá Trần Quốc Anh, Quân Lực Hoa KỳĐặc San Gươm Thiêng – Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu
LGT (Gươm Thiêng): Thiếu Tá Trần Quốc Anh tình nguyện tham gia quân đội Mỹ vào năm 1994, theo ngành tình báo quân sự. Đơn vị đầu tiên của ông là Đại đội B, Tiểu đoàn 303 tình báo quân sự tại FT Hood, Texas. Năm 1997, ông được tuyển chọn theo học khóa sĩ quan ở FT Bending, Georgia. Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy quân y, ông được gửi đến Đức quốc làm Trung đội Trưởng Trung đội 1, Đại đội B, Tiểu đoàn 226 y tế hậu cần (medical logistics Battalion). Năm 2000, ông trở về Hoa Kỳ làm Đại Đội Phó / Đại đội D, 232 tiểu đoàn đào tạo quân y. Năm 2002, ông chuyển qua làm sĩ quan trừ bị và phụ trách về hậu cần (Logistics Officer, S-4) cho Tiểu đoàn 4010 Bệnh viện quân đội. Năm 2004, ông được chuyển qua lực lượng cơ động 18 tháng với trách nhiệm sĩ quan đào tạo (Training Officer, S-3) cho Bệnh viện quân đội, tại FT Riley, Kansas. Năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Đại Đội Trưởng Đại đội HHC, Tiểu đoàn 4010 Bệnh viện quân đội. Năm 2009, ông giữ chức vụ trưởng phòng nhân lực (Personnel Officer, S-1) cho Tiểu đoàn 4010. Từ năm 2011 đến nay, với cấp bậc Thiếu Tá, ông phụ trách văn phòng thông tin công nghệ (information technology, S-6) cho Tiểu đoàn 4010. Để tìm hiểu về thế hệ hậu duệ VNCH trong quân đội Mỹ, chúng tôi đã đề nghị phỏng vấn ông và được ông chấp thuận. Ban Biên Tập Đặc San Gươm Thiêng (GT) chân thành cảm ơn thì giờ quý báu của ông, và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả nguyên văn bài phỏng vấn ông qua email.
saigonannual2014p001
Hình bìa Đặc San Gươm Thiêng, Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu, sốĐặc biệt Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 – Vinh Danh Nữ Quân Nhân QLVNCH.
GT: Quốc Anh vui lòng cho biết đã đến Mỹ khi nào, trong hoàn cảnh nào? Kỷ niệm nào về VN khiến Quốc Anh nhớ nhất?
Quốc Anh: Trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng, bảo vệ Miền Nam Tự Do, ba của tôi là một quân nhân QLVNCH và ông đã hy sinh cho đất nước. Sau khi CS chiếm Miền Nam, gia đình tôi đã chịu đựng không biết bao nhiêu gian nan, nguy hiểm, để tìm tự do. Đến năm 1982 anh hai của tôi tên là Vượng, em trai tôi tên là Khánh và tôi may mắn thoát khỏi ngục tù cộng sản Việt Nam, vượt biên đến trại tỵ nạn Galang và ở đó một năm trước khi đến Mỹ định cư. Anh Vượng tôi là Thiếu Uý của QLVNCH, bị CS nhốt làm tù binh 7 năm, từ năm 1974 đến năm 1981. Sau khi được trả “tự do” và ở với cộng sản chỉ có một năm, anh Vượng đã quyết tâm vượt biên với hai em qua Hoa Kỳ. Cám ơn Chúa, sau nhiều lần vượt biên trong suốt sáu năm, Mẹ tôi và chín anh em tôi đã được đoàn tụ ở New Orleans, Louisiana. Còn về kỷ niệm, mỗi người trong chúng ta ai cũng có những kỷ nhiệm đẹp trong lúc còn trẻ. Riêng tôi, lúc còn trẻ ở Việt Nam, tuy rất là nghèo nhưng tôi vẫn nhớ những ngày anh em tôi rất hứng thú, dậy sớm nhẩy hàng rào chạy ra ruộng để bắt dế. Chiều chiều leo cây hái trái cây ăn thật thơm ngon. Những nét đẹp này chỉ có Việt Nam mới có. Tôi không tìm được những kỹ nhiệm đẹp đó ở nước Mỹ tuy giầu có này.
GT: Quốc Anh đã tham gia quân đội Mỹ từ bao giờ và trong hoàn cảnh nào? Cấp bậc, chức vụ của Quốc Anh hiện nay?
Quốc Anh: Ngay khi còn bé, tôi đã rất thích đời sống quân ngũ. Khi học trung học, bạn bè hay gọi tôi là “Colonel” (Đại Tá) và tôi rất vui khi được gọi như vậy. Vì vậy, ngay sau khi học xong đại học với văn bằng cử nhân hóa học, tôi đã tình nguyện ghi tên vô quân đội Mỹ. Hiện tôi là Thiếu Tá Lục Quân Hoa Kỳ, phụ trách thông tin công nghệ (information  technology) cho một bệnh viện quân đội ở New Orleans, LA. Là một quân nhân, tôi đã phục vụ cho đất nước được 19 năm.
GT: Hiện quân đội Mỹ thường phải tham chiến bảo vệ hòa bình ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở Mỹ đi lính không bắt buộc. Vậy tại sao Quốc Anh lại chấp nhận nguy hiểm, tình nguyện tham gia quân đội Mỹ?
Quốc Anh: Ba của tôi là lính, hai người anh của tôi cũng là lính của QLVNCH. Lúc nhỏ, tôi thường hay đi với Ba tôi vô trại lính chơi. Nghề lính đã thấm trong máu của tôi từ bé. Khi tôi tình nguyện tham gia vào quân đội Mỹ, tôi không có nghĩ gì về nguy hiểm. Lúc đó tôi chỉ nghĩ về lúc tôi còn ở Việt Nam, được thấy những người lính VNCH, trong đó có ba và các anh tôi, dũng cảm chiến đấu chống cộng sản, bảo vệ quê hương. Sau này, khi CS chiếm được Miền Nam, tôi còn ở Việt Nam nên lúc nào cũng sợ hãi, ăn nói gì cũng phải cẩn thận, sợ rằng công an sẽ bắt mình hay gia đình mình đi tù. Sống một cuộc sống không còn tin ai hết. Sợ rằng làng xóm mình là người nằm vùng, sợ rằng nếu mình nói xấu cộng sản thì họ sẽ tố cáo mình. Kể cả anh em họ hàng mình cũng không tin ai được. Không có quyền tự do ăn nói, no freedom of speech. Học trong lịch sử thì tôi biết nước Mỹ rất chống cộng. Mỹ lúc nào cũng sẵn sàng ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, tôi đã tình nguyện đi lính với hy vọng noi gương cha anh, tôi có thể đóng góp phần nhỏ bé của mình trong việc ngăn chặn sự bành trướng của khối cộng sản và sự độc tài, phi dân chủ. Tôi không muốn sống trong khối cộng sản. Và tôi cũng không muốn bất cứ trẻ em nào trên thế giới sống trong khối cộng sản như tôi đã phải sống trong 6 năm dưới chế độ cộng sản.
GT: Quốc Anh cho biết, đời sống sinh hoạt, huấn luyện tại quân trường Mỹ như thế nào? Có kỷ niệm gì đặc biệt ở quân trường và quân ngũ?
Quốc Anh: Phải công nhận rằng, lúc đầu mới vô quân trường đào tạo cơ bản, basic training, rất là khổ cực. Tại sống ở Mỹ quen rồi, sướng qúa rồi, cho nên khi vô quân trường đào tạo mới biết khổ sở. Nhưng riết rồi cũng quen. Bây gời thì lại thích đi quân trường tập luyện. Đời sống sinh hoạt của lính Mỹ cũng có này mất kia. Lính thường di chuyển đi đây đi đó. Tôi được chuyển qua nước Đức và đóng đô bên đó ba năm, thật là vui, được thăm nhiều nước, có cơ hội làm quen với nhiều bạn bè Việt sống tại các nước Âu Châu. Tôi cũng có nhiều kỷ niệm đặc biệt trong quân ngũ. Khi xa nhà, anh em quân nhân Mỹ gốc Việt lúc nào cũng thương nhau, đùm bọc lẫn nhau. Tại bất cứ hoàn cảnh nào, khi anh em lính, người Mỹ gốc Việt, gặp nhau lúc nào cũng ân cần, hỏi thăm đến nhau. Lâu lâu anh em gặp nhau, ban đêm nấu mì ăn chung, tán phét với nhau qua đêm, cũng làm cho anh em đỡ nhớ nhà, đỡ nhớ đồ ăn Việt Nam và đặc biệt là càng yêu thương vợ con hơn. Vì vậy, đi nhiều xa nhà nhiều, nhớ gia đình nhiều, đến khi có vợ có con rồi thì không thích đi xa nữa.
GT: Theo Quốc Anh, người Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ gặp thuận lợi gì và khó khăn gì?
Quốc Anh: Anh em người Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như, vì là cộng đồng thiểu số, cho nên anh em Việt lúc nào cũng chịu khó học hỏi, chịu khó làm việc nhiều hơn để chứng minh rằng người Mỹ gốc Việt làm việc không thua ai hết. Thêm vào đó, anh em quân nhân Mỹ gốc Việt rất dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh vì có nhiều kinh nghiệm thích ứng. Từ khi vượt biên qua Mỹ, chúng tôi đã phải thích ứng với đời sống bên Mỹ, phải thích ứng khi còn trên ghế nhà trường, nên khi vô lính cũng dễ dàng thích ứng với đời sống và việc làm của lính. Thêm vào đó, anh em Việt phần đông thông minh hơn các sắc dân khác. Vì thế, quân nhân Mỹ gốc Việt lên chức rất nhanh. Trong quân đội Mỹ có rất nhiều anh em gốc Việt làm sĩ quan, mang cấp bậc thiếu tá và trung tá. Nhưng cấp bậc đại tá thì chưa có nhiều bao nhiêu (2013 – chú thích SGT). Tuy nhiên, người Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn. Sự khó khăn nhất là ngôn ngữ, nhất là đối với anh em lớn tuổi. Vì tiếng Anh không giỏi nên kỹ năng giao tiếp thì cũng không hay. Muốn lãnh đạo giỏi, muốn chỉ huy hay, thì cần kỹ năng giao tiếp cao. Thêm vào đó văn hóa của Mỹ khác với văn hóa của Việt, cho nên làm việc với các lính sắc tộc khác gặp nhiều khó khăn hơn.
GT: Quốc Anh biết gì về cuộc chiến tranh bảo vệ MiềnNam tự do trước 1975? Về quân đội VNCH trong đó có những nữ quân nhân QLVNCH? Về sự tham chiến bảo vệ Miền Nam tự do của quân đội Mỹ, Úc?
Quốc Anh: Tôi không biết nhiều về chiến tranh Việt Nam, ngoài những bài học lịch sử ngắn trong lúc học trong trường, hoặc nghe các chú bác kể lại cho nghe. Tôi biết có rất nhiều lính Mỹ và Úc đã tham chiến ở Việt Nam. Trước khi thăng chức, các sĩ quan Mỹ đều phải trở lại trường quân sự để học bổ túc thêm về cách lãnh đạo. Vì Quân Đội Mỹ không muốn lập lại lỗi lầm xưa khi ở Việt Nam, nên trong trường đào tạo sĩ quan quân sự Mỹ, lúc nào cũng có hai hay ba bài học về chiến tranh Việt Nam. Nhờ vậy, chúng tôi biết về chiến tranh Việt Nam. Còn về nữ quân nhân QLVNCH, quả thật chúng tôi chưa bao giờ được đọc hoặc nghe kể về họ. Tuy nhiên, tất cả những ai đã cống hiến xương máu, tuổi thanh xuân cho cuộc chiến đấu chống cộng sản, bảo vệ Miền Nam tự do, chúng tôi đều kính trọng và biết ơn họ. Hy vọng, qua Đặc San Gươm Thiêng kỳ này với chủ đề “Vinh danh Nữ Quân Nhân QLVNCH”, thế hệ hậu duệ VNCH chúng tôi sẽ biết về những hy sinh của Nữ Quân Nhân  QLVNCH.
GT: Quốc Anh biết gì về “Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt VAAFA”, và Quốc Anh có phải là hội viên hay không?
Quốc Anh: Không những tôi biết “Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt VAAFA”, mà tôi còn là một trong những anh em lãnh đạo cho Hội này. Tôi là operation officer, S-3 officer, là người viết kế hoạch cho Hội, tập luyện về kế hoạch đó, và thực hiện kế hoạch đó cho Hội. Anh chị em trong Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt hợp tác với nhau, học hỏi lẫn nhau, để giúp đỡ nhau. Mong chú bác và các bạn vào trang http://www.VAAFA.org để biết thêm về hội của chúng tôi.
GT: Vai trò của phụ nữ trong quân đội Mỹ như thế nào? Phụ nữ Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ có những điểm gì đặc biệt không, Quốc Anh?
Quốc Anh: Phụ nữ đã và đang đóng góp rất nhiều trong quân đội Mỹ, đặc biệt là trong ngành quân y. Trong tiểu đoàn, bệnh viện quân đội (Army Hospital) của tôi, một nửa là phụ nữ. Đặc biệt hơn nữa là phần đông sĩ quan phụ nữ người Mỹ gốc Việt làm trong ngành quân y. Họ là bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ… Và tôi nghĩ các chú có quyền hãnh diện với con cháu Hai Bà Trưng của quí vị. Tuy các sĩ quan Mỹ gốc Việt này là bác sĩ, nha sĩ… nhưng họ vẫn dấn thân, sẵn sàng phục vụ cho quê hương thứ hai là Hoa Kỳ. Được vậy là nhờ ở sự dậy dỗ, chăm lo của thế hệ cha anh, và thế hệ hậu duệ chúng tôi đang đi theo bước chân của quí vị. Chúng tôi là con cháu của những anh hùng, chúng tôi rất hãnh diện vì mình là con cháu của những anh hùng, và chúng tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền, như mười một anh em lính Mỹ gốc Việt đã hy sinh mạng sống của mình trong lúc chiến tranh để bảo vệ tự do cho Hoa Kỳ.
GT: Là thế hệ hậu duệ VNCH, Quốc Anh ước mơ gì cho cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN hiện nay?
Quốc Anh: Không có dân tộc nào hiểu cộng sản Việt Nam nhiều hơn là người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là những người đã sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Tuy là thế hệ hậu duệ, nhưng trong suốt sáu năm sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam, tôi đã rất sợ hãi CS và hiểu rõ bản chất tàn ác bất nhân của CS. Qua đến bên Mỹ rồi, tôi mới thực sự biết tự do là gì. Tôi mới hiểu tại sao Ba tôi và biết bao nhiêu Anh Hùng đã hy sinh mạng sống của họ để chống CS bảo vệ tự do cho Miền Nam. Lúc đó tôi mới biết giá trị của tự do, lúc đó tôi mới yêu qúi tự do. Lúc đó, tôi muốn theo bước Ba tôi, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương Việt Nam. Vì vậy, ước mơ của tôi là tất cả những ai đang sống trong nước VN được sống tự do và nước Việt Nam sớm có dân chủ và nhân quyền. Tôi cũng tin tưởng mãnh liệt, chủ nghĩa cộng sản sẽ không thể tồn tại lâu được, trước sau gì nó cũng sụp đổ, và sụp đổ trong một ngày rất gần./.
Đặc San Gươm Thiêng, Xuân Giáp Ngọ 2014
————————
Thư Ngỏ Của Trần Quốc Anh
Kính thưa qúy vị trong Hội Đồng Liên Tôn, Quý Lãnh Đạo Tinh Thần, Các Hội Đoàn, Đảng Phái Chính trị, Quý Dân Cử, Quý Đại Diện Các Cơ Quan Công Quyền, Các Cơ Quan Truyền Thông, và Quý Đồng Hương:
Kính thưa Cô Hoàng Minh Thúy:
Qua số báo ngày 26/11/2016 phát ra trong tịêc ra mắt Liên Danh Độc Lập ngày 26/11/2016 tai Ocean Palace, Cô đã có những lời viết rất nặng nề và oan ức về cháu. Và ông Nguyễn Thái Học đã mạ lị (slanded) cháu trong tịêc ra mắt Liên Danh Độc Lập ngày 26/11/2016 tai Ocean Palace, nói cháu bán bia không có license và bị bắt. Thứ nhất, người có tên Trần Quốc Anh bị cáo buộc (alleged) bán bia không có license không phải là cháu, mà là một người khác trùng tên với cháu. (Ehibit A. This information can be ascertained via the public record) Cô có thể coi lại ngày sinh và số an sinh xã hội để xác nhận. (Ehibit B. This information can be ascertained via the public record) (Also, his case was dimissed – Ehibit C. This information can be ascertained via the public record.) Cá nhân cháu, cháu chưa hề bán bia bao giờ.
Thứ hai, những lời Cô viết rất oan và tội nghiệp cho người vợ mới của QA là Thiên An.
Qua rất nhiều lời cầu nguyện và suy nghĩ, cháu đã quyết định mạo muội viết Bức Thư Tâm Thư này với mục đích muốn giải tỏa những thắc mắc và minh chứng những dữ kiện không được đúng theo sự thật mà cô đã viết.
Cháu nghĩ chuyện này rất riêng tư, rất đau khổ của gia đình cháu, cho nên cháu không muốn nói ra. Nhưng để tránh sự hiểu lầm và để ngăn chận những tin đồn thất thiệt không mang lợi ích gì cho Cộng Đồng, và nhất là cho một người bạn của cháu, một người phụnữ Việt Nam đoan trang và có lý tưởng nay đã trở thành người vợ hiền của cháu, cháu xin trình bày đến Cô và Qúy Vị về việc riêng tư của gia đình để Cô và quý vị hiểu rõ.
&&&
12 năm về trước, khi cháu còn trẻ, cháu làm quen với một cô gái người Trung Hoa tên là Jamie. Hai đứa cháu đã kết hôn tại tòa án và Jamie quyết định đổi tên họ thành Jamie Trần. Cháu và Jamie chưa bao giờ kết hôn trong nhà thờ hoặc trong chùa. Sau khi kết hôn, Jamie đã làm giấy tờ vào quốc tịch Hoa Kỳ. Sau này cháu mới hiểu ra là Jamie lấy cháu với mục đích duy nhất là mang hết gia đình từ Trung Quốc sang Mỹ. Mười hai năm dài, cháu đi làm nuôi Jamie ăn học và bảo lãnh hết gia đình Jamie từ Trung Hoa sang Hoa Kỳ đễnuôi dưỡng. Cháu đã không ngần ngại những tốn kém về vật chất, nhưng qua 12 năm, cháu qúa đau khổ về mặt tinh-thần nhưng vẫn phải nhẫn nhục vì đứa con gái yêu dấu.  Tánh tình của cháu vàJamie quá có quá nhiều sự khác biệt. Thí dụ như Jamie là người Trung Hoa du học, cháu là người Việt tị nạn cộng sản. Jamie nhấtđịnh không thích tham gia việc Cộng Đồng và hay nhiếc mắng, khóchịu mỗi khi cháu đi làm việc cho CĐ mặc dầu cháu đã nhiều lần nănnỉ, giải thích. Cháu thì thích làm việc Cộng Đồng vì Cộng Đồng Người Việt là chiếc nôi đễ giúp chúng ta ngồi lại với nhau để nhớ rằng chúng ta là người Việt Quốc Gia Ty Nạn Cộng Sản.
Sau khi Jamie bảo lãnh được Cha Mẹ qua và đỗ Bằng Thạc Sĩnăm 2014, Jamie thay đỗi rất nhiều. Cháu có thể chịu đựng tất cả với những tánh nết kỳ quái của Jamie, nhưng có một điều là mỗi khi Jamie chửi Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hèn yếu và mọi rợ, cháu không thể chịu đựng và chấp nhận được vì tinh thần Quốc Gia của cháu không cho phép. Thêm vào nữa, Jamie bắt đầu có bạn trai.
Ngày 25/12/2014, ngay trong ngày Lễ Giáng Sinh, Jamie vàcháu đã đồng ý ký giấy ly thân. Hai người đồng ý là trong khi ly thân, Jamie có quyền đi lại với người bạn trai của cô ấy, và ngược lại, cháu cũng có quyền đi tìm và làm bạn với người khác. (Ehibit D.)
Một tháng sau khi ký giấy ly thân, Jamie dọn ra ở nhà mới trị gía hơn $300K, còn cháu thì ở lại nhà cũ trị gía chỉ có $100K. Cháu và Jamie ra ở riêng gần 8 tháng và Jamie thường xuyên rủ bạn traitới nhà Jamie chơi. Vì lời hứa với Jamie, cháu không hề phàn nàn, trách móc. Tháng 1, 2015, Jamie nghe theo lời luật sư cố vấn và hốicháu phải điền đơn ly dị gấp. Lý do là vì Jamie bây giờ đã đỗ Bằng Thạc Sĩ Kỹ Sư Điện sau 12 năm nhờ có cháu chăm lo cho Jamie đi ăn học.  Jamie đã có việc làm mới với mức lương hơn$100.000.00/năm cộng với tiền về hưu, cho nên Jamie không cần cháu nuôi dưỡng nữa. Jamie đe dọa nếu cháu không ký giấy xin ly dị, Jamie sẽ không cho cháu gặp con gái. Vì thương yêu con gái, cháu đồng ý ký đơn. Jamie hứa nếu cháu chịu điền đơn ly dị, Jamie sẽ không làm khó dễ cháu nữa.
Tuy nhiên, đến tháng 7, 2015, Jamie lại mướn luật sư riêng để đòi thêm tiền và quyền lợi từ quỹ hưu trí. Tháng 8 năm 2015, vu ly dị của cháu đã chính thức kết thúc. Lòng của cháu rất đau đớn nhưng phải nhắm mắt làm ngơ và chịu ký kết giao nhượng tài sản vì nếu không, Jamie sẽ không cho cháu quyền thăm viếng đứa con gái duy nhất của cháu.
Như đã giao ước, cháu đồng ý cho Jamie có bạn trai, rủ bạn trai về nhà, thì ngược lại, cháu cũng có quyền quen biết một người bạn gái khác. Jamie và cháu đã ký giấy ly thân ngy 25/12/2014 với sự thỏa thuận là hai bên đều có quyền có bạn trai hay bạn gái . (Exhibit D.) Năm 2015, trong các dịp sinh hoạt cộng đồng, cháu may mắn quen một người phụ nữ Việt Nam rất đoantrang và hiền lành tên là Thiên An. Thiên An là một người Mỹ gốc Việt và Cô rất yêu thương Tổ Quốc Việt Nam, Dân Tộc, và đồng bào Việt Nam với tất cả tấm lòng. Cô ấy cũng cùng chung một lý tưởng chống cộng và phục vụ Cộng Đồng với cháu. Thiên An tham gia rất nhiều công tác thiện nguyện và giúp cho Cộng Đồng rất là đắc lực. Cháu rất quý mến, kính trọng và thương yêu người bạn gái Việt Nam diệu hiền này. Mỗi khi cháu có những điều buồn bực nội tâm và mất niềm tin, Thiên An đã phục hồi cho cháu niềm hy vọng ở tương lai.
Sau đây là sự việc xảy ra đầu tuần Tháng Tám, 2015 làm cho một số các Cô Chú nghe lời vu khống và hiểu lầm cho cháu:
Cuối đầu tuần tháng Tám, 2015, theo thỏa thuận, cháu được đón con gái mang về nhà. Tuy nhiên, chiều thứ Sáu khi Cháu đến nhà của Jamie để rước con gái thì không có ai ở nhà. Cháu kêu điện thoại nhà, text, gọi điện thoại di động của Jamie, text Ipad của con gái, kêu điện thoại ông bà Ngoại, nhưng vẫn không ai trả lời. Cháu buồn cả đêm Thứ Sáu, ăn ngủ không được vì nhớthương con. Cháu bị sốt và bị cúm cho đến sáng thứ Bảy lại kêu phone, text, điện thoại di động của Jamie, text iPad của con, kêu ông bà Ngoại, nhưng lại vẫn không ai trả lời.  Cơn buồn của cháu biến thành sợ hãi vì nghĩ rằng mình đã mất con, sợ rằng Jamie mang con đi tỉnh khác. Vì quá lo lắng cho nên cháu đã gọi Thiên An đến để cầu nguyện với cháu. Cháu cũng gọi Thiên Anđến nhà để nấu cháo và cạo gió cho cho đỡ bệnh. Lúc đó cháu rất cần có một người đến an ủi và cho cháu một niềm hy vọng.
Như đã trình bày, vì thiếu ăn thiếu ngủ cho nên người cháu cảm thấy khó chịu, uể oải và bị sốt nên Thiên An nói cháu nằm trên giường cho Thien An cạo gió. Cạo gió xong, Thiên An muốn làm cho cháu vui nên đề nghị học tiếng Việt cho cháu quên đi nỗi buồn. (Thiên An lúc nào cũng khuyến khích và dạy thêm cho cháu tiếng Việt.) Vì là bạn thân của cháu, nên Thiên An đã nằm kế bên dạy học tiếng Việt cho cháu và bày tỏ niềm an ủi. (Thiên An rất giỏi tiếng Việt và rất thích dạy cháu về lịch sử nước VN mà Cô họcđược từ Bố Mẹ của Cô ấy khi còn nhỏ). Thiên An là một người bạn tốt và hy sinh rất nhiều cho cháu. Cám tạ Ơn Trên đã cho cháuđược gặp gỡ và làm quen với Thiên An.
Tuy không có phép của cháu, nhưng cháu không ngờ Jamie tới nhà của cháu, quay phim và chụp hình cháu và Thien An trong phòng ngủ. (Thiên An thì đang mặc quần tây và áo sơ mi rất đàng hoàng. Còn cháu thì mặc quần short vì Thiên An vừa mới cạo gió cho cháu xong). Mấy ngày sau đó, Jamie đã tàn nhẫn bỏ những hình ảnh này lên Facebook. Điều quan trọng sự kiện xảy ra đúng 8 tháng sau ngày 25/12/2014, ngày mà Jamie và cháu đã ký giấy ly thân với sự thỏa thuận là hai bên đều có quyền có bạn trai hay bạn gái. (Exhibit D.)
Tháng 8, 2015, Jamie đăng trên Facebook hình và phim của cháu và Thiên An đễ tao điều kiện cho vu ly dị. Jamie ra điều kiện là nếu muốn lấy hình xuống, cháu phải ký và giao lại hết số tiền 401K của cháu cho Jamie, tiền dành dụm để cho con gái đi học sau này.
Cháu muốn nhấn mạnh là cháu và Thiên An đã không làm gì sai. Cháu khẳng định rằng mục đích Jamie bỏ phim hình của cháu lên Facebook không phải là muốn cháu trở về và làm lại mái ấm gia đình. Đã từ lâu, Jamie đã thằng thừng nói cô ta không còn yêu thương cháu nữa, và Jamie nhiều lần nói cháu thua người bạn trai Trung quốc của Cô ta. Mục đích chính của Jamie là làm tổn thương đến danh dự của cháu để có lợi riêng cho Jamie khi ra tòa. Sau đó, cháu và Jamie đã ký giấy ly dị, chấm dứt một giai đoạn đầy căng thẳng và đóng lại một trang sử đầy đau buồn và nước mắt. (Exhibit E.) Và cảm tạ Thiên Chúa, cháu và Thiên An đã kết hôn một thời gian gần đây và hiện nay Thiên An đang sắp làm mẹ.
Như tất cả các Bậc Trưởng Thượng trong Cộng Đồng, Các Hội Đoàn, Các anh chị Cố Vấn và nhiều đã biết, với tình trạng gia đình đầy khó khăn của Quốc Anh trong những năm qua, nhưng cháu không bao giờ ngưng hoạt động trong mỗi sinh hoạt với cươngvị Chủ Tịch. Cháu đã cố gắng quên đi niềm đau khổ để làm việc mỗi ngày và không bao giờ từ chối bất cứ những công việc gì mà qúy vị giao phó. Như đã chứng minh gần 3 năm qua, cháu đã cố gắng hết sức để sát cánh với Cộng Đồng và cháu tình nguyện phục vụ Cộng Đồng dưới sự hướng dẫn của các Bậc Trưởng Thượng với tất cả khả năng của Quốc Anh.
Cuối thư, cháu xin cám ơn và trân qúy sự cầu nguyện, hướng dẫn và dạy dỗ, cũng như tình thương yêu mà quý vị đã dành cho cháu và những người tuổi trẻ của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston trong những ngày tháng qua va những ngày tháng sắp đến trên con đường phục vụ tha nhân. Những ngày buồn bã đã qua đi, cháu sẽ mãi mãi là một người Con, người Cháu, người Em của Qúy Vị để cùng phục vụ đất nước Hoa Kỳ, đất nước Việt Nam và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia không Cộng Sản và hơn 90 Triệu Đồng Bào đang đau khổ ở Quê Nhà. Cháu và vợ cháu là Thiên An nguyện sẽ mãi mãi đồng hành với Quý Vị. Cháu cũng xin quý vị hãy chúc phước và cùng chia xẻ niềm vui với mái ấm gia đình Việt Nam nhỏ bé của cháu và Thiên An. 
Kính ThưTrần Quốc Anh.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.