Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Monday 8 August 2016
Quyền lực: ‘Đàn bà đi chỗ khác chơi!’
Monday, August 08, 2016
No comments
Bà Hillary Clinto có thể trở thành “người đàn bà quyền lực nhất hành tinh.”
Tôi
có cái khuyết điểm là hay viết thẳng và nói thật, nói thật thì dễ mất
lòng, đôi khi còn dễ mất mạng nữa. Đó là câu chuyện xẩy ra khoảng năm
1971, trong thời gian hòa đàm Paris đang diễn ra, và giữa Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đang tới hồi rạn nứt,
cơm không lành, canh không ngọt. Một ngày nọ, trong khi ông Kỳ đang dẫn
đầu cuộc hội đàm ở Paris, thì ở nhà, bà Đặng Tuyết Mai mời các ký giả
Sài Gòn vào tư dinh trong phi trường Tân Sơn Nhất họp báo. Mục đích cuộc
họp báo là để tấn công ông Thiệu như là một đối thủ chính trị.
Lúc
ấy tôi đang phụ trách thư ký tòa soạn cho nhật báo Cửu Long do ông Lê
Phước Sang và nhà báo Nguyễn Đạt Thịnh chủ trương, giữ một cột báo
thường xuyên ở trang nhất cho tờ báo này. Ngày hôm trước, bà Kỳ tổ chức
họp báo thì ngày hôm sau, ở trang nhất Cửu Long, bài phiếm luận của tôi
mang tựa đề “Đàn bà đi chỗ khác chơi!” ra mắt độc giả. Thật lòng tôi
không thích đàn bà dính vào chính sự, nhất là trong lúc miền Nam cần sự
đoàn kết, và không thể để quân đội đi đến chỗ chia rẽ trầm trọng, làm
suy yếu khả năng chiến đấu.
Ba
ngày sau, Phạm Huấn mang một thông điệp khá dữ dội đến cho tôi: Bên
không quân có người nhắn nhe là “sẽ cho tôi một thanh sắt vào đầu.” Tôi
cũng không buồn hỏi lại câu dọa nạt đến từ đâu, dù vẫn biết dây dưa vào
chuyện này là dại dột. Nghĩ lại bài viết, ngay cái đề tựa không cũng đã
khá nặng, lại đụng đến một thế lực không phải là nhỏ. Nhưng lúc bấy giờ
sao tôi không biết sợ, mà cũng không ai bắt tôi phải viết, tôi cũng
chẳng theo đảng phái, phe cánh nào, cũng chẳng chịu ơn mưa móc hay thù
oán với ai. Tôi chỉ có mỗi cái tội, có lẽ đang còn ở tuổi trẻ, ngay
thẳng: “Thương ai thì nói là thương, ghét ai thì bảo rằng ghét.” Và tôi
cũng biết rằng, người đã nói ra câu nói dọa nạt đó đã có người chứng, sẽ
không bao giờ dám động thủ.
Tôi
sinh ra và lớn lên trong một đất nước cũng có những nữ anh hùng, như bà
Trưng, bà Triệu, cũng biết đến những ngôi trường, những con đường lừng
danh, mang tên Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Giang… nhưng sao trong đầu óc cổ
hủ của tôi, tôi vẫn nghĩ, những chỗ ấy không phải của đàn bà. Ngày nay,
phong trào giải phóng phụ nữ không cần phải đặt ra nữa, thế giới đã có
bao nhiêu nữ tổng thống, nữ thủ tướng, nữ nghị sĩ, dân biểu, nữ bộ
trưởng, nữ tướng lãnh, nữ phi hành gia… Chúng ta đã biết tới hằng trăm
nhân vật như “Bà đầm thép” Margaret Thatcher, Thủ Tướng Ấn Độ Indira
Gandhi, Thủ Tướng Đức Angela Merkel, Thủ Tướng Pakistan Benazir Bhutto…
mà nói chuyện đàn bà phải ở trong bếp như chuyện thời xưa cách đây hai
ba thế kỷ, thì quả là lạc hậu. Con người của thế kỷ 19 đó là ông thi sĩ
Alfred Tennyson, đã viết một câu có thể khiến cho tất cả đàn bà ở thời
đại này nổi nóng, nhưng cùng thời với ông thì chưa chắc:
“Đàn ông ở đồng, đàn bà ở bếp
Đàn ông cầm kiếm, đàn bà cầm kim
Đàn ông với đầu não, đàn bà với trái tim
Đàn ông chỉ huy, đàn bà vâng lệnh.
Tất cả những điều khác- đều là nhầm lẫn!”
Có
thể bạn phái nam không hoàn toàn đồng ý với sự sắp xếp chỗ đứng của nam
nữ như trên, nhưng chắc các bạn đôi khi cũng có suy nghĩ, đàn bà là
phái yếu, vì yếu đuối nên cần chúng ta che chở, chứ không phải sinh ra
để che chở chúng ta. Thật tình, chưa bao giờ tôi thấy được một con gà
trống, có nanh vuốt, có mào đẹp đẽ, dáng đi oai vệ, có một hành động nào
khả dĩ che chở, bao bọc cho con vật khác giống, nhưng khi một người đàn
ông nhờ vợ, nấp bóng quần hồng, thì người ta tặng cho danh xưng “gà
mái!”
Người
đàn bà là hiện thân của dịu dàng, mềm yếu để cho chúng ta che chở, đùm
bọc, là tâm hồn dễ xúc cảm, dễ động lòng, khác với phe đàn ông là cứng
rắn, đôi khi chai đá, không biết mủi lòng. Bởi vậy đàn bà mau nước mắt,
và bản chất đàn bà cũng là người nhẹ dạ, dễ tin, nhất là tin đàn ông.
Biết
nàng Kiều có nhược điểm là hay xen vào việc của chồng (biết nàng cũng
dự quân trung, luận bàn) tham vàng (lại riêng một lễ với nàng, hai tên
thể nữ, ngọc vàng nghìn cân) và biết Kiều là người nhẹ dạ, không mấy sâu
sắc (nàng thời thật dạ tin người, lễ nhiều nói ngọt, nghe lời dễ xiêu)
nên Hồ Tôn Hiến mới dụng mưu giết Từ Hải. Và cuối cùng “bởi nghe lời
thiếp, ra cơ sự này!”
Nhưng
như vậy, người đời sau, biết bao nhiêu người đã khóc cho thân phận nàng
Kiều, một người đàn bà mang một số phận hẩm hiu, nhẹ dạ, tin người.
Nhưng chúng ta nghĩ gì khi gặp phải một người đàn bà thông minh, mưu
lược, muốn thống lĩnh, chỉ huy người khác.
Những
nhân vật đàn bà trong lịch sử thế giới như Bao Tự, Dương Quý Phi, Li
Cơ, Từ Hi Thái Hậu cho đến Hoàng Hậu Cleopatre VII, Nữ Hoàng Catherine
II, Agrippine La Jeune (mẹ của bạo chúa Neron) không những đã làm điêu
đứng một người, mà còn khuynh đảo cả một triều đại.
Nếu
chọn người bạn gái, bạn đi tìm người giản dị, có phần ngây thơ hay đi
tìm một mẫu người giỏi giang, sâu sắc, luôn tìm cách thống lĩnh và chỉ
huy bạn. Bạn muốn đi tìm một mẫu người yếu đuối để được bạn che chở, hay
muốn một người đàn bà trí tuệ, biết sử dụng móng vuốt là những lời chì
chiết, khống chế và chỉ huy bạn.
Thế
giới hôm nay không còn là nơi lãnh đạo dành cho những người đàn ông
nữa, và rồi đây, có thể nước Mỹ có một người đàn bà được mệnh danh là
“người đàn bà quyền lực nhất hành tinh,” và cũng không dễ chịu lắm nếu
phải làm chồng những bà này. Cứ thấy nét mặt của ông Bill Clinton hôm
Đại Hội Đảng Dân Chủ khi bà Hillary được ông Obama ca tụng hết lời thì
đủ rõ.
Tôi
vốn sợ những người đàn bà quá giỏi, quá mưu lược, quá tham vọng, đủ cả
lấn lướt lẫn chanh chua, khi thù ghét ai thì thù ghét suốt đời.
Tôi vẫn sợ những người đàn bà quá lanh lẹ, giỏi giang, khôn ngoan, sắc sảo, và thủ đoạn nữa.
Vậy thì yêu nàng, làm sao có chuyện “bao nhiêu người làm thơ” nữa!
Nàng
cứ bé nhỏ, hiền hậu, ngây thơ đi và dù có “ngu” chút đỉnh cũng không
sao, để tôi có thể bắt chước Alfred De Musset mà nói rằng: “Đàn bà, ấy
là con chim xinh đẹp nhất của chúng ta trên quả đất này!”
Tạp ghi Huy Phương
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment