Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 15 April 2016

Ngậm Ngùi: 30 Thàng Tư Đất nước của tôi ơ

chieu_buon

30 Thàng Tư : Đất nước của tôi ơ

30 tháng 4 năm nay, đã hơn 40 năm. Thời gian trôi nhanh quá, như một chớp mắt . Hơn bốn mươi năm dài, gần ½ thế kỷ! Nhưng sao nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn trong lòng chúng ta, và có lẽ cũng của rất nhiều người trong cũng như ngoài nước…
BH mời các bạn cùng hồi tưởng lại trong những giây phút của thời điểm 30 tháng Tư năm ấy .

Vâng, Dấu vết của thời gian chưa phai mờ, và chưa xóa nổi những khổ đau nhọc nhằn còn hằn sâu trên da thịt. Hãy nhớ lại ngày chia đôi Nam Bắc, cuộc di cư vĩ đại1954 của hàng triệu người dân miền Bắc phải rời bỏ quê hương vào Nam “Một ngày năm bốn cha lìa quê hương, lánh Bắc vô Nam.” Sau đó tiếp theo là “Một ngày bảy lăm đứng ở cuối đường, gió táp xua con ra đại dương”.
Có biết bao bao nhiêu bài thơ, bài hát, biết bao trang sách đã ghi lại những biến cố tang thương của đất nước. Hình ảnh ông bố và người con thấp thoáng trong một bản nhạc của Phạm Duy. Và dáng của những ông bố ấy vẫn cùng người con bước đi trong vùng thảo nguyên bát ngát sau 1975 , cùng xem lại…trong một đoạn thơ của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp

Cha đã đi qua vùng thảo nguyên
Những năm ấy trời làm đói khổ
Kẻ sống người chết đều trơ xương
Lại thêm khắp bốn bề giặc giã
Muôn oan hồn không chốn nương thân
Phất phơ nơi đầu sông cuối bến
Ngày gầy xơ /lất phất mưa phùn
Đường bạch dương chiều không quán trọ
Hành nhân, hành nhân…đêm thu phân
(NXT)

Hãy nhìn lên khoảng xa vùng đất rộng, có bầu trời màu xám chì lãng đãng khói sương. Có bóng dáng của những ngọn núi xanh bao quanh thung lũng. Có đàn quạ đen vừa xao xác bay vừa kêu gào hốt hoảng. Hình ảnh trong quá khứ hiện ra rõ mồn một. Những ngày nắng cháy, những đêm mưa lạnh. Những giọt sương giá buốt, cắt thịt da trong rừng sâu hun hút…Sau 1975 những nhà tù mọc ra như nấm, suốt dọc từ Nam tới Bắc, chôn vùi biết bao nhiêu tù nhân chính trị bị Cộng sản đoạ đầy. Hãy nghe những vần thơ đau xót của Tô Mặc Giang…

Mưa Sơn La, mưa trong lòng anh xót xa
Mưa Sơn La, mưa buồn trên môi xưa
Bên suối trăng tà
Mưa Sơn La, mưa buồn trên môi khô
Mưa đêm dài yêu dấu
Trên thân tù đau đớn
Theo hồn em xa vắng

Mưa…
Một lần mưa thương anh trên vùng lưu đày
Một lần em leo đèo tìm anh nơi đây
Suối nước trong soi lòng em chung thuỷ
Nước suối trong gội rửa nỗi nhục buồn

Những oan hồn ly tán
Lá rừng xanh kể lể nỗi oan khiên
Đất nước mình sao tăm tối triền miên
Không phải một ngày, một tháng, một năm
Mà nghìn năm khổ nhục
Nghìn năm với quỷ dữ hung tàn
Bản làng xưa còn lại những đồi trăng
Ngơ ngác hồn cô phụ

Đất nước mình như nguồn cơn giận dữ
Lại một lần thương nhớ một dòng sông
Anh lưu đầy ôm hận chốn rừng thiêng
Em cuối bãi thân cò trong hiu quạnh


Một lần em hỏi:
Đất nước mình như thế sao anh
Đồng lúa, vườn dâu, niềm vui giả trá
Người với người/ xa lạ nỗi niềm riêng
Người với người/ tan nát những lòng tin
Như tàn thu rã cánh
Như hồ khô đồng cạn giọt nước ân tình
Mưa Sơn La , vẫn đêm ngày rét mướt
vẫn những khuya tàn…

Quê hương, bao giờ cũng là một cáigì đó rất thiêng liêng, gần gũi mỗi khi nhớ đến. Có lẽ không một ai là không mơ ước có một ngày trở lại, được sống và chết trên mảnh đất quê hương. Thế nhưng…

Đất nước của tôi ơi!
Tiếng đàn bầu như cứa vào đêm
dòng âm thanh đưa tôi ngược về bến bờ Tổ Quốc.
Đêm làm nỗi nhớ dầy thêm
Trang giấy trắng cùng tôi thức trắng
Đất nước của tôi ơi
Ai soi gương và tự ngắm mình?
Ai ngạo nghễ cho mình là tất cả?
Tự phong anh hùng và ngợi ca nhiều quá
máu bao người đã đổ xuống vì ai?

Đất nước có ngủ đâu
Mẹ bạc tóc đợi chờ hy vọng
Đứa con cuối cùng ra trận
Mẹ mong về với mẹ một đêm thôi
Hóa vọng phu bao người vợ đợi chồng
Khăn tang trắng trên mái đầu cô phụ

 Đứa con lớn lênkhông bao giờ biết bố
Gió lùa vào vách đấtkhói hương bay
Đất nước lắm chua cay
nước mắt mồ hôi máu chảy.

 Lá cờ ơi, xin đừng kiêu hãnh mãi
đỏ quá rồi, xin đừng quá đỏ thêm…
Đất nước vẫn còn rên
điều oan trái gõ nhà quan cửa đóng
công lý cùn không chém được thằng gian

Đất nước vẫn lầm than
Dân bế tắc nên tìm vào või Phật
Tìm vào ca dao cổ tích
Thầm mong Bụt hiện về
Thật phẫn uất mọi bề
Đất nước tôi quằn quại.

Đất nước thét lên cho triệu người nghe thấy
Nỗi đau này vì ai?
Và tại sao đất nước tôi yêu
Yêu say đắm cồn càothương nghẹt thở.
Có những người con phải rời xa xứ sở
nhờ rủi may trên một con thuyền

Tiếng đàn bầu nức nở trong đêm
Như đánh thức mọi tấm lòng dânViệt.
Không thể mỉm cười dẫu quá khứ có một thời oanh liệt
Giọt lệ lăn trung thực chẳng dấu mình
Đất nước tôi ơi!
Xin thức trọn đêm nay cùng trang giấy
Nghe nhân bản trong tim tôi trỗi dậy
Quỳ xuống bên người hôn lên mọi niềm đau… (Tô Mặc Giang)

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.