Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 18 March 2016

Một quan niệm sai lầm: Chủ nghĩa xã hội vì công nhơn lao động

Một quan niệm sai lầm  
Chủ nghĩa xã hội vì công nhơn lao động

Tranh hý họa, bình đẳng giới, vietnamnet, giaitriNgày nay, Pháp vẫn còn đảng cộng sản nhưng chỉ là cái xác ướp  . Cái xác ướp đó, hôm 11 tháng 3 rồi, biết cử động, đưa Hội Gabriel Péri, một bộ phận ngoại vi của đảng cộng sản, đứng ra tổ chức hội thảo về một đề tài rất thời sự « Sau Đại hội đảng XII, gián đoạn hay tiếp tục ? » nhằm yểm trợ đảng cộng sản Việt nam anh em " .
Hội thảo khá thành công vì qui tụ được hơn trăm người tham dự gồm người Pháp tả phái, biết Việt nam vì trên 60 tuổi, và ít học giả, ký giả về Việt nam và Á châu . Về phía người Vìệt nam, đều là Việt kiều yêu nước và sinh viên du học . Người Việt Quốc gia không tham gia có lẽ vì tôn trọng qui ước bất thành văn “ chổ nào có cộng sản, không có ta ” ?
Những người Việt nam có khả năng tham dự hội thảo một cách tích cực, như thảo luận, trình bày quan điểm của mình hay đem tới những thông tin thật về hiện tình xã hội chánh trị Việt nam bị chế độ bưng bít, dư luận pháp không biết, thì lại có quan điểm khá bảo thủ “ Nói chuyện với tụi nó chỉ vô ích thôi ” .
Thế là cộng sản một mình bao sân múa gậy vườn hoang ! Người muốn tường thuật, cả với sự dè dặc tránh làm lợi cho cộng sản, cũng ngại vì sợ không khéo bị chụp cho cái mủ thân cộng .
Thân phận đảng cộng sản pháp đã yên bề như vậy . Cùng cánh tả nhưng không cực tả, tức không phải cộng sản Đệ III Quốc tế, mà là Đảng Xã Hội Chủ nghĩa ( Parti Socialiste), thuộc Đệ II Quốc tế, thì nay cũng trên đà phá sản nhờ Ông Tổng thống “ Binh thường ” François Hollande cai trị cho tới nay còn giử được 17%, Thủ tướng Valls, 24 % dân chúng tín nhiệm ( OpinionWay thăm dó cho MetroNews và LCI, 13/3/216 ) . Ông nhiều lần muốn cải tổ đường lối cai trị để cứu vãn nước Pháp thoát ra tình trạng khủng hoảng trầm trọng : công nợ quá sức chịu đựng, phát triển ở mức O, nạn thất nghiệp ngày càng cao, thì bị đồng chí chống đối vì thay đổi như vậy là hữu khuynh, là mất đường lối xã hội chủ nghĩa .
Không thể mất ý hê xã hội chủ nghĩa . Không thể mất đảng !
Tả cấp tiến, Tả hiện đại, là ta đây
Đây vẫn là điệp khúc quen thuộc của một số ít “ đảng viên voi già ” thỉnh thoảng cất tiếng hát để chống đối mọi khuynh hướng thay đổi để bảo vệ đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội .
Hiện nay, những voi già lên tiếng, không phải chỉ để chống khuynh hướng “ đổi mới ” mà còn chuẩn bị dọn mình làm ứng cử Tổng thống năm tới .
Chánh phủ Pháp đang đưa ra dự luật cải tổ luật Lao động là cơ hội cho những “ đảng viên voi già ” lên tiếng chống đối sự cải tổ . Theo họ phải trung thành với chủ nghĩa xã hội, tức bảo vệ người công nhơn lao động, bảo vệ chổ làm cho tới ngày hưu trí . Nhưng khi kêu gào chống đối sự cải tổ luật Lao động, họ lại không thấy chính họ trở thành kẻ thù của công nhơn lao động, chớ không phải là bạn của giới lao động .
Dự luật cải tổ nhằm cho phép xí nghìệp sự uyển chuyển thương lượng với nghiệp đoàn cùng tổ chức công vìệc và cách thức làm việc có lợi cho cả hai bên . Dự luật đúng là một cuộc cách mạng xã hội thật sự hứa hẹn giải quyết nạn thất nghiệp trong những ngày tới .
Giử chặt chủ nghĩa xã hội, bảo vệ công nhơn việc làm bền vững, chống sa thải công nhơn khi xí nghìệp gặp khó khăn, thua lỗ, tưởng như vậy là người chí tình với công nhơn, chết sống với công nhơn . Họ không thấy đây là tư tưởng về kinh tế của thế kỷ đã qua, cái hiểu biết về thị trường lao động của trước thời toàn cầu hóa, hoàn toàn không hề biết thế giới đã thay đổi sâu xa . Và nhứt là nhiều nước đã thay đổi để giải quyết nạn thất nghiệp, đưa đất nước vào phát triển .
Họ cũng không thấy luật làm việc 35 giờ / tuần áp dụng ở Pháp từ năm 2000 đã triệt tiêu khả năng cạnh tranh của Pháp, cho tới nay vẫn còn làm cho nền kinh tế pháp chưa phục hồi được . Nhưng họ vẫn cho mình mới là thứ xã hội chủ nghĩa thứ thiệt . Mới thật sự là bạn của những người lao động, những người cùng khổ .
Dự án cải tổ luật Lao động đang đưa ra thảo luận nhằm đưa thị trường lao động pháp hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay lại bị chống đối .
Hai nhà kinh tế học pháp, Pierre Cahuc và André Zylberberg, mô tả những cuộc thảo luận ở Pháp về giải quyết nạn thất nghìệp vẫn không tách rời quan nìệm sai lầm là chỉ nhằm bảo vệ vìệc làm cho được vỉnh viển, mất một vìệc làm dù trong trường hợp nào đi nữa cũng là một tai họa cực kỳ thảm hại, cần phải tránh cho bằng được, với bất kỳ giá nào . Nên luật lao động của Pháp hoàn toàn không nhằm bảo vệ công nhơn thất nghiệp .
Ở Pháp, chủ nhơn thôi vợ dễ hơn thôi công nhơn . Cũng do thành hình từ tư tưởng mác-xít, nghiệp đoàn ở Pháp, trong tranh đấu với chủ nhơn, lúc nào cũng thấy chủ nhơn là tư bản bốc lột mà công nhơn là nạn nhơn. Bảo vệ nạn nhơn thì phải giết chủ nhơn .
Nghiệp đoàn và chánh trị cánh tả ở Pháp quên hẳn thực tế mới về một thị trường lao động không ngừng thay đổi . Mỗi ngày nếu có 10 000 việc làm mất thì lập tức có 10 000 việc làm mới thay thế . Vì vậy, khi xí nghiệp đóng cửa hay sa thải công nhơn, con số thất nghiệp không phải thật sự nghiêm trọng . Chánh phủ thường không cần nắm rỏ vấn đề nên ban hành những chánh sách giải quyết nạn thất nghiệp sai lầm mang tính giai đọạn như tài trợ cho những hợp đồng lao động ngắn hạn, với mức lương tối thiểu hay chỉ 2/3 trên mức lương tối thiểu, rồi sau đó, lại quăng ra thị trường lao động thêm một số thanh niên thất nghiệp dài hạn. Đây mới chính là nguyên nhơn làm cho tình trạng thất nghiệp ở Pháp ngày càng gia tăng, đạt tỷ lệ cao nhứt Âu châu .
Dự luật mới đang thảo luận nhằm làm nhẹ luật lao động hiện hành . Bỡi sa thải công nhơn khó khăn và chi trả trợ cấp quá nặng thì xí nghiệp không dám thay đổi và vì vậy, cũng không tuyển thêm công nhơn khi cần trong giai đọan, mà đành giữ hoạt động ở chừng mực cũ .
Vẩn giử tư tưởng “ tả là cấp tiến, là vì công nhơn lao động ”
Họa sĩ biếm Lý Trực Dũng
Những nghiên cứu kinh tề hiện nay trên khắp thế giới đều dẩn tới củng kết luận về lao động và công nhơn giống nhau . Mọi chủ trương bảo vệ vững chắc việc làm đều dẩn tới ảnh hưởng hoàn toàn bất lợi cho chương trình tạo công ăn việc làm . Trái lại, nó còn kéo dài tình trạng thất nghiệp của công nhơn vì công nhơn không có được nhiều cơ hội tìm lại việc làm . Hậu quả tai hại là sản xuất suy kém, kinh tề quốc gia tê liệt . Phụ nữ và thanh niên lại càng khó tìm được việc làm hơn . Số thanh niên ở Pháp thất nghiệp cao hơn nhiều nước trong Liên Hiệp Âu châu ( trên 15 %) .
Quan niệm bảo vệ công nhơn theo chủ nghĩa xã hội tạo ra ở Pháp một thị trường lao động phức tạp . Một bên, công nhơn có hợp đồng lao động vỉnh viễn, được nhiều thứ luật lao động bảo vệ chặc chẻ . Người công nhơn an tâm không sợ bị mất việc và cũng vì vậy không bao giờ muốn thay đổi, cả khi có cơ hội tốt để thay đổi . Việc làm cố định, chổ ở cố định suốt đời . Bên cạnh đó, những công nhơn làm việc với hợp đồng có thời hạn, mức lương thường thấp vì xí nghìệp muốn tránh hợp đồng vỉnh viễn . Số này ngày nay ở Pháp khá lớn, lên tới 85 %  nhơn công . Việc làm không an toàn, mức lương thấp, dẩn tới gia đình và cả xã hội trong tình trạng bất ổn .
Những người cố bám chủ nghĩa xã hội nên không chịu nhìn thấy sự vận hành của thị trường lao động ngày nay đã thay đổi . Họ không thể hiểu qui luật kinh tế thị trường đang thực tế áp dụng ở khắp nơi trên thế giới Chính nhờ tính linh động mà Huê kỳ đã sớm phục hồi kinh tế sau sự khủng hoảng vừa qua . Nhà kinh tế pháp được giải Nobel, ông Jean Tìrole, được cả thế giới hưởng ứng chủ thuyết phát triển của ông nhưng Chánh phủ Pháp hoàn toàn xa lạ với ông vì ông không cùng phe xã hội chủ nghĩa, đã giải thích sự lợi hại của hợp đồng lao động vỉnh viễn “ Xí nghiệp ngày nay không làm hợp đồng lao động vô thời hạn nữa vì họ thấy khi công nhơn không còn khả năng sản xuất vì không theo kịp đà tiến của kỷ thuật hoặc xí nghìệp mất khách hàng, họ không sa thải đươc vì sự sa thải một công nhơn tốn kém quá lớn . Công nhơn Pháp nên suy nghĩ về hậu quả xí nghìệp không tuyển người, nạn thất nghiệp chỉ có tăng chớ không giảm, suy nghĩ về chánh sách phát triển của Chánh phủ, về mô hình xã hội Pháp, và suy nghĩ ngay cả về sự thiếu tự tin của đa số công nhơn với hợp đồng vỉnh viễn, không thể chủ động thay đổi xí nghiệp, và rất lo ngại cho tương lai của họ và của gia đình ”.
Bạn của công nhơn lao động ?
Tranh biếm họa của Pawel Kuczynski
Nghiệp đoàn công nhơn lao động tự cho mình là bạn của công nhơn . Tranh đấu bảo vệ quyền lợi công nhơn. Dưới cái nhìn xã hội chủ nghĩa, có một trường hợp thất nghiệp là một sự hăm dọa cho người đang có việc làm . Nghiệp đoàn lo bảo vệ người đang làm việc thay vì bảo vệ người thất nghiệp . Các chánh đảng, nhứt là cánh tả, hô hào bảo vệ  quyền lợi công nhơn lao động mà phải là thành phần đang có việc làm vì tính quan trọng của lá phiếu . Số công nhơn có việc làm đông hơn số thất nghiệp : họ gần 20 triệu trong lúc đó, số thất nghìệp chỉ có hơn 3, 5 triệu .
Nghiệp đoàn, chánh khách tả phái, tự cho mình là bạn của công nhơn lao động, nhưng thật ra, họ hành động đúng là kẻ chống lại công nhơn lao động bởi chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi .
Tin mừng lớn !
Họa sĩ biếm Nhốp – Trần Minh Dũng
Bà con đang thất nghiệp dài hạn ở nước phát triển như Pháp, Đức, Huê kỳ, muồn sớm có việc làm, nên qua Việt nam . Hiện là miền đất hứa . Thật vậy, thất nghìệp ở Việt nam có tỷ lệ thấp nhứt thế giời : 2, 31 % ở năm rồi 2015 (theo VietStock) !
Và đảng cộng sản ở Vìệt nam, sau Đại hội XII, xác nhận kiên trì tiếp tục giử con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội . Để bảo vệ vững chắc công ăn việc làm cho nhân dân lao động .
Nguyễn Phú Trọng tiếp tục lãnh đạo là sự chọn lựa sáng suốt đúng mặt để gởi vàng ! Như vậy Trọng đâu có lú . Những kẻ chống Trọng trước đây hảy coi chừng Trọng sẽ ra tay xử lý đúng mức .
Nguyễn thị Cỏ May

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.