12 anh hùng tử sĩ quân lực Hoa Kỳ gốc Việt.
Quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt thứ hai tử nạn là Hạ Sĩ Thủy quân lục chiến Alan Dinh Lâm 19 tuổi, cư ngụ tại thành phố Snow Camp, tiểu bang Florida. Phục vụ tại tiểu đoàn 8 Truyền tin, Lữ đoàn 2 viễn chinh Thủy quân lục chiến, đồn trú tại căn cứ Lejeune, Florida.
Thiệt mạng do một hỏa tiễn phát nỗ trong lúc huấn luyện tại tỉnh Kut, Iraq. Hạ Sĩ Alan Dinh Lâm là một trong ba quân nhân TQLC tử nạn trong ngày 22 tháng 4 năm 2003. Và là quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên tử nạn tại chiến trường Iraq.
Mộ của Hạ Sĩ TQLC Alan Dinh Lâm tại nghĩa trang Quốc Gia Arlington.
Quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt thứ tư tử trận là Hạ sĩ bộ binh Trần Quốc Bình 26 tuổi, cư ngụ tại Mission Viejo, tiểu bang California. Phục vụ tại Tiểu đoàn yểm trợ 181, Vệ binh quốc gia California, đồn trú tại Bernardin tiểu bang California. Tử thương vào ngày 7 tháng 10 năm 2004 do bị mìn tự chế của đối phương phát nỗ ngay đoàn xe quân sự gần Baghdad.
Quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt thứ năm tử trận là Hạ sĩ Thủy quân lục chiến Victor R Lữ 22 tuổi, cư ngụ Los Angeles. Phục vụ tại Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 5, Sư Đoàn 1 TQLC, đồn trú tại căn cứ Pendleton, California. Tử trận ngày 13 tháng 11 năm 2004 tại tỉnh Anbar, Iraq.
Hạ sĩ Lê Ngọc Bình tử thương tại Iraq vào ngày 3 tháng 12, trong lúc tìm cách bắn chận một quân khủng bố lái chiếc xe vận tải chở đầy bom tiến vào căn cứ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Al Anbar nằm giữa biên giới Iraq và Jordan. Hạ sĩ Lê Ngọc Bình đã bắn chết người tài xế, chiếc xe tải lật và phát nổ, anh bị thương nặng và từ trần sau đó.
Tang lễ của Hạ sĩ Lê Ngọc Bình, được tổ chức long trọng theo lễ nghi quân cách tại nghĩa trang quân đội quốc gia Arlington ở thủ đô Washington DC. Hiện diện trong tang lễ có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Paul Wolfowitz và dân biểu bang Virginia Jim Moran.
Phát biểu với phóng viên đài Á Châu Tự Do, Thứ trưởng bộ quốc phòng Paul Wolfowitz cho biết: "Nước Mỹ thật may mắn có những công dân là di dân khắp năm châu, và trong tư cách một viên chức chính phủ chuyên trách các vấn đề Đông Nam Á nhiều năm qua, những gì ông có thể phát biểu lúc này là nước Mỹ vô cùng biết ơn con cái của những gia đình tị nạn trong đó có Việt Nam như trường hợp của người lính trẻ Lê Ngọc Bình đã hy sinh cho đồng đội và đất nước đang cưu mang anh."
Mộ của Hạ Sĩ TQLC Lê Ngọc Bình tại nghĩa trang Quốc Gia Arlington (Photo Courtesy of Holly, August 2005).
Quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt thứ bảy tử trận là Thượng sĩ Lực lượng đặc biệt Lục quân Nguyễn M Tùng, cư ngụ tại Tracy, California. Phục vụ tại Tiểu đoàn 2, Liên đoàn 3 Lực lượng đặc biệt, đồn trú tại Fort Bragg, N.C. Tử trận ngày 14 tháng 11 năm 2006 do đạn từ súng cá nhân của địch quân trong một cuộc hành quân gần Baghdad, Irag.
Quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt thứ tám tử trận là Trung sĩ bộ binh Nguyễn Ngọc Long 27 tuồi, cư ngụ tai Portland, Oregon. Phục vụ tại Tiểu đoàn yểm trợ 141, Vệ binh Quốc Gia Oregon, đồn trú tại Portland, Orego. Tử trận ngày 10 tháng 2 năm 2007 tại Mazar-i-Sharif, Afganistan. Trung sĩ Nguyễn Ngọc Long là quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên tử trận tại chiến trường Afganistan.
Quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt thứ mười một tử trận là Binh I bộ binh Ngô Q Tan 20 tuổi, cư ngụ tại Beaverton, Oregon, Phục vụ tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 4 đồn trú tại Hohenfels, Đức Quốc. Tử trận ngày 27 tháng 8 năm 2008 tại tỉnh Kandahar, Afghanistan. Trong lúc tuần tiểu thì bị trúng đạn từ súng cá nhân và hỏa tiễn của đối phương.
Hạ sĩ TQLC Nguyễn Lee Văn Te.
Quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt thứ mười hai tử trận là Hạ sĩ Thủy quân lục chiến Nguyễn Lee Văn Te 21 tuổi, cư ngụ tại Hutto, Tiểu bang Texas. Phục vụ tại Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 5, Sư đoàn 1 TQLC, đồn trú tại Camp Pendleton, California. Tử trận ngày 28 tháng 12 năm 2010 tại tỉnh Helmand, Afghanistan, trong lúc đơn vị đang mở cuộc hành quân tảo thanh địch quân tại đây.
Hạ sĩ Nguyễn Lee Văn Te là Quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt thứ ba tử trận tại chiến trường Afghanistan, và là Quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt tử trận sau cùng trong 12 vị anh hùng tử sĩ quân lực Hoa Kỳ gốc Việt từ năm 1996 đến năm 2010.
Trần anh tổng hợp. November 2015.
Chú thích: Có một số tên của 12 vị anh hùng tử sĩ quân lực Hoa Kỳ gốc Việt không thể bỏ dấu, ngoại trừ họ, cho nên giữ nguyên tên theo tài liệu Anh ngữ.
Tài liệu: Military Times-Honor the Fallen; VAAFA-Fallen Heros; Arlington National Cemetery; Việt Báo - Memorial Day: Tưởng Nhớ Những Chiến Sĩ Đã Hy Sinh; Thanh Trúc, phóng viên đài RFA-Tường thuật tang lễ quân nhân Mỹ gốc Việt Lê Ngọc Bình; Together We Served.
------------------------------------------------------------------------
may mà kịp tải về .... mới thấy đăng cái đã xóa ngay đi rồi...:3 anh em xem rồi cmt hộ cái xem nào...đi bộ đội mà dư lày thì....em sợ quá các bác ạ....:v
Posted by T-Shop88 on Wednesday, 2 December 2015
Kỹ năng sống sót trong đi nghĩa vụ ở xứ Thiên Đường Chó Sủa
Bất kỳ là con ông nọ hay bà gì thì lính mới ở xứ XHCN luôn luôn bị dằn mặt kiểu này. Nếu ở ngoài đời thằng nào dám đụng...
Posted by HỘI DIÊN HỒNG on Thursday, 4 February 2016
Tượng Đài Chiến Thắng Ban Mê Thuộc
Lời phi lộ.
Lâu lâu cháu gữi chú và anh những cái cũ cháu viết như là lời tâm sự của cháu. Cháu nghĩ nó sẽ giúp chú và anh hiểu cháu trân trọng những người lính VNCH như thế nào. Cháu cũng muốn tất cả những người lính khác biết được sự trân quý và kính trọng này. Cháu có viết vài dòng tâm sự khác và post vào ngày 10 tháng 3 năm 2015 vừa rồi, đúng 40 năm ngày những người cộng sản nã súng vào Buôn Ma Thuột. Cháu đến Buôn Ma Thuột cũng chỉ muốn biết đến thành phố này sau những gì cháu đọc về lịch sử cuộc chiến. Muốn mình tự bước đi trên mảnh đất quê hương để cảm nhận, để thấy đất nước VN đẹp và quí báu biết bao nhiêu. Để thấy được thế hệ các chú đã chiến đấu bảo vệ những mảnh đất, mạng sống của những thường dân vô tội, bảo vệ lý tưởng tự do trước thảm hoạ cộng sản.
Tuan Tran
Ngày 10 tháng 3 nam 1975, Những người lính cộng sản đã pháo kích vảo thị trấn Ban Mê Thuột, bắt đầu cho cuộc tổng tấn công mùa xuân 1975. Vào ngày 30-4-1975 Xe tăng họ tông sập cửa cổng Dinh Đôc Lập trong khi những vị tướng bại trận của miền nam tuẩn tiết. Một ngày khởi đầu cho sự trả thù của những người cộng sản dành cho quân dân miền nam, những con người bại trận đã ngã xuống. Những phận đời của bao nhiêu triệu con người đã bị đảo lộn, những trại tù, trại cải tạo bắt đầu mọc lên trên quê hương. Chính sách ngăn sông, cấm chợ, đánh tư sàn, đổi tiền… Một niềm nam trù phú, giàu có bị cướp bóc từ vật chất đến tinh thần, từ con tim đến khối óc… Nhiều trăm ngàn người dân vô tội bị đẩy đi kinh tế mới, phần còn lại chỉ biết hướng ra đại dương cho dù xác suất sống không bao nhiêu, cho dù bão táp phong ba, cướp biển sẵn sàng nhận chìm những con tàu mong manh, những mạng sống mong manh của những trẻ em, phụ nữ, người già, thanh niên… bất cứ lúc nào.
Bên kia bờ đại dương, ngày 9 tháng 4 năm 1865, Những người thắng trận trong cuộc nội chiến đã không bắt những vị tướng và binh lính cũ của miền nam nước Mỹ vào tù hoặc vào những trại cưỡng bức lao động. Các quân nhân của miền nam đơn giản bỏ súng đầu hàng và trở về với gia đình. Chiến tranh kết thúc, không có hận thù, không cướp bóc của cải, không hành hạ nhau, không tập trung cải tạo… Những vị tướng chết trận của miền nam nước Mỹ được xem là anh hùng của đất nước và được tạc tượng lưu danh. Những người thắng trận của đất nước này quả thật rộng lượng và bao dung. Đó là cách những con người chiến thắng vẫn luôn tôn trọng những kẻ chiến bại. Chỉ có những con người cao thượng mới làm được điều này. Điều mà họ đã biết, đã hiểu, và đã làm được trước ngày miền nam Vietnam rơi vào tay những người cộng sản hơn 40 năm trước.
Đây là “tượng đài chiến thắng” của những người thắng trận được dựng ở trung tâm thành phố Ban Mê Thuột. Tôi đã ngồi rất lâu nhìn nó với một niềm đau như đang trào dâng lên khoé mắt. Tôi nghẹn ngào chụp lại mấy tấm để mỗi khi ngắm nó tôi mong dân tộc này không còn hận thù, không còn chia cách dù đó là những nỗi lòng của mỗi cá nhân hoặc của cả dân tộc. Nơi đây là nơi khởi đầu của sự kết thúc của chế độ tự do miền nam còn quá non trẻ khi mới khoảng 20 tuổi đời. Với những người lính, tôi chỉ biết nói rằng tôi mang ơn các anh. Tôi mang ơn thế hệ của các anh. Lich sử rồi sẽ ca ngợi và tung hô các anh, và tôi cũng thế, vẫn luôn tôn thờ các anh trong trái tim tôi đến cuối đời. Nếu một ngày tôi có con cái, tôi cũng sẽ dạy chúng yêu thương nhau, tử tế với nhau, bao dung va rộng lượng với nhau để không phụ lòng những hy sinh lớn lao mà các anh đã dành cho tổ quốc và dân tộc này. Và rồi chúng nó sẽ tự mình tung hô các anh. Tôi tin chắc là thế.
0 comments:
Post a Comment