Tiếng Việt sẽ được nghe khắp toàn cầu...
Báo Đại Đoàn Kết cho biết như thế qua bài “Đưa tiếng Việt ra thế giới”...
Bản tin hôm Chủ Nhật của ĐĐK cho biết rằng tiếng Việt đã trở thành ngoại ngữ để học sinh Hàn Quốc thi vào đại học, hay mới đây tại Australia, tiếng Việt trở thành 1 trong 5 ngoại ngữ để học sinh cấp học phổ thông lựa chọn học đã mở ra nhiều hy vọng về một Việt Nam năng động ngày hội nhập sâu với thế giới.
Nhưng có phải, chính phủ Hà Nội nghĩ rằngd ạy tiếng Việt là công tác chính trị để nhuộm đỏ giới trẻ hải ngoại?
Vấn đề nêu lên lúc đầu là thuần túy văn hóa dân tộc.
Bài báo nêu vấn đề: Làm cách nào để thế hệ thứ 2, thứ 3 không được sinh ra tại Việt Nam vẫn nói được tiếng Việt, thông qua đó giúp lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam nơi xứ người, việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết là đưa tiếng Việt ra với thế giới. Ở một số nước tiếng Việt đã trở thành ngoại ngữ chính thức để học sinh lựa chọn học đã phần nào giúp công cuộc đưa tiếng Việt dễ dàng hơn trước rất nhiều.
Tuy nhiên, Đảng CSVN đã thò tay vào công khai, theo bản tin ĐĐK:
“Chia sẻ với Đại Đoàn Kết về thông tin mới đây Chính phủ Australia đã công nhận tiếng Việt trở thành 1 trong 5 ngoại ngữ bắt buộc cho các cấp học phổ thông lựa chọn học, Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia - ông Trần Bá Phúc cho biết, tiếng Việt trở thành ngoại ngữ bắt buộc sẽ mở ra những hy vọng mới cho tiến trình dạy và học tiếng Việt đầy chông gai tại Úc châu.
Theo ông Phúc, việc dạy và học tiếng Việt tại Australia không gập ghềnh như nhiều nước khác. Tại trường học của Australia, Việt ngữ được khuyến khích thành lập. Chính phủ Australia sẵn sàng hỗ trợ một khoản tiền để hoạt động. Vấn đề ở chỗ giáo trình dạy và học, cũng như giáo viên dạy bộ môn này cho thích hợp thì chưa có nhiều.
Ông Phúc cho rằng, nếu Đảng và Nhà nước có cách thức giúp đỡ, tài trợ nào đó, như cho các giáo viên dạy tiếng Việt ở Australia về trong nước tập huấn học tập có kỹ năng chuyên môn hơn, hoặc thấu hiểu truyền thống văn hóa hay chủ trương của Đảng, Nhà nước ta để áp dụng vào công việc dạy tiếng Việt ở nước ngoài đó là điều bổ ích.
Thứ hai, cần tạo điều kiện cho đại sứ quán có tùy viên giáo dục, người tùy viên đó có nhất thiết phải có những hoạt động gắn bó cộng đồng đồng thời chủ động đề xuất lập ra trường có dạy tiếng Việt, khuyến khích thế hệ thứ 2, 3 không được sinh ra tại Việt Nam đến trường như vậy mới giúp các em ngày một gắn bó với cội nguồn.”(ngưng trích)
Vậy rồi những cuộc biểu tình đòi nhân quyền trước tòa đại sứ VN ở Australia tới đâu rồi? Có phải, chờ tới thế hệ thư1ứ nhì lưu vong là hải ngoại sẽ đầu hàng Đảng CSVN?
Một điểm cho thấy, sac1h giaó khoa do nhà nước đưa ra nước ngoài, thí dụ như đưa sang Mỹ, không được đón nhận.
Bản tin ĐĐK viết:
“...ông Đặng Thế Hùng - Phó nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết: Để đưa tiếng Việt ra thế giới, trước đây Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có đề án 281 dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, đã xây dựng được 2 bộ sách rất quý đó là tiếng Việt vui và quê Việt dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
“Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, tính chất của tiếng Việt phụ thuộc vào văn hóa, bản sắc của từng nước. Người Việt ở châu Âu hay Á rất khác nhau, đặc biệt là ở các nước như Hoa Kỳ, Bắc Mỹ. Sách ở trong nước đưa sang bên đó thì không được chấp nhận”, ông Hùng nói....”
Nghĩa là gì?
Nghĩa là, sách dạy tiếng Việt đưa snag Hoa Kỳ và Bắc Mỹ đã bị tẩy chay?
Tại sao sách dạy tiếng Việt bị tẩy chay? Phải chăng vì có hình Cu Hồ?
0 comments:
Post a Comment