Hàng trăm ngàn người tị nạn tìm đường thoái khỏi chiến tranh hay kinh tế lạc hậu đã đổ vào Liên minh châu Âu trong một làn sóng chưa từng có tiền lệ. Hầu như toàn bộ dòng người này tiếp cận các quốc gia thuộc biên giới phía đông và phía nam EU trước rồi sau đó tìm cách nhập cự bất hợp pháp vào các nước EU giàu có và rộng lượng hơn ở phía bắc và phía tây.
Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Tuesday 22 September 2015
Khủng Hoảng Châu Âu: Đâu là khác biệt giữa người di cư và người tị nạn?
Tuesday, September 22, 2015
No comments
Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu
Trường Sơn chuyển ngữ
Jeanne Park, Phó Giám đốc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại
Giới thiệu
Làn sóng người nhập cư đổ vào châu Âu từ
các nước châu Phi, Trung Đông và Nam Á hiện đang đặt ra thách thức lớn
nhất cho giới lãnh đạo và hoạch định chính sách châu Âu kể từ sau khủng
hoảng nợ ở Hy Lạp. Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) khẳng định rằng châu Âu
là điểm đến nguy hiểm nhất đối với những trường hợp di dân bất thường
trên thế giới, và hành trình qua Địa Trung Hải cũng là hành trình nguy
hiểm nhất thế giới. Tuy nhiên, bất chấp những thiệt hại về nhân mạng
ngày càng tăng, phản ứng chung của Liên minh châu Âu vẫn mang tính phi
thể thức và không tán thành trách nhiệm với với dòng người di cư này, họ
tập trung vào việc đảm bảo an ninh biên giới hơn là bảo vệ quyền lợi
của người di cư và tị nạn. Trong tình hình chủ nghĩa dân tộc đang trỗi
dậy ở nhiều nước trong Liên minh châu Âu, và nỗi lo về khủng bố Hồi giáo
đang ám ảnh khắp lục địa, tương lai của những trại tị nạn và mục tiêu
sửa đổi chính sách cho người di dân đang rất bất định.
Những người tị nạn đi bộ từ thủ đô Budapest đến biên giới Áo quốc. Ảnh: Laszio Balogh/abc.net.au
Những dòng người di cư và tị nạn này đến từ đâu?
Căng thẳng chính trị ở Trung Đông, châu
Phi và Nam Á đang tái cấu trúc xu hướng di cư vào châu Âu. Số lượng
trường hợp di cư bất hợp pháp qua biên giới các nước Liên minh châu Âu
bắt đầu tăng vào năm 2011, khi hàng ngàn người Tunisia tìm đường đến đảo
Lampedusa của Ý sau khởi đầu mùa xuân Ả Rập. Sau đó, dòng người từ vùng
châu Phi Hạ Sahara di cư đến Libya từ trước lại phải tiếp tục tìm đường
thoát khỏi tình trạng hỗn loạn thời kỳ hậu Qaddafi trong năm 2011-2012.
Hiện nay, lượng người di cư và tị nạn ngày càng tăng qua biên giới biển
các nước Liên minh châu Âu phần lớn đến từ Syria, Afghanistan, và
Eritrea.
Theo Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), khoảng 58 phần trăm[1]
lượng người di cư bất thường vượt biên vào châu Âu qua đường biển trong
sáu tháng đầu năm 2015 đến từ Syria, Afghanistan, và Eritrea. Trong đó,
chiếm tỉ lệ cao nhất là những người Syria tìm đường thoát khỏi quê nhà
vì cuộc nội chiến đã hoành hành hơn bốn năm (34 phần trăm). Nhóm di dân
chiếm tỉ lệ cao thứ hai đến từ Afghanistan thì muốn thoát khỏi cuộc
chiến vẫn tiếp diễn với phiến quân Taliban (12 phần trăm), và những
người Eritrea chạy trốn nạn cưỡng bách lao động (12 phần trăm) tạo thành
nhóm di dân chiếm tỉ lệ cao thứ ba. Tình trạng suy giảm an ninh và
nghèo đói ở Iraq, Libya, Nigeria, Somalia, Sudan và Nam cũng đã góp phần
khiến lượng di dân ngày càng tăng.
Đâu là khác biệt giữa người di cư và người tị nạn?
Quá trình phân biệt di dân với những
người tìm nơi trú ẩn và người tị nạn không phải phải lúc nào cũng tường
minh, nhưng đây là chỉ báo rất quan trọng bởi vì hai nhóm người này sẽ
được độ hỗ trợ và bảo vệ ở những mức độ khác nhau theo luật pháp quốc
tế.
Người tỵ nạn được xác định là một người
chạy trốn nạn cưỡng bách lao động hay xung đột, do đó tìm kiếm sự hỗ trợ
từ cộng đồng quốc tế theo Công ước Người tị nạn năm 1951[2]
về tình trạng của người tị nạn; “người tị nạn” (refugee – asylum
seeker) là người đi tìm nơi trú ẩn với nguyện vọng/ đơn xin tị nạn được
chấp nhận. Ngược lại, “người nhập cư” (economic migrant) rời bỏ quê nhà
chủ yếu vì động cơ kinh tế. Khái niệm “di dân” (migrant) được xem là một
thuật ngữ trung tính, khái quát cho cả ba nhóm. (Nói cách khác: mọi
người tị nạn đều là dân nhập cư, nhưng không phải mọi di dân đều là
người tị nạn)
Châu Âu hiện đang chứng kiến một làn
sóng di dân hỗn hợp, trong đó người di cư vì lý do kinh tế và người tị
nạn hòa lẫn vào nhau. Trong thực tế, những nhóm này hoàn toàn có thể và
thực sự đang chồng chéo lên nhau, và khu vực đa thành phần đang phải
sống trong hoàn cảnh bất ổn vì hai mươi tám quốc gia thành viên của Liên
minh châu Âu không thống nhất và cũng không xác định được giải pháp cụ
thể nên thường áp dụng những phương pháp không phù hợp đối với các trại
tị nạn.
Những nước EU nào đang đứng ở tiền tuyến của cuộc khủng hoảng này?
Các nước Liên minh châu Âu chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng kinh tế, như Hy Lạp và Ý, cũng từng
là những điểm đến chính của người di cư và tị nạn do các nước này gần
với lưu vực Địa Trung Hải. Dòng người di cư trong những năm qua cũng
đang cho thấy khuynh hướng tiếp xúc nhiều hơn các nước dọc theo biên
giới phía đông của Liên minh châu Âu như Hungary, khiến cho tình trạng
di cư không đều gia tăng mạnh.
Bản đồ về tình hình phân bố các trại tị nạn và điểm tiếp nhận những dòng người nhập cư vào châu Âu. Ảnh: Reuters.
Hàng trăm ngàn người tị nạn tìm đường thoái khỏi chiến tranh hay kinh tế lạc hậu đã đổ vào Liên minh châu Âu trong một làn sóng chưa từng có tiền lệ. Hầu như toàn bộ dòng người này tiếp cận các quốc gia thuộc biên giới phía đông và phía nam EU trước rồi sau đó tìm cách nhập cự bất hợp pháp vào các nước EU giàu có và rộng lượng hơn ở phía bắc và phía tây.
Hàng trăm ngàn người tị nạn tìm đường thoái khỏi chiến tranh hay kinh tế lạc hậu đã đổ vào Liên minh châu Âu trong một làn sóng chưa từng có tiền lệ. Hầu như toàn bộ dòng người này tiếp cận các quốc gia thuộc biên giới phía đông và phía nam EU trước rồi sau đó tìm cách nhập cự bất hợp pháp vào các nước EU giàu có và rộng lượng hơn ở phía bắc và phía tây.
(Chú thích: Điểm màu xanh là các trại tị
nạn hoặc khu tập trung người di cư. Còn điểm đỏ là những khu vực người
di cư tập trung đổ vào. Các nước được tô màu xanh nhạt là những nước
không thuộc khối Liên minh châu Âu nhưng có tham gia hiệp ước Schengen.
Các nước còn lại thuộc khối Liên minh châu Âu, trong đó các nước màu
xanh đậm cũng tham gia hiệp ước Schengen, còn các nước màu nâu và hồng
không tham gia hoặc sẽ tham gia hiệp ước Schegen trong tương lai. Hiệp
ước Schengen là một yếu tố quan trọng với hành trình của người di cư vì
công dân các nước thành viên của hiệp ước có thể di chuyển tự do trong
lãnh thổ của tất cả các nước này)
Hy Lạp: Đến năm 2012, 51 phần trăm[3]
lượng người di cư xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Liên minh châu Âu
qua Hy Lạp. Trong năm 2013, tình hình thay đổi sau khi nhà chức trách Hy
Lạp tăng cường kiểm soát biên giới qua Chương trình Aspida (còn gọi là
“Tấm khiên”), bao gồm việc xây dựng hệ thống hàng rào kẽm gai ở biên
giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đến tháng Bảy năm 2015, Hy Lạp một lần nữa
trở thành điểm đến trung gian ưa thích của những làn sóng người nhập
cư, Frontex báo cáo 132.240 trường hợp xâm nhập biên giới Liên minh châu
Âu bất hợp pháp qua cửa khẩu Hy Lạp trong nửa đầu của năm 2015, gấp năm
lần số lượng phát hiện được cùng kỳ năm ngoái. Di dân từ Syria và
Afghanistan chiếm “phần đông nhất” trong dòng người theo đường Thổ Nhĩ
Kỳ đến Hy Lạp (chủ yếu họ đến các đảo Kos, Chios, Lesbos, và Samos của
Hy Lạp) trong bảy tháng đầu năm 2015. Cuộc khủng hoảng nhập cư gần đây
nhất này trùng với chính khủng hoảng nợ, vốn đã làm tê liệt hệ thống
ngân hàng và chính phủ Hy Lạp vừa qua.
Ý: Hành trình qua Địa
Trung Hải kết nối Libya với Ý là tuyến đường người di cư sử dụng nhiều
nhất để tiến vào châu Âu trong năm 2014: Frontex báo cáo có hơn 170.000[4]
trường hợp xâm nhập biên giới trái phép vào lãnh thổ Ý. Trong tháng
Mười năm 2014, chương trình tìm kiếm và cứu nạn Mare Nostrum của quốc
gia này xác nhận đã trợ giúp được hơn 100.000 trường hợp người di cư,
giờ chương trình này đã được thay thế bằng chương trình Triton Frontex,
một hoạt động kiểm soát biên giới quy mô nhỏ hơn với ngân sách chỉ bằng
một phần ba ngân sách điều hành Mare Nostrum từng có. Vào tháng 4 năm
2015, các nhà lãnh đạo EU tăng gấp ba ngân sách cho chương trình tuần
tra biên giới Triton Frontex với khoảng 9.000.000 euro một tháng
(9.900.000 dollar), nhưng từ chối mở rộng phạm vi đến mức tìm kiếm và
cứu hộ. Trong khi số lượng trường hợp xâm nhập trái phép qua cửa khẩu
biên giới Ý trong nửa đầu năm 2015 vẫn ở mức cao, với 91.302 trường hợp
được ghi nhận, thiệt hại về nhân mạng trong diễn biến khủng hoảng này
ngày càng tăng (tổ chức IOM ước tính hơn hai ngàn người đã chết dọc theo
tuyến đường này trong năm 2015) và tình hình an ninh đang xấu đi ở
Libya càng thúc đẩy nhiều người di cư tìm tuyến con đường dẫn thay thế
tiến vào châu Âu qua Hy Lạp và vùng Balkan. Chín mươi phần trăm người di
cư sử dụng tuyến đường này trong nửa đầu năm 2015 đến từ Eritre,
Nigeria, và vùng châu Phi cận Sahara.
Hungary: Ngày càng có
nhiều di dân người Syria và Afghanistan di chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hy
Lạp thông qua Macedonia và Serbia khiến các nước này trở thành tiền
tuyến mới nhất trong cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu. (Lượng di dân
sử dụng tuyến đường từ Kosovo thông qua Serbia ngày càng tăng cũng góp
phần vào lượng người nhập cư đến Hungary trong năm nay.) Từ tháng Một
đến tháng Bảy năm 2015, tổ chức Frontex báo cáo 102.342 trường hợp xâm
nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Hungary. Tình hình này khiến Thủ tướng
Viktor Orban phải dựng lên một hàng rào kẽm gai trên biên giới với
Serbia vào tháng Bảy năm 2015. Vào tháng Tư năm 2015, một cuộc khảo sát ý
kiến công chúng xác nhận rằng 46 phần trăm người dân Hungary được hỏi
tin rằng Hungary không nên tiếp nhận người tị nạn[5].
Hiện tại thì những người di cư mắc kẹt ở quốc gia này đã bị cấm dùng
tàu hỏa đi về hướng tây, và họ đã biến nhà ga Keleti ở Budapest thành
một khu tị nạn tạm thời từ tháng Chín năm 2015.
Quy chế Dublin là gì?
Thực chất, các quốc gia hiện đang là
điểm tập trung của dòng người di cư tiến vào châu Âu không phải chịu
trách nhiệm đơn phương về những người này theo Quy chế Dublin[1].
Được sửa đổi từ năm 2013, pháp luật EU quy định rằng những người tị nạn
vẫn phải ở trong các quốc gia châu Âu đầu tiên mà họ xâm nhập vào và
đất nước ấy chỉ phải chịu trách nhiệm kiểm tra đơn xin tị nạn của người
di cư. Những người di cư nếu tìm cách tiếp cận các nước EU khác sẽ bị
trục xuất trở về nước EU mà họ nhập cảnh ban đầu.
Nhiều nhà hoạch định chính sách đồng ý
rằng việc cải cách quy chế Dublin là một bước quan trọng để thống nhất
được một chính sách tị nạn cho châu Âu. Theo hệ thống hiện tại, gánh
nặng trách nhiệm đang đổ dồn một cách mất cân bằng vào những quốc gia là
điểm đến tập trung của dòng người tị nạn với biên giới tiếp xúc trực
tiếp với hành trình của họ. Tuy nhiên, thực tế là nhiều quốc gia tiên
phong đã ngừng thực thi quy chế Dublin và cho phép người nhập cư di
chuyển từ quốc gia EU họ đặt chân đến đầu tiên tới những quốc gia khác ở
phía bắc hoặc tây EU. Đức và Thụy Điển hiện đang tiếp nhận và chấp
thuận phần lớn đơn xin tị nạn trong cuộc khủng hoảng nhập cư châu Âu.
“Cả gánh nặng và sự chia sẻ đều đang
hiện diện trong mắt của kẻ trong cuộc. Tôi không biết liệu có bất kỳ
quốc gia EU nào sẽ đạt được sự vô tư và rộng lượng mà người ta đang tìm
kiếm”, Ủy viên Cao cấp Heather Conley của Trung tâm Chiến lược và Nghiên
cứu Quốc tế cho biết.
Những người di cư này phải đối mặt hoàn cảnh sống thế nào ở châu Âu?
Những khu tập trung người tị nạn đang
hiện diện trên khắp lục địa, gồm cả ở Pháp, Hy Lạp và Ý, với cáo buộc về
lạm dụng và bỏ bê được đề nghị giải trình trong những năm qua. Nhiều
nhóm hoạt động nhân quyền cho rằng một số khu tập trung người tị nạn đã
vi phạm Điều 3[2] của Công ước châu Âu về Nhân quyền, trong đó nghiêm cấm xử đối vô nhân đạo hoặc làm nhục nhân phẩm của những người này.
“Chúng tôi từng nghĩ về di cư như một
vấn đề an ninh con người: chung quy là bảo vệ con người và cung cấp sự
hỗ trợ cần thiết”, Ủy viên Cao cấp Khalid Koser của Viện Brookings cho
biết. “Bây giờ chúng ta nhận thức rõ – hay vẫn không nhận thức được –
rằng vấn đề người di cư là vấn đề an ninh quốc gia. Và nguy cơ của quá
trình an ninh hóa vấn đề di cư là khả năng hợp pháp hóa những phản ứng
quá mức”.
Ở Ý, người nhập cư sẽ bị phạt và trục
xuất theo luật di trú Bossi-Fini vẫn đang gây tranh cãi, với quy định
người di cư phải đảm bảo được hợp đồng lao động trước khi tiến vào lãnh
thổ nước này. Đạo luật ra đời từ năm 2002 này khiến cho người di cư bất
hợp pháp – và cả những người giúp đỡ người di cư – bị phạt tiền hoặc
phải ngồi tù. Tại Hy Lạp, quá trình giam giữ kéo dài người di cư và
người tị nạn, những người đôi khi bị “xếp lẫn với tội phạm hình sự”, đã
bị các nhóm nhân quyền chỉ trích không ngừng. Và ở Hungary, một chuỗi
những điều luật khẩn cấp vừa được thông qua vào tháng 9 năm 2015 sẽ cho
phép lực lượng cảnh sát vận hành các trung tâm giam giữ người tị nạn,
bên cạnh mức phạt tù vốn đã treo lơ lửng trên đầu những di dân bất hợp
pháp hay những người giúp đỡ họ. Chính phủ nước này cũng đang cân nhắc
triển khai quân đội vũ trang đến biên giới.
Với những quốc gia thường phải làm điểm
“quá cảnh” cho dòng người tị nạn, vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi
khủng hoảng kinh tế, ngân sách cho vấn đề người di cư và tị nạn hiện đã
không thể theo kịp nhu cầu thực tế và nhu cầu này ngày càng tăng. Trong
tháng 8 năm 2015, Ủy ban châu Âu phê chuẩn một gói cứu trợ khẩn cấp trị
giá 2.400.000.000 euro (2.600.000.000 dollar), với 560.000.000 euro
(616.000.000 dollar) dành cho Ý và 473.000.000 euro (520.000.000 dollar)
cho Hy Lạp để hỗ trợ những chiến dịch cứu hộ người tị nạn trong sáu
năm. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạch địch chính sách khẳng định rằng gói cứu
trợ với quy mô như vậy vẫn chưa thể đáp ứng cường độ ngày càng tăng của
cuộc khủng hoảng.
Ngược lại, những người di cư xoay sở đến
được những nước EU giàu có ở phía bắc và phía tây sẽ được hỗ trợ bởi hệ
thống trung tâm tị nạn tương đối tốt với chính sách tái định cư hào
phóng. Nhưng chính các nước mà người tị nạn khó tiếp cận này thường hỗ
trợ nhu yếu phẩm cho những người di cư vốn có đủ tiền để tiếp tục di
chuyển từ các quốc gia “quá cảnh” hoặc sở hữu giấy tờ du lịch đắt tiền
để đảm bảo một hành trình an toàn với sự giúp đỡ của những kẻ buôn lậu.
Nghĩa là những quốc gia này vẫn không thể tiếp cận và dành sự hỗ trợ cho
những di dân cần giúp đỡ nhất.
Liên minh châu Âu phản ứng thế nào trước khủng hoảng nhập cư?
Cũng như chính cuộc khủng hoảng nợ,
những tác động đến lợi ích quốc gia của nhiều nước châu Âu đã khiến họ
hầu như thống nhất trong một phản ứng chung châu Âu đối với dòng di dân
này. Trong tháng 6 năm 2015, các nhà lãnh đạo châu Âu đã từ chối thiết
lập một hệ thống hạn ngạch nhập cư bắt buộc, và thay vì vậy họ lên kế
hoạch kêu gọi các nước thành viên EU tự nguyện tái định cư bốn mươi
nghìn di dân ở Hy Lạp và Italy trong khoảng thời gian hai năm. (Vào
tháng 7 năm 2015, EU thông báo rằng liên minh này đã không đạt được mục
tiêu như vậy khi còn gần 8.000 di dân không thể tái định cư[3])
Một số chuyên gia cho rằng không khí
chính trị ngày càng phân cực của liên minh, với tình hình chủ nghĩa dân
tộc, cũng như các đảng chính trị chống di dân ngày càng phát triển mạnh,
là một phần nguyên nhân khiến một số quốc gia không còn mặn mà với động
thái hỗ trợ nhân đạo. Pháp và Đan Mạch đều dẫn ra những mối lo an ninh
để biện minh cho thái độ miễn cưỡng của họ trong việc chấp nhận những
người di cư từ Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là trong bối cảnh các vụ
nổ súng khủng bố vừa diễn ra ở Paris và Copenhagen vào đầu năm 2015.
“Bất trắc đằng sau diễn biến này [khủng
hoảng di dân] là khó khăn mà nhiều nước châu Âu phải đối mặt khi chấp
nhận xã hội của họ phải pha lẫn với những nhóm dân và nền văn hóa thiểu
số. Phần lớn những người nhập cư đến từ các nước Hồi giáo, và cộng đồng
Hồi giáo nhập cư thường không duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với dân
bản địa”, cựu Ủy viên Cao cấp Charles Kupchan của Hội đồng Quan hệ Đối
ngoại cho biết.
Trong thời điểm này, giới lãnh đạo ở các
quốc gia Đông Âu như Hungary, Ba Lan, Slovakia, và Cộng hòa Czech hầu
như đều bày tỏ thái độ ưu tiên dành cho di dân không theo đạo Hồi. Vào
tháng 8 năm 2015, Slovakia tuyên bố chỉ chấp nhận những người tị nạn
theo Thiên Chúa giáo từ Syria. Ba Lan cũng phản ứng tương tự khi chỉ tập
trung hỗ trợ trại tị nạn cho những tín đồ Thiên Chúa giáo từ Syria,
người đứng đầu văn phòng nhập cư của nước này thừa nhận với Financial
Times rằng, “nền tảng tôn giáo [của những người xin tị nạn] sẽ có [một]
ảnh hưởng đến việc thực thi các quy chế tị nạn cho họ”. Và ở Hungary,
Thủ tướng Viktor Orban đã giải thích chính sách chống người nhập cư bằng
thái độ bài Hồi giáo rõ rệt. Trong khi việc lựa chọn di dân dựa trên
tôn giáo rõ ràng đã vi phạm quy tắc không phân biệt đối xử của EU, các
nhà lãnh đạo đã bảo vệ chính sách của mình bằng cách chỉ ra cử tri của
họ đã khó chịu thế nào trước sự phát triển của cộng đồng Hồi giáo.
Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây cũng đã
thúc đẩy quá trình tái cấu trúc phân bố dân cư trên khắp lục địa, cụ
thể là các nước thành viên EU đã ghi nhận một số lượng kỷ lục những công
dân của họ vì khủng hoảng mà di cư đến các nước EU phía bắc và tây để
tìm việc làm. Và trong khi các vấn đề di cư của nội bộ EU vốn đã làm dấy
lên nỗi lo về phúc lợi xã hội trong những tháng gần đây, “những người
đến từ Trung Đông và Bắc Phi lại càng khiến những cuộc tranh luận chính
trị trở nên căng thẳng hơn vì những bất trắc có thể xảy ra trong quá
trình chia tách và hòa nhập xã hội” ông Kupchan khẳng định.
Ngược lại, Đức và Thụy Điển đã công bố
số chính sách trợ giúp người tị nạn hào phóng nhất trong toàn bộ liên
minh EU. Vào tháng 9 năm 2015, Berlin cam kết sẽ hỗ trợ 6.000.000.000
euro (6.600.000.000 dollar) cho 800.000 người di cư, lượng người đông
gấp bốn lần so với năm 2014, số tiền này dự kiến sẽ đến tay họ trong
cuối năm 2015. Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo rằng: “Nếu Châu Âu
thất bại trong truy vấn về người tị nạn, thì nó sẽ không còn là châu Âu
chúng ta hằng mong đợi nữa”. Các quan chức Đức cũng thông báo rằng nước
này đã chuẩn bị sẵn sàng để đón “500.000 người tị nạn mỗi năm” trong
vòng nhiều năm. Tương tự như vậy, những chính sách tị nạn tự do của Thụy
Điển đã khiến lượng đơn xin tị nạn ở quốc gia này gia tăng đáng kể. Đo
trên cơ sở bình quân đầu người, đất nước này đã cấp nơi trú ẩn cho người
tị nạn với tỷ lệ chấp thuận cao nhất trong các nước EU (bình quân 317,8
người với mỗi 100.000 người) vào năm 2014. Trước đấy, Stockholm đã
thông báo rằng sẽ cung cấp quyền định cư cho tất cả người tị nạn Syria
từ năm 2013.
Một số chuyên gia cho rằng chính sách
nhập cư cởi mở của Đức và Thụy Điển cũng mang lại ý nghĩa kinh tế, nhân
khẩu học trong hoàn cảnh các nước châu Âu đang suy giảm tỷ lệ sinh và
dân số ngày càng già đi. Họ cho rằng những người di cư có thể thúc đẩy
nền kinh tế của châu Âu qua việc cung cấp thêm nhân lực lao động, người
đóng thuế, và người tiêu dùng, và giúp củng cố xã hội nổi tiếng an toàn
của họ. Nhưng những chuyên gia khác cảnh báo rằng chính những người di
cư có thể trở thành đối thủ cạnh tranh về mặt kinh tế với công dân EU,
chứ không đóng góp gì cả. Ông Koser từ viện Brookings khẳng định rằng
cuộc truy vấn về nhân khẩu học cho thấy một nghịch lý chính trị đối với
một số quốc gia thành viên. “Hiện có 50 phần trăm thanh niên Tây Ban Nha
đang thất nghiệp, và Tây Ban Nha chẳng cần người di cư. Đấy là một cái
bánh vẽ rất là khó nuốt”.
Còn tiếp…
________
[3]
Luxembourg, quốc gia hiện đang giữ chiếc ghế Chủ tịch EU luân chuyển
sáu tháng một lần, cho biết các bộ trưởng nội vụ đã đồng ý tái định cư
cho 32.256 người Syria, Eritrea, Iraq và Somalia. Nguồn:
http://www.bbc.com/news/world-europe-33602021
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment