Chiến lược của Nga tại Syria : vốn ít lời nhiều
Tú Anh
Máy bay Nga chở 80 tấn hàng trợ giúp nhân đạo đáp xuống Syria, ngày 12/09/2015.AFP PHOTO / HO / SANA
Từ
nhiều tuần nay, những hoạt động quân sự bất thường của Nga tại Syria
làm giới quan sát nghĩ rằng Matxcơva chuẩn bị can thiệp chống tổ chức
Nhà nước Hồi giáo.Viễn ảnh này gây lo ngại cho Tây phương. Nếu thánh
chiến cực đoan là kẻ thù chung, mục đích của Nga là bảo vệ chế độ Bachar
al Assad mà Hoa Kỳ cũng như các nước đồng minh Châu Âu và Trung Đông
muốn dẹp bỏ. Các động thái quân sự có giới hạn của Nga có thật sự vì nhà
độc tài Al Assad ? Vì những nguyên nhân sâu xa nào Vladimir Putin cố
gắng bảo vệ chế độ đang rệu rã hay chỉ cố tranh thủ thời gian ?
Từ
tháng Hai năm 2011, dân chúng tại Syria nổi dậy chống chế độ cha truyền
con nối của Tổng thống Bachar al Assad. Tuy nhiên, nhà độc tài này bám
lấy quyền lực và tiến hành một chính sách đàn áp thẳng tay. Tính đến
tháng 9 2015, hơn 240 000 thường dân Syria tử vong, 5 triệu người trên
tổng số 17 triệu dân chạy sang các nước láng giềng, Liban, Jordanie, Thổ
Nhĩ Kỳ tị nạn. Mọi can thiệp ngoại giao của Liên Hiệp Quốc đều thất bại
mở ra kịch bản cuối cùng là can thiệp quân sự. Nhưng tại Hội Đồng Bảo
An, Nga, đồng minh của Syria và Trung Quốc đều phủ quyết. Thật ra
chỉ có Nga là đặt hết sức mạnh của mình trong các cuộc đàm phán, khẳng
định vai trò cường quốc ngang hàng với các nước Tây phương.
Vấn
đề là từ hai năm nay, có sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo mà
nòng cốt là thành phần chiến binh theo hệ phái Sunni. Song song với
những chiến thắng liên tiếp tại Irak buộc Mỹ và liên quân quốc tế can
thiệp bằng không quân, lực lượng thánh chiến đánh chiếm gần hết Syria
trừ một dải lãnh thổ sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ do người Kurdistan kiểm
soát, một ít làng mạc trong tay đối lập võ trang do Tây phương ủng hộ.
Quân
đội chính phủ, sau bốn năm tiêu hao vì nội chiến, không còn đủ sức
đương đầu với thánh chiến Hồi giáo và Al Qaida Syria phải rút về cố thủ ở
Damas. Hệ quả là một vùng duyên hải Địa Trung hải bỏ trống hoặc giao
cho lực lượng Hezbollah do Iran võ trang, chiến đấu thay thế. Quê hương
của chính tổng thống Bachar al Assad, tỉnh Lattaquié, thành trì của đạo
Hồi Allaoui, một nhánh của hệ phái Shi-a cũng nằm trong tầm tay của
thánh chiến Suni và từng bị đánh chiếm vào mùa hè 2013.
Chiến thuật nước đôi
Trong
khi ngành ngoại giao Nga liên tục tiếp xúc với Hoa Kỳ, với Ả Rập Xê-Út,
và mời một số nhà đối lập Syria sang Matxcơva thì tại chiến trường, Nga
lại tăng cường viện trợ quân sự cho Damas. Nga còn đưa thêm tàu chiến,
vũ khí đến Syria, xây dựng lều trại như là một căn cứ trên bộ ở
Lattaquié theo tin tình báo Mỹ : trang thiết bị quân sự, đại pháo, xe
tăng T90, hỏa tiễn phòng không, cùng với khoảng 200 biệt kích bố trí ở
phi trường Lattaquié, phía bắc quân cảng Tartous, căn cứ hải quân duy
nhất của Nga ở Địa Trung hải. Hình ảnh do chính một số binh sĩ Nga phổ
biến trên mạng xa hội cũng xác nhận mức độ xác tín của các thông tin
này. Báo chí chuyên môn về quân sự, The Avionitest, chụp được hình ảnh
oanh tạc cơ chiến thuật Sukhoi SU-34 và máy bay trinh sát võ trang tên
lửa Pchela 1T xuất hiện ở « vùng bắc » Syria.
Hai thái
độ mâu thuẫn này mang ý nghĩa gì ? Vladimir Putin sử dụng chiến thuật
nước đôi để bảo vệ chế độ thân Nga hay vì nhu cầu an ninh của Nga ? Giáo
sư Pierre Razzou, đại học chính trị Paris (Sciences Po ) nhận định :
Có
hai lý do chính và có mối quan hệ nhân quả với nhau. Trước hết Syria
là tiền đồn nằm trong tuyến phòng thủ của Nga chống Hồi giáo võ trang ở
phía nam. Từ nhiều năm nay, Nga thiết lập một hàng rào phòng thủ tiền
phương để ngăn chận không cho thánh chiến Hồi giáo tràn lên phía bắc,
tức là lên đến lãnh thổ Liên bang Nga, vùng Kavkaz. Nga không quên cuộc
chiến tranh ở Chechnya, tình trạng bất ổn định ở các nước cộng hòa Hồi
giáo trong Liên Xô cũ…do vậy Putin thành lập một hàng rào phòng thủ tiền
phương kéo dài từ Iran đến phía bắc Irak, trong vùng kiểm soát của
người Kurdistan, đến Syria, đảo Chypre và gián tiếp liên quan đến một
phần Israel. Do vậy, Syria nằm trong dải tiền đồn ngăn chận phe thánh
chiến bởi vì Nga lo sợ phong trào Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông này
lan đến Nga.
Đây
là lý do thứ nhất làm cho Nga phải tăng cường quân sự tại Syria.
Trong lý do này còn có một thông điệp. Vladimir Putin, kẻ thống lãnh
mọi quyền lực ở Nga muốn gửi một thông điệp đến những chính quyền có ý
muốn làm bạn hàng hoặc làm đồng minh với Nga là sẽ đươc Nga hậu thuẫn
đến cùng. Putin gián tiếp nhắn gửi thông điệp như sau : nếu các ông
theo Mỹ thì có một ngày bị Mỹ bỏ rơi. Khác với Mỹ, dù có chuyện gì xảy
ra thì Nga vẫn giúp các ông cho tới cùng, Nga đáng tin cậy, chính đáng
và có hiệu quả. Nguyên nhân thứ hai là sự tồn tại của Nga tại
Trung Đông. Nga muốn chứng tỏ với thế giới là đã trở lại ván cờ Trung
Đông, là một đối tác không thể thiếu trong mọi hồ sơ, trong mọi giải
pháp từ chính trị cho đến quân sự.
Nga phô trương gân bắp nhưng phải chờ đến lúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry « đặt vấn đề »
và truyền thông Tây phương lên tiếng rầm rộ thì Ngoại trưởng Nga
Serguei Lavrov mới công nhận nửa vời là có đưa vũ khí sang Syria.
Hoa Kỳ đã yêu cầu Hy lạp và Bulgari không cho Nga bay ngang không phận
RFI : Nga
đưa vũ khí và biệt kích vào Lattaquié vào lúc các nước đồng minh Tây
phương, như Úc, bắt đầu oanh kích phe thánh chiến Hồi giáo tại Syria
hoặc thông báo sẽ tấn công như trường hợp nước Pháp ? Có thể biết trong
những ngày qua, Nga đưa các loại vũ khí gì trên những chuyến bay gọi là
viện trợ nhân đạo tới Lattaquié, và tại sao vào thời điểm này ?
Giáo sư Pierre Razzou : Không
rõ họ chở gì nhưng có thể đoán được. Các chuyên gia quân sự biết nhiều
vận tải cơ khổng lồ đã đáp xuống phi trường Lattaquié, thành phố của
Syria bên bờ Địa Trung hải. Rất có thể Nga đưa qua Syria thiết vận xa,
lực lượng đặc biệt, tên lửa phòng không, ra đa… mà mục đích là để bảo vệ
một loại căn cứ không quân tiền phương tại phi trường Lattaquié. Tại
sao ? Vì Lattaquié nằm gần quân cảng Tartous. Từ mấy chục năm nay (1971)
Nga sử dụng quân cảng Tartous của Syria trong biển Địa Trung Hải mơi mà
các tàu chiến của Nga thỉnh thoảng ghé qua. Cho đến bây giờ thì họ chưa
có một căn cứ không quân tại Syria. Có lẽ chính quyền Nga tranh thủ
thời gian, chuẩn bị trước cho những biến động ở thượng tầng lãnh đạo
Syria. Matxcơva không dám tin là Tổng thống Bachar al Assad sẽ trụ được
lâu dài. Tuy rằng Nga và Iran tiếp tục ủng hộ chế độ Damas nhưng họ
biết rất có thể phải có thay đổi lãnh đạo.
Do đó, Putin
phải chạy đua với thời gian để trong trường hợp chế độ ở Syria sụp đổ
thì Nga vẫn bảo vệ được hai căn cứ quân sự, duy trì được quyền lợi của
Nga tại khu vực theo hệ phái Shi-a Alaoui sát biển Địa Trung hải. Kiểm
soát được nơi này sẽ cho phép Nga luôn luôn có chổ đứng vững chắc trên
con đường thông thương giữa Liban và Thổ Nhĩ Kỳ. Vũ khí và một vài
đơn vị đưa vào Lattaquié, không phải là lực lượng viễn chinh để trợ lực
chống đỡ cho Bachar al Assad bảo vệ quyền lực. Thực chất là Matxcơva
sử dụng một lực lượng quân sự tối thiểu để bảo vệ các căn cứ của Nga
tại Syria cùng lúc bắn tín hiệu với Hoa Kỳ là Nga bảo vệ tới cùng quyền
lợi của mình tại Trung Đông. Do vậy người ta thấy hai tàu đổ bộ của Nga
đưa một số trang thiết bị quân sự và 200 thủy quân lục chiến đến
Tartous thì với lực lượng nhỏ này Nga không tham dự vào cuộc chiến mà
chỉ để phòng thủ bảo vệ hai căn cứ quân sự.
Máy
báy Nga không bay ngang Bulgari và Hy Lạp mà mượn hành lang xa hơn bay
qua không phận Iran và Irak. Để tránh xảy ra trường hợp « hiểu lầm »
với không quân Mỹ và Tây Âu đang kiểm soát vùng trời Irak, Nga phải
điều hợp, ít ra là thông báo đường bay và giờ bay cho phía Đồng minh .
« Nga tấn chốt »
Trong
một tuyên bố mới nhất bên cạnh lãnh đạo các nước Trung Á và Belarus
nhân Thượng đỉnh tại Dushanbe, Tadjikistan ngày 15/09, Tổng thống Nga
lý giải là phải ủng hộ Tổng thống Syria Bachar al Assad tới cùng vì chỉ
có nhân vật này và quân đội chính phủ hiện nay mới đủ sức đánh đuổi
thánh chiến Hồi giáo ra khỏi bờ cõi. Bachar al Assad không còn thì Syria
sẽ rối loạn hơn và làn sóng tị nạn đổ vào Châu Âu sẽ nhiều hơn.
Sau
tuyên bố trên của ông Putin, Washington kêu gọi Matxcơva hãy thành thật
đóng góp một cách tích cực vào liên minh quốc tế chống tổ chức Hồi giáo
khủng bố thay vì tìm cách kéo dài chế độ Damas. Nhưng theo giới phân
tích quốc tế, chính thái độ do dự và thiếu một chính sách xuyên suốt
của Mỹ đã tạo ra một khoảng trống ở Syria, cho phép Nga khai thác cơ
hội đẩy
« chốt » vào chỗ không người. Giáo sư Thomas Pierret,
chuyên gia về Trung Đông, đại học Edinburgh, Anh Quốc giải thích vì sao
Nga đưa lực lượng tiền phương vào Lattaquié.
Tôi nghĩ có hai
yếu tố chính hỗ trợ với nhau : một là tình trạng suy thoái về quân sự
của chế độ Bachar al Assad từ mùa Xuân năm nay, toàn bộ tỉnh Idlib, lực
lượng thánh chiến tiến sát chân núi Alaoui, trung tâm vùng căn cứ địa
của dòng tộc Tổng thống al Assad. Yếu tố thứ hai là Mỹ thiếu vắng
chiến lược lâu dài. Dự án thành lập vùng trái độn, vùng an toàn ở miền
bắc Syria và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ bị bỏ rơi do có sự ngại ngần
của Mỹ để oanh kích các toán quân của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở mặt
trận phía bắc và đông Syria. Do vậy, Nga nhảy vào lấp khoảng trống chiến lược tại Syria mà không gặp phản ứng chống đối của Mỹ.
Trong
khi Hoa Kỳ và các thủ đô Châu Âu bối rối trong chiến lược vì vừa
muốn diệt trừ lực lượng thánh chiến cực đoan vừa muốn thay thế chính
quyền độc tài tại Damas hiện giờ bằng một chế độ dân chủ thì Nga biết rõ
ai là bạn và ai là thù, tức là đe dọa quyền lợi của Nga. Trên chiến
trường, phe thánh chiến Hồi giáo đã chiếm gần hết lãnh thổ đặt quân đội
Syria mà phần lớn là tín đồ Shia vào thế bị động. Damas bị bao vây từ
ba mặt. Mặt đông còn lại, với con đường tiếp tế từ Liban cũng không
an toàn. Nhưng không phải chỉ có thế.
GS Thomas Pierret : Nga
không có phân biệt phe thánh chiến nào cả nhưng mục đích can thiệp
không phải vì căn cứ hải quân Tartous, vì quân cảng này còn xa tầm tay
của thánh chiến. Điều quan trọng của Nga là sự tồn vong của chế độ al
Assad từ sau những thất bại chiến lược của quân đội chính phủ trong mùa
xuân vừa qua. Liên quân thánh chiến đã tiến đến sát vùng lãnh thổ của hệ
phái Alaoui Shia và thủ đô Damas. Vấn đề của chế độ Damas là rút đại
bộ phận quân đội về phía nam bảo vệ thủ đô. Mà binh lính của quân đội
chính phủ đa số là người quê quán vùng Alaoui. Gia đình, vợ con của họ
vẫn ở đó. Hãy tưởng tượng nếu phe thánh chiến tràn đến nơi này thì phần
lớn binh sĩ Syria sẽ tìm cách chạy về quê bảo vệ vợ con thay vì chiến
đấu phòng thủ Damas. Đó là lý do cơ bản làm Nga phải vội vàng tiếp
ứng.
Yếu tố Iran và Israel
Vấn
đề là với những toan tính chiến lược này, liệu Tổng thống Nga có khả
năng thực hiện đến đâu. Dù cho lãnh đạo Nga thật tâm hay không để giải
quyết khủng hoảng Syria thì không chắc ông nắm thế chủ động nếu không có
sự đồng tình của Iran, thế lực then chốt sát cánh với Bachar al
Assad. Toàn thể 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An, trong đó có Nga, đã
đồng ý một giải pháp chính trị, mà trong tiến trình chuyển tiếp này
không có chỗ đứng cho Bachar al Assad như Tổng thống Pháp François
Hollande tuyên bố.
Nhưng có
chắc gì Iran, lãnh đạo hệ phái Shi-a có thể bỏ rơi đồng minh Shi-a ở
Damas ?Theo nhật báo Pháp ngữ của Liban L’Orient Le Jour, kế sách
duy nhất của Nga là tranh thủ thời gian để đánh bóng uy tín chế độ
Damas. Do vậy, sáng kiến thành lập một liên quân mới gồm Irak, Iran, Ả
Rập Xê-Út và Syria để cùng chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, phục vụ mục
đích này nhưng khó thực hiện.
Ngoài
mối lo âu về an ninh, khoảng 2000 người Nga gia nhập Daesh, tên Ả Rập
của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, ông Putin muốn qua đề nghị thành lập liên
quân trong đó có hai kẻ thù không đội trời chung là Ryad và Teheran, để
thăm dò khả năng tốt nhất để giải quyết khủng hoảng Syria. Song song
với vận động ngoại giao, Nga đưa quân vào Syria theo đúng chiến pháp :
Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh.
Một
yếu tố khác là liệu Israel, có để cho Nga muốn làm gì thì làm tại
Syria ?. Cho đến bây giờ, sở dĩ Matxcơva không cung cấp cho Damas hệ
thống phòng không tối tân S-300 như đã loan báo, vì Tel-Aviv dọa sẽ
oanh kích. Tuần tới, Thủ tướng Netanyahu sẽ gặp Tổng thống Nga tại điện
Kremli để « thảo luận về chuyện Nga đưa quân vào Syria ».
0 comments:
Post a Comment