Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Monday 28 September 2015

Ân nhân của người tù cải tạo HO đã qua đời


RobertFunseth-HO
Ông Robert Funseth, ân nhân của những người Việt Nam đến Mỹ theo con đường HO (Humanitarian Operation), tạm dịch là Chương Trình Nhân Đạo vừa qua đời vào 10 giờ 20 phút sáng ngày 25 tháng Chín 2015,hưởng thọ 89 tuổi, tại bệnh viện Nothern Virginia Hospital. Bà Phượng, người có người con trai là con đỡ đầu của ông Robert Funseth và cũng là người thường xuyên liên lạc với ông, cho biết ngay sau khi bà rời bệnh viện: “Ông bị té từ ngày Labor Day, té trong nhà, không ai biết. Vài ngày sau thân nhân mới biết ra, và cảnh sát đến nhà, mở cửa. Vì hàng xóm không thấy báo picked up trước nhà nên hàng xóm mới gọi con cháu của ông ở xa và họ kêu cảnh sát đến, cảnh sát mởcửa thì mới thấy ông té trong nhà chắc cũng 1,2 ngày rồi.” Theo lời bà Phượng, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Funseth là do ông kiệt sức, thiếu nước uống trong thời gian bị té trong nhà nhưng không ai hay biết. “Chị đến nhà thương lúc 10 giờ 19 phút. Chịnắm tay ông, mới vừa mở miệng nói là chị đến thì 10 giờ 20 phút ông tắt thở, tim ngừng đập.” Bên cạnh ông Robert Funseth lúc đó là bà Phượng và một người cháu rể của ông là luật sư, từ tiểu bang Oregon đã kịp thời có mặt khi ông qua đời. Bà Phượng có nhắn gửi một di nguyện của ông Robert Funseth rằng đám tang của ông sẽ rất nhỏ và hoàn toàn mang tính chất riêng tư. “Có thể mình chị và bà Khúc Minh Thơ và vài người con cháu trong nhà.” Điều này là ý nguyện của ông Funsett từ sau đám tang người vợ của ông, bà Phượng cho biết thêm rằng: Theo lời người cháu rể luật sư của ông Funsett nói với bà Phượng trước khi bà rời bệnh viện thì: “Ông luật sư cháu trai của ông Funseth nói thì có thể đến tháng 12 mới có một lễ “Memorial Service” vì tháng 12 là winter break họmới về để họ tìm lại tất cả giấy tờ, liên lạc với luật sư, rồi quyết định làm 1 lễ Memorial Service vì họ biết cộng đồng Việt Nam rất yêu mến ông Funseth.” Ông Robert Funseth từng giữ chức Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ và là Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam. Ít năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận để đưa những cựu quân nhân Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa và gia đình sang Mỹ định cư, qua chương trình được gọi là H.O, viết tắt từ chữ Humanitarian Operation mà chúng tôi xin được tạm dịch là Chương Trình Nhân Ðạo. Ông Robert Funseth chính là người đạidiện cho Washington trong các cuộc đàm phán với Hà Nội về vấn đề này. Sau khi vợ ông qua đời vào tháng Hai năm nay, ông sống một mình tại tiểu bang Virginia. /.


FUNSETHÔng Robert Funseth đã qua đời lúc 10:20 ngày 25 tháng 9 năm 2015 tại Arlington,VA. TGM xin đăng lại bài phỏng vấn của Nguyễn Khanh dưới đây như một lời tri ân của những người Tù Cải Tạo!.

30 năm [30/4/1975-30/4/2005] sau ngày mất nước,
Nguyễn Khanh/RFA phỏng vấn Ông ROBERT FUNSETH,
người phụ trách chương trình HO. Mỹ: “Vì Thuyền Nhân chết giữa biển quá nhiều, nên phải lập Chương trình H.O.;nhưng CSVN đã mặc cả tàn bạo. ”

Dưới đây là bài phỏng vấn Ông Robert Funseth, người phụ trách chương trình H.O. do Nguyễn Khanh, phóng viên RFA, thực hiện, cho thấy lý do có chương trình H.O. chỉ vì có quá nhiều thuyền nhân chết trên biển. Việt Cộng đã thô bạo mặc cả ra sao cho chương trình này thực hiện? Bài như sau.
Ít năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam kêt thúc, Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với Việt Nam để đưa những cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và gia đình sang Mỹ định cư qua chương trình được gọi là H.O, viết tắt từ chữHumanitarian Operation mà chúng tôi xin được tạm dịch là Chương Trình Nhân Đạo.
Đại diện cho Washington để thảo luận với Hà Nội về vân đề này là ông Phụ Tá NgoạiTrưởng Robert Funseth, từng làm Người PhátNgôn cho Bộ Ngoại Giao trong thời gian cuộc chiến Việt Nam đang xảy ra. Ông Funseth nay đã nghỉ hưu và đồng ý dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt vào đúng chiều 29 tháng Tư giờ Washington, tức sáng sớm ngày 30 tính theo giờ Việt Nam.

Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.
Nguyễn Khanh: Chắc ông vẫn nhớ chuyện gì xảy ra ở Washington cách đây 30 năm chứ?
Robert Funseth: Đúng giờ này, tức là vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ phòng điều hành, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip Habib và tôi nói chuyện lần cuôi cùng với ông Đại Sứ Graham Martin. Đại Sứ Martin không muôn rời Việt Nam, vì ông ta muôn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị bắt ông đại sứ phải rời nhiệm sở. Ông đại sứ Martin nói chuyện với tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo sẽ lên sân thượng của Tòa Đại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội. Không đầy một giờ đồng hô sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên. Đại Sứ Martin là một người anh hùng, người con trai duy nhất của ông ta chết ở chiến trường Việt Nam. Ông Martin tìm đủ cách để hoãn giờ phải rời Sài Gòn vì ông ta muôn di tản được càng nhiều người Việt càng tốt.
Kể từ cái đêm kinh hoàng 29 tháng Tư 1975 đó ở Washington, chúng tôi không bao giờ quên được Việt Nam. Ở ngay Bộ Ngoại Giao, chúng tôi có đặt một tấm bảng tưởng niệm những nhân viên ngoại giao đã hy sinh ở chiến trường Việt Nam. Tấm bảng này ghi tên biết bao nhiêu nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ đã chết vì lý tưởng đem lại tự do và dân chủ cho nhân dân miền NamViệt Nam. Riêng cá nhân tôi, tôi không thể nào nghĩ rằng 7 năm sau ngày khó quên đó, tôi lại được giao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư, cũng như cho những người thuộc diện con lai và thân nhân của những người Việt đang sinh sống tại Mỹ được rời Việt Nam theo chương trình Ra Đi Có Trật Tự.
Nguyễn Khanh: Tại sao chương trình Ra Đi Có Trật Tự được thành hình?
Robert Funseth: Vì lúc đó có biết bao nhiêu người chết trên biển cả, nên chúng tôi muốn phía Việt Nam đồng ý cho những người Việt muốn sang Mỹ được nộp đơn xin định cư và đến Mỹ an toàn hơn.
Nguyễn Khanh: Về chương trình H.O, tức là chương trình đưa tù cải tạo mà trong cuộc điều đình với Hà Nội, Washington gọi là tù nhân chính trị và thân nhân của họsang Mỹ, chúng tôi muốn biết ai là người đưa ra sáng kiến này?
Robert Funseth: Khi tôi được cử về làm việc cho Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao, kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự và nằm dưới sự hỗ trợ của Cao ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi bắt đầu tham khảo với đại diện của phía Việt Nam tại Geneva, và ngay trong buổi gặp gỡ đầu tiên với họ, tôi được thông báo là trong số những người Hoa Kỳ muốn đón sang Mỹ định cư, thành phần tù nhân chính trị là diện khó nhất.
Năm 1982, tôi gặp ông Trợ Lý Bộ Trưởng Hà Văn Lâu và đưa đề nghị cho thân nhân của những người đang cư ngụ ở Mỹ và thành phần tù chính trị được nộp đơn định cư, tức là những cựu quân nhân quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị tù cải tạo vì họ có liên hệ với Hoa Kỳ, và những nhà văn, nhà báo, các tu sĩ.
Chúng tôi tiếp tục thảo luận, tiếp tục áp lực Việt Nam qua những phiên họp cấp thấp nhưng kết quả chẳng được là bao. Một năm sau đó tôi gặp lại ông Hà Văn Lâu, tiếp tục yêu cầu và thúc đẩy để đạt kết quả.
Đến mùa hè năm 1984, tôi đánh giá thấy những cuộc vận động ngoại giao như vậy không đem lại kết quả, nên tôi đề nghị ông Ngoại Trưởng George Schultz trình thẳng với Tổng Thông Reagan là khi thông báo cho Quốc Hội Liên Bang biết về con sốngười nước ngoài được nhập cảnh vào Mỹ hàng năm, ông Ngoại Trưởng sẽ thay mặt Tổng Thông đưa ra một chương trình mới là nhận 10,000 tù nhân chính trị từ Việt Nam và 5,000 người ở diện con lai.
Sau đó tôi đi Geneva đưa vấn đề này ra nói với đại diện của Việt Nam là ông Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Lê Mai nhưng cũng không nhận được đáp ứng tích cực, và con số tù nhân chính trị mà chúng tôi hứa nhận định cư cứ mỗi năm mỗi tăng.
Cuối cùng vào năm 1988, tôi đi Hà Nội gặp ông Trợ Lý Bộ Trưởng Trần Quang Cơ và chúng tôi đạt được thỏa thuận đầu tiên. Đùng một cái chuyện Hà Nội chiếm đóng ở Kampuchea được đưa ra mổ xẻ, Hà Nội bèn loan báo đình chỉ tất cả mọi hợp tác với Hoa Kỳ như hợp tác POW/MIA, hợp tác thảo luận và thực hiện chương trình cho tù chính trị sang Mỹ định cư.
Lúc đó làn sóng người vượt biển tiếp tục xảy ra, những chiếc tầu tiếp tục đến các nước trong vùng, nhiều người chết trên biển cả. Tôi còn nhớ rõ là hôm 29 tháng Bẩy, sau 2 ngày thảo luận rốt ráo vẫn chưa đi đến kết quả nào cụ thể cả.
Cuối cùng tôi đề nghị với người cầm đầu đoàn đàm phán Việt Nam là ông Vũ Khoan là tôi với ông ta gặp riêng nhau, để thảo luận từng điểm một. Chúng tôi cùng nhau giải quyết từng điểm một và Cuối cùng văn kiện ngoại giao đó thành hình, tôi và ông ta cùng ký tắt ở Hà Nội.
KHANH_2
Nguyễn Khanh: Ông nghĩ gì lúc đặt bút ký kết?
Robert Funseth: Dĩ nhiên tôi rất vui mừng, nhưng đồng thời cũng tiếc là phải mất quá nhiều thời gian mới giải quyết được chuyện này. Phải chi giải quyết được nhanh hơn thì có thể giảm bớt những ngày khổ đau cho những người tù chính trị ở Việt Nam. Ngày ký kết cũng là ngày mà tôi hãnh diện nhất trong 40 năm làm ngoại giao. Đến nay, đã có 300,000 người Việt, gồm cả những cựu tù nhân chính trị và gia đình đến Mỹ định cư qua chương trình H.O.
Nguyễn Khanh: Họ có liên lạc với ông không?
Robert Funseth: Nhiều lắm. Trong những năm qua, tôi cảm động, nghẹn ngào vì cảm tình họ dành cho tôi. Tôi nói với mọi người là công này không phải chỉ mình tôi, mà còn liên quan đến rất nhiều người khác nữa, từ những người tham dự đàm phán cho tới những người thực hiện chương trình giúp định cư.
Tôi nghĩ phần nào chương trình này đã bù lại cho những mất mát xảy đến sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi Sài Gòn thất thủ, bao nhiêu người phải đi tù. Chúng tôi vẫn kiên trì, không bỏ rơi họ và cuối cùng đạt được thành công.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Ông./.
http://www.thegioimoionline.com/?p=5373

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.