Biển Đông: Mỹ triển khai 30 000 quân đối phó với Trung Quốc
Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines cùng tập trận ở tỉnh Zambales, phía bắc Manila, ngày 23/10/2011REUTERS
Để
đối phó với chiến thuật của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Thủy quân
lục chiến Mỹ tiến hành kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawai và « xa hơn nữa ». Tin này được báo chí Đài Loan, Hàn Quốc và trang mạng thông tin điện tử Douwei (Đa Duy) tại Hoa Kỳ loan tải.
Theo
báo Đài Loan Want China Times, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ bắt
đầu tiến hành kế hoạch tăng cường lực lượng tại Châu Á-Thái Bình dương
để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc đang lấn áp tại Biển Đông. Theo
kế hoạch này, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được tăng cường tại Hawai và bên
ngoài hải đảo này.
Trích dẫn tài liệu của nhật báo Hàn Quốc Joong
An Ilbo , mạng điện tử Đa Duy của một tổ chức người Hoa tại Mỹ cho
biết, lực lượng viễn chinh của Hoa Kỳ, với 190 000 quân, sẽ được huy
động và phối hợp với Hải quân Mỹ tại Châu Á-Thái Bình dương.
Giới chuyên gia thẩm định, 30 000 Thủy quân lục chiến sẽ được tái bố trí để củng cố lực lượng nòng cốt trong chiến lược « xoay trục » của Tổng thống Obama.Tờ Marines Corps Times của Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích, các hoạt động của Trung Quốc tranh giành lãnh thổ ở Biển Đông là nguyên nhân chính làm cho Hoa Kỳ phải tái bố trí lực lượng viễn chinh vào khu vực.
Bên cạnh đó là tình hình Bắc Triều Tiên, với các hoạt động chuẩn bị thử bom nguyên tử lần thứ tư và sự kiện không quân Nga gia tăng nhịp độ xâm nhập không phận Nhật Bản.
Nhật báo Hàn Quốc Munhwa Ilbo cho biết thêm, « bốn vũ khí chiến lược » có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân sẽ được đưa vào Hàn Quốc hoặc tăng cường cho căn cứ Guam trong tháng 10 tới. Đó là các tàu ngầm nguyên tử, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, pháo đài bay B2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22.
Malaysia tỏ ý bất bình với Đại sứ Trung Quốc ở Kuala Lumpur
Cảnh sát bảo vệ 'khu phố Tàu' ở Kuala Lumpur nhân cuộc biểu tinh phe 'Áo đỏ' Mã Lai, ngày 16/09/2015.Reuters
Theo
hãng tin Reuters ngày 27/09/2015, Chính quyền Malaysia đã cho triệu mời
Đại sứ Trung Quốc lên Bộ Ngoại giao để yêu cầu nhân vật này làm sáng tỏ
những lời nói của ông khi ông đả kích chủ nghĩa cực đoan và kỳ thị
chủng tộc, trước lúc diễn ra một cuộc biểu tình của giới thân chính
quyền ở thủ đô Kuala Lumpur.
Theo
nhật báo Malaysia The Star ngày 25/09, Đại sứ Trung Quốc ở Kuala Lumpur
đã lên tiếng cảnh báo là Bắc Kinh không sợ nói thẳng để chống lại những
hành động đe dọa quyền lợi Trung Quốc và tác hại đến quyền của người
dân Trung Quốc.
Tờ Star trích lời Đại sứ Trung Quốc nói rằng :
"Chính quyền Trung Quốc chống lại chủ nghĩa khủng bố và mọi hình thức
phân biệt đối xử vì lý do chủng tộc và mọi hình thức của chủ nghĩa cực
đoan".
Đại sứ Trung Quốc đã bình luận như trên khi đến thăm khu
chợ Petaling Street, được mệnh danh khu phố Tàu, một hôm trước một cuộc
biểu tình dự kiến của các thành phần thân chính phủ, chủ trương bảo vệ
quyền lợi của người gốc Mã Lai. Những người này yêu cầu cho nhiều người Mã Lai hơn đến buôn bán tại chợ Petaling Street, nơi mà đa số cửa hàng là của người Hoa.
Bộ Ngoại giao Malaysia giải thích sẽ tiếp xúc với Đại sứ Trung Quốc vào thứ Hai 28/09 để yêu cầu ông làm sáng tỏ lời lẽ của mình, những bình luận đã "thu hút chú ý và gây quan ngại trong công luận Malaysia".
Những
người tổ chức biểu tình, tối thứ Sáu cho biết là theo lời khuyên của
cảnh sát, họ đã hủy bỏ chương trình biểu tình dự kiến.
Những người
gọi là "Áo Đỏ Mã Lai" đã xuống đường vào trung tuần tháng 9 này, tập
hợp khoảng 30.000 người, để ủng hộ thủ tướng Najib Razak, bị vướng vào
một vụ tai tiếng tham nhũng và quản lý tồi tệ quỹ phát triển của nhà
nước -1 Malaysia Develoment Bhd (1MDB).
Những cuộc biểu tình chống
chính phủ trước đó, mà giới chỉ trích cho là do một nhóm đòi dân chủ
Bersih dẫn đầu và thu hút rất nhiều người Hoa, và họ đã nhục mạ những
người lãnh đạo Mã Lai của đất nước.
Hồng Kông : Nhiều hoạt động kỷ niệm một năm phong trào Dù vàng

Một góc của phong trào chiếm lĩnh trung tâm tại khu Admiralty, ngày 10/12/2014.Reuters/Athit Perawongmetha
Theo
báo chí Hồng Kông và quốc tế, hôm nay 27/09/2015, nhiều hoạt động kỷ
niệm một năm ngày bùng nổ phong trào Dù vàng (hay Ô vàng) đã được tổ
chức tại đặc khu Hồng Kông. Nhớ lại phong trào đòi dân chủ, phản đối
Bắc Kinh can thiệp, các thanh niên sinh viên suy nghĩ về ý nghĩa của
một cao trào chưa từng có, kéo dài 79 ngày, và bàn thảo về các dự định
tương lai.
Theo kênh truyền thông Channel New Asia, chủ trì các cuộc hội thảo này là hai nhóm Liên hiệp sinh viên Hồng Kông và Scholarism (« Học dân tư triều » [tạm dịch là "Phong trào tư tưởng của những người có học thức"],
một liên minh được lập ra để chống Bắc Kinh áp đặt hệ thống giáo dục
đạo đức mang tính ý thức hệ, với lãnh đạo là sinh viên Hoàng Chi Phong
[Joshua Wong]).
Không khí ảm đạm chi phối một bộ phận giới tranh đấu Hồng Kông. Theo hãng tin Bloomberg,
nhiều người cho rằng phong trào dân chủ Hồng Kông đã cảm thấy mất
hướng, những hoạt động quy mô tương tự không có điều kiện tái diễn, và
dù có diễn ra cũng không mang lại tác động mong muốn. Giáo sư Chan Kin
Man, Đại học Trung Quốc tại Hồng Kông, là một trong những người có quan
điểm như vậy.
Trong khi đó, theo Channel New Asia, anh Nathan Law
(tức La Quán Thông), 22 tuổi, Tổng thư ký của Liên hiệp sinh viên Hồng
Kông, kêu gọi mọi người ngừng gọi phong trào « Chiếm lĩnh trung tâm
» năm ngoái là một thất bại, mặc dù phong trào không đạt được mục tiêu
buộc chính quyền Bắc Kinh phải để cho công dân Hồng Kông bầu trực tiếp
lãnh đạo đặc khu. Theo ông, nên hy vọng, vì kể từ thời điểm này, nhiều
giá trị như dân chủ và bản sắc đã bắt rễ trong xã hội Hồng Kông. Ông
Martin Lee, một trong những người sáng lập đảng Dân chủ Hồng Kông, cũng
chia sẻ với cách đánh giá này (theo The Guardian hôm nay 27/09/2015).Tờ báo Anh Quốc The Guardian dẫn lời Chow, một sinh viên 25 tuổi, chuẩn bị du học Anh, phong trào phản kháng kéo dài hai tháng năm ngoái đã làm Hồng Kông thay đổi triệt để, trước khi phong trào bùng nổ, đặc khu này vốn là « một thành phố chết » về mặt tinh thần.
Sampson Wong, 30 tuổi, giáo viên nghệ thuật, từng tham gia phong trào, kêu gọi Hồng Kông không nên quên bước ngoặt lịch sử này. Hôm qua, ông đã mở hai triển lãm nhỏ, tập hợp nhiều hiện vật liên quan đến cuộc phản kháng đường phố.
Một kế hoạch đấu tranh dài hạn
Nhóm
Phong trào tư tưởng của những người có học thức (Học dân tư
triều/Scholarism) vạch ra một kế hoạch đấu tranh dài hạn cho Hồng Kông,
với đích ngắm là sau năm 2047, tức sau khi giai đoạn thỏa thuận cho phép
Hồng Kông tự trị ở mức cao về kinh tế và chính trị sẽ chấm dứt. Chị
Agnes Chow, tức Chu Đình, 18 tuổi, một lãnh đạo của Scholarism nhấn mạnh
đến việc cần phải tiếp tục đấu tranh vì quyền « tự quyết » của Hồng Kông (tự quyết, nhưng không phải độc lập, như nhiều nhà hoạt động sinh viên nhấn mạnh), và cần phải bàn về « cách thức tổ chức một phong trào mới », « các hoạt động bất tuân dân sự và chiếm lĩnh mới ».
Theo
các quan sát, phong trào Dù vàng năm ngoái đã thổi bùng lên ngọn lửa
hành động ở giới trẻ, nhiều gương mặt đối lập mới sẽ tham gia cuộc bỏ
phiếu cấp địa phương cuối năm nay.
Nhà hoạt động sinh viên Chu Đình, cảnh báo thái độ thụ động của « giới
dân chủ truyền thống tại Hồng Kông, vẫn hy vọng chính quyền Bắc Kinh
một ngày nào đó trao dân chủ cho dân chúng Hồng Kông, một số người thậm
chí còn đàm phán bí mật với giới chức chính quyền trung ương, nhưng giới
trẻ hiện nay nghĩ rất khác, chúng tôi tin rằng, chỉ có hành động phản
kháng, những biện pháp nằm ngoài thể chế, mới có thể mang lại thay đổi
cho Hồng Kông ».
Theo nhiều người lãnh đạo cao trào chiếm
lĩnh trung tâm, phong trào Dù vàng lần hai có thể xảy ra, nhưng chỉ đạt
kết quả, nếu nhận được sự ủng hộ của xã hội. Các thời điểm quan trọng
sắp tới là cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp vào năm 2016, và bầu lãnh đạo
đặc khu hành chính năm 2017.
Ân xá Quốc tế đòi Trung Quốc trả tự do cho 8 nhà tranh đấu ủng hộ Hồng Kông
Phong trào dân chủ Hồng Kông đòi Bắc Kinh trả tự do cho những người ủng hộ phong trào đã bị bắt giam ở Trung Quốc. Ảnh ngày 27/09/2015.Reuters
Amnesty
International nhân kỷ niệm một năm phong trào biểu tình đòi dân chủ tại
Hồng Kông hôm nay 28/09/2015 đã kêu gọi trả tự do cho tám nhà đấu tranh
Trung Quốc, đang có nguy cơ phải lãnh những bản án tù nặng nề vì đã ủng
hộ phong trào đòi dân chủ Hồng Kông.
Sáu người trong số đó bị cáo buộc « xúi giục nổi dậy chống chính quyền » vì đã giơ cao các biểu ngữ ủng hộ « cuộc chiến đấu cho tự do » của
người dân Hồng Kông, có thể bị tuyên án đến 15 năm tù giam. Hai người
còn lại có nguy cơ lãnh 10 năm và 5 năm tù, theo tổ chức Ân xá Quốc tế.

Hồng Kông : biểu tình trước trụ sở chính quyền kỷ niệm một năm phong trào Chiếm đóng Trung Hoàn hay "Cách mạng Dù vàng". Ảnh 28/09/2015.Reuters
Cũng tại khu trung tâm tài chính này, gần các trụ sở chính quyền, chiều nay cuộc biểu tình quan trọng nhất được tổ chức. Mọi người dành một phút im lặng vào lúc 5 giờ 58 (9 giờ 58 GMT), đây là thời điểm lực lượng an ninh sử dụng hơi cay tấn công người biểu tình năm ngoái. Mấy chục chiếc dù màu vàng, biểu tượng cho cuộc cách mạng được bung ra. Các nhóm ủng hộ ở Bắc Kinh cũng tổ chức những cuộc xuống đường trong ngày.
Hiện nay tại Thái Lan, các trang Twitter, Facebook và YouTube vẫn vào được, ngược với tại Trung Quốc. « Công an mạng » thỉnh thoảng chỉ chặn các trang web có nội dung bị cho là nhạy cảm, tùy theo từng trường hợp. Trang web của tờ báo Anh Daily Mail bị phong tỏa ở Thái Lan từ khi phổ biến một video về Hoàng gia.

Mặt nạ bày bán nhân dịp Trung Thu 2015.DR
Phong trào « Chiếm đóng Trung Hoàn »
(Occupy Central) đã được đưa ra vào ngày 28 tháng Chín năm 2014, với
hàng chục ngàn người xuống đường tại Hồng Kông để đòi hỏi được tự do
chọn lựa người đứng đầu đặc khu trong kỳ bầu cử năm 2017, chứ không bị
buộc phải chọn lựa trong một danh sách đã được Bắc Kinh thông qua.
Phong trào phản kháng kéo dài 79 ngày, tuy không đạt được những nhượng bộ của Trung Quốc, nhưng « cải cách » về bầu cử của Bắc Kinh đã bị Quốc hội Hồng Kông bác bỏ vào tháng Sáu.
Được đảm bảo quy chế « một đất nước, hai chế độ » khi Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997, người dân Hồng Kông có được nhiều quyền tự do hơn hẳn ở Hoa lục.
Dân Hồng Kông biểu tình kỷ niệm một năm « Cách mạng Dù vàng »
Hồng Kông : biểu tình trước trụ sở chính quyền kỷ niệm một năm phong trào Chiếm đóng Trung Hoàn hay "Cách mạng Dù vàng". Ảnh 28/09/2015.Reuters
Người
dân Hồng Kông xuống đường hôm nay 28/05/2015 kỷ niệm một năm phong trào
đòi dân chủ đã làm tê liệt một phần thành phố trong suốt hai tháng mùa
thu năm 2014. Cuộc biểu tình diễn ra trong căng thằng khi cảnh sát đối
đầu với hàng người muốn tiếp nối « Cuộc cách mạng Dù vàng ».
Các
lãnh tụ của phong trào biểu tình - mà cuối cùng đã bị khựng lại do chủ
trương không khoan nhượng của Bắc Kinh - từ chối ước lượng số người sẽ
tham gia. Khác với những cuộc biểu tình rầm rộ năm ngoái, cuộc xuống
đường hôm nay dự định sẽ là dịp để suy ngẫm, nhằm triển khai các chiến
lược mới.
Cách đây một năm, người biểu tình đòi hỏi tổ chức phổ
thông đầu phiếu thực sự cho kỳ bầu Trưởng đại diện Hồng Kông năm 2017.
Nhưng Bắc Kinh không nhường bước một ly nào, khiến những người tham gia
phong trào « Cách mạng Dù vàng » - tên gọi có được do người biểu tình giương dù ra che chắn trước hơi cay của cảnh sát - dần dà nản chí.
Vào trưa nay, cuộc tập họp đầu tiên diễn ra gần « Bức tường Lennon »
tại khu Admiralty (Kim Chung), khu vực chính bị chiếm đóng năm ngoái.
Cầu thang bên ngoài được dán hàng ngàn tờ giấy nhiều màu sắc với những
dòng chữ ủng hộ phong trào phản kháng.Cũng tại khu trung tâm tài chính này, gần các trụ sở chính quyền, chiều nay cuộc biểu tình quan trọng nhất được tổ chức. Mọi người dành một phút im lặng vào lúc 5 giờ 58 (9 giờ 58 GMT), đây là thời điểm lực lượng an ninh sử dụng hơi cay tấn công người biểu tình năm ngoái. Mấy chục chiếc dù màu vàng, biểu tượng cho cuộc cách mạng được bung ra. Các nhóm ủng hộ ở Bắc Kinh cũng tổ chức những cuộc xuống đường trong ngày.
Những ngày gần đây, các
cuộc biểu tình đòi dân chủ đã diễn ra nhưng số người tham dự không đông
đảo. Catherine Shek, nữ sinh viên 21 tuổi nói với AFP : « Hoạt động này không chỉ nhằm kỷ niệm một năm phong trào biểu tình, mà còn để chứng tỏ người Hồng Kông không buông xuôi ». Đối
với anh sinh viên 18 tuổi Law Kin Wai, phong trào « Chiếm đóng Trung
Hoàn » (Occupy Central) ít nhất đã đóng vai trò ngòi nổ, « gợi lên cho sinh viên và nhiều người khác ý muốn can dự » để thay đổi.
Giáo sư Đái Diệu Đình (Benny Tai), người đồng sáng lập phong trào « Chiếm lĩnh Trung Hoàn » nhận định năm 2014 là « một trong những thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử Hồng Kông ».
Là
cựu thuộc địa Anh được quyền tự trị rộng rãi, Hồng Kông vào mùa thu
2014 đã trải qua cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất kể từ khi bị
trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Bắc Kinh đồng ý cho bầu Trưởng đại
diện bằng phương thức phổ thông đầu phiếu, nhưng các ứng cử viên phải do
một ủy ban gồm những đại cử tri thân Trung Quốc lựa chọn trước.
Dự
luật bầu cử được Bắc Kinh ủng hộ rốt cuộc đã bị các dân biểu ủng hộ dân
chủ bác bỏ hồi tháng Sáu, và nay thì trở lại tình trạng cũ : Trưởng đại
diện Hồng Kông sẽ do một ủy ban thân Bắc Kinh chỉ định.Thái Lan mơ « Vạn lý Hỏa thành » chặn internet như Trung Quốc
Tập đoàn quân sự cầm quyền Thái Lan đang bị cư dân mạng chỉ trích do dự án thành lập tường lửa chặn internet, giống như « Vạn lý Hỏa thành »
của Trung Quốc, trong khi thế giới mạng hiện là không gian tự do hiếm
hoi. Hôm nay 28/09/2015 có trên 72.000 người đã ký vào kiến nghị phản
đối.
Dự luật được loan báo một cách lặng lẽ trên trang web chính phủ tuần rồi, về việc « thiết lập một cổng vào duy nhất »
giữa mạng toàn cầu và internet Thái Lan. Trên trang change.org hôm nay
đã có đến 72.000 chữ ký phản đối, do cư dân mạng và các nhà đấu tranh
cho tự do ngôn luận lo lắng trước việc hạn chế bằng cổng internet duy
nhất, mà Nhà nước dễ dàng kiểm soát.
Bộ Thông tin Truyền thông và
Công nghệ Thái Lan hôm nay xác nhận với AFP đang làm việc về chủ đề này,
với các đề nghị đầu tiên sẽ được công khai trong tuần. Saksith
Saiyasombut, một blogger Thái Lan nổi tiếng lo lắng nói với hãng tin
Pháp : « Nếu có nội dung nào mang tính chỉ trích đôi chút hoặc bị cho là không thích hợp, chính quyền có thể chặn rất dễ ».
Tập
đoàn quân sự lên cầm quyền sau cuộc đảo chính tháng 5/2014 mong muốn
phát triển kinh tế kỹ thuật số, nhưng theo các chuyên gia, mô hình này
lại bị tường lửa đe dọa.
Đồng thời chính quyền liên tiếp khởi tố
nhiều cư dân mạng, chủ yếu do đăng những bài viết bị cho là chống lại
Hoàng gia, tại vương quốc có đạo luật về tội khi quân thuộc loại nghiêm
khắc nhất thế giới. Hồi tháng Tám một người đã bị lãnh án đến 30 năm tù
giam vì đăng trên Facebook các bài bị coi là chỉ trích Hoàng tộc.
Ngày càng nhiều người so sánh dự án tường lửa của Thái Lan với « Vạn lý Hỏa thành » của Trung Quốc - một cách chơi chữ theo tiếng Anh là « Great Firewall », kết hợp giữa hai từ « Great Wall » (Vạn lý Trường thành) và « Firewall » (tường lửa).Hiện nay tại Thái Lan, các trang Twitter, Facebook và YouTube vẫn vào được, ngược với tại Trung Quốc. « Công an mạng » thỉnh thoảng chỉ chặn các trang web có nội dung bị cho là nhạy cảm, tùy theo từng trường hợp. Trang web của tờ báo Anh Daily Mail bị phong tỏa ở Thái Lan từ khi phổ biến một video về Hoàng gia.
Ban đầu, Thái
Lan nối với mạng toàn cầu thông qua một cổng internet duy nhất. Nhưng
với việc tái điều chỉnh năm lãnh vực này năm 2006, vài chục công ty đã
được phép mở những cổng internet riêng, đóng góp vào việc phát triển các
công ty công nghệ thông tin (IT), giúp truy cập nhanh hơn. Theo bảng
xếp hạng Akamai, Thái Lan hiện có tốc độ truy cập trung bình là 7,5
megabit, tương đương với các nước phát triển như Úc, New Zealand, Pháp.
Đồ chơi nhập từ Trung Quốc đe dọa sản phẩm truyền thống Việt Nam

Mặt nạ bày bán nhân dịp Trung Thu 2015.DR
Hôm
nay 27/09/2015 là Tết Trung thu tại Việt Nam. Trong một bài phóng sự
vừa công bố, hãng tin Pháp AFP đã nêu bật một thực tế đáng buồn : Mặt nạ
giấy bồi, một loại đồ chơi truyền thống của thiếu nhi Việt Nam nhân Tết
Trung Thu ngày càng bị đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc cạnh tranh.
Phóng
viên hãng tin Pháp đã đi một vòng phố Hàng Mã ở Hà Nội, được xem là
trung tâm cung ứng đồ chơi trẻ em, đặc biệt là các loại mặt nạ làm bằng
giấy bồi như mặt nạ Ông Địa, nhân dịp Trung Thu. Ghi nhận của AFP là đồ
chơi Trung Quốc ngày càng tràn ngập các gian hàng, vốn trước đây chuyên
bán mặt nạ truyền thống.

Cờ Tây Tạng nhân một cuộc biểu tình chống chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Seattle, ngày 22/09/2015.Reuters
Theo trang web của Trung tâm Tây Tạng Tibet Centre Institute tại Áo, nơi ông Achok Rinpoche nằm trong danh sách giảng viên, nhân vật này đã từng tiến hành công việc đúc kết các bài giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và đã từng là một trong những người tiểu sử chính thức cho lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Achok Rinpoche cũng từng sống ở Bắc Kinh trong khoảng một năm vào năm 1987, theo yêu cầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, làm việc tại một trường học dành cho những vị lạt ma tái sinh, trung tâm cho biết.
Trung Quốc đã cai trị Tây Tạng với một bàn tay sắt từ ngày Quân đội Trung Quốc « giải phóng một cách hòa bình » đất nước này.
Trong bối cảnh Việt Nam đang cố gắng
giảm lệ thuộc thương mại vào Trung Quốc, sự kiện đồ chơi Trung Quốc tràn
ngập thị trường Việt Nam nhân tết Trung Thu, có nguy cơ đẩy hàng Việt
Nam vào tình trạng thất thế. Điều này đã khiến giới thủ công nghệ và
doanh nhân Việt Nam bất bình, và những lời chỉ trích vang lên ngày càng
nhiều.
Ông Võ Quang Trọng, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
– chẳng hạn đã tố cáo xu hướng mua mặt nạ bằng nhựa được sản xuất công
nghiệp hàng loạt và nhập từ Trung Quốc, chủ yếu là của các nhân vật siêu
anh hùng. Theo ông, « Mặt nạ nhân ngày lễ Trung thu phải được làm bằng
giấy bồi ».
Năm nay, Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã mở lớp dạy trẻ
em tự làm mặt nạ cho mình, một sáng kiến đáng trân trọng trong bối cảnh
thợ thủ công chuyên làm loại mặt nạ này ngày càng ít đi.
Bà Vũ Thị
Thoan, 55 tuổi, giải thích là gia đình bà làm mặt nạ này từ 40 năm nay,
và là một trong những người hiếm hoi còn duy trì một cơ sở sản xuất ở
làng của bà ở Hưng Yên (miền Bắc Việt Nam), trước đây chuyên sinh sống
về nghề này, và hầu như nhà nào cũng làm mặt nạ. Giờ đây thì chỉ còn có
ba hộ mà thôi.
Vấn đề đặt ra là trẻ em lại có vẻ thích các mặt nạ
hình các siêu anh hùng như Batman - Người dơi hay Superman – Siêu nhân
chẳng hạn. Do đó, để bảo vệ truyền thống, vấn đề giáo dục sở thích cho
các em cần được đẩy mạnh.
Trung Quốc khoe: Một lãnh đạo Tây Tạng lưu vong đã về nước sinh sống
Cờ Tây Tạng nhân một cuộc biểu tình chống chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Seattle, ngày 22/09/2015.Reuters
Một
trang web thông tin của chính quyền Trung Quốc vào tối hôm qua,
26/09/2015, đã khoe rằng : Một cựu thành viên cấp cao của chính phủ Tây
Tạng lưu vong ở Ấn Độ, từng viết tiểu sử Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở về
định cư hẳn ở Trung Quốc, sau nhiều lần về thăm trước đó.
Theo
trang Tibet.cn, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, ông Achok Rinpoche
đã hồi hương vào tháng Năm vừa qua, và hiện sinh sống hẳn tại Ngaba,
một khu vực Tây Tạng thuộc tỉnh Tứ Xuyên (miền Tây Nam Trung Quốc) vốn
có truyền thống thách thức mạnh mẽ chế độ Bắc Kinh.
Theo nguồn tin
trên, nhân vật này từng tuyên bố rằng ông hiện « thực sự trở thành công
dân Trung Quốc ». Trang web của chế độ Bắc Kinh Quốc cũng đăng ảnh nhân
vật này đi dạo quanh một ngôi đền ở Ngaba, bao quanh là các tu sĩ Phật
giáo Tây Tạng.Theo trang web của Trung tâm Tây Tạng Tibet Centre Institute tại Áo, nơi ông Achok Rinpoche nằm trong danh sách giảng viên, nhân vật này đã từng tiến hành công việc đúc kết các bài giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và đã từng là một trong những người tiểu sử chính thức cho lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Achok Rinpoche cũng từng sống ở Bắc Kinh trong khoảng một năm vào năm 1987, theo yêu cầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, làm việc tại một trường học dành cho những vị lạt ma tái sinh, trung tâm cho biết.
Trung Quốc đã cai trị Tây Tạng với một bàn tay sắt từ ngày Quân đội Trung Quốc « giải phóng một cách hòa bình » đất nước này.
Achok
Rinpoche sinh ra ở Tứ Xuyên vào năm 1944. Ông đã rời Tây Tạng năm 1959,
sau một cuộc nổi dậy bất thành của người Tây Tạng chống lại ách đô hộ
của Trung Quốc. Theo trang web của chế độ Bắc Kinh, thì ông đã về lại
Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 1982.
0 comments:
Post a Comment