Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 13 November 2014

Cựu Chiến Binh GIÃ TỪ VŨ KHÍ : Old soldiers never die, they just fade away…


CHÀO NGƯỜI GIÃ TỪ VŨ KHÍ
         


Hôm nay 11/11, lúc 11giờ, nhiều nơi trên thế giới cúi đầu tưởng niệm những người lính chiến gục ngã nơi chiến trường. Đại tướng McArthur nói “Old soldiers never die, they just fade away… Người lính già không chết, họ chỉ nhạt dần thôi…Những người lính đã gục, thì nhạt đi đâu..?
Một ngày dừng chân Museum Canberra/Australia, mới hay linh hồn họ đậu trên ~ bông poppy. Từ Flanders, chiến trường và nghĩa trang tử sĩ biên giới Pháp/Bỉ thế chiến I, những bông hoa poppy màu đỏ thắm nở đầy. Tin rằng hoa thắm máu ng chiến binh, Đồng Minh chọn poppy cho ngày tưởng nhớ. Người lính John McCrae chứng kiến cái chết đồng đội 22 tuổi, lặng lẽ khóc bạn, bài thơ “In Flanders Fields” viết tay nắn nót trong tập vở “Bạn ơi, từ tối đêm khuya đến đầu sương sớm-Mình đã sống. Rồi mình sẽ mãi nằm xuống nơi bến Flanders-Dù mình đang yêu và cũng được yêu”
Lương Châu Từ”của Vương Hàn,
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
“Chiến binh ôi! Mắt nhìn hoài không cạn
. Dặn dò tràn không vơi. Tình em lưu nơi đáy cốc. Chàng có nghe chăng. Tiếng đàn thay tiếng em than. Mốt mai chẳng thể quay về. Chiến binh ôi! Nhớ nhất điều chi?”
Đại sứ Giovanni D’Orlandi/Italy tại Saigon từ 1962-1968, bồi hồi ghi trong nhật ký:
“Trong 20 năm, số bom trải ở VN là bẩy triệu tấn, nhiều hơn cả bom thả trong đệ nhị Thế Chiến, trên một mảnh đất lớn hơn xứ Italy chút xíu, sáu mươi ngàn lính Mỹ và sáu trăm ngàn lính Việt Nam tử trận, ba triệu người chết…”
“Nếu phí tổn chiến tranh tính theo đầu người được chia đều, mỗi gia đình VN đều có một căn nhà có vườn, một tủ lạnh và một TV”

 “Khi 200,000 người Ki-tô di cư từ Bắc vào Nam, mỗi người đuợc vài nắm gạo và vài cái chăn. Số lớn tiền viện trợ chạy trở lại nước Mỹ, qua Switzerland hay Hongkong”

Không phê bình luận tội ai hết, chỉ cần vài con số, đại sứ D’Orlandi ném vào lịch sử Việt Nam và lương tâm Việt Nam một câu hỏi bỏ ngỏ “Gây nên chiến tranh quốc gia/cộng sản tại VN, ai là người hưởng lợi”??
So ra trong trăm ngàn gặp mặt rồi chia tay, trên bến nước nhân gian nghiêng mình ngắm nghía kẻ ở người đi tô vẽ trăm điều não nuột. Sao không đơn giản yêu lấy cả hạnh ngộ lẫn chia ly? Để dành “Con thuyền ngọn gió chia phôi. Bạc đầu sóng bạc đầu người ra đi” cho những người chiến sĩ.
  Trần Thị Vĩnh Tường   

---
Ngày Cựu Chiến Binh

Ngày 11 tháng 11 hàng năm là Ngày Cựu Chiến Binh của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ để vinh danh tất cả mọi cựu chiến binh từng phục vụ dưới quốc kỳ nước Mỹ. Lễ này có truyền thống lâu đời và danh xưng là Armistice Day, mãi đến thời TT Dwight D. Eisenhower ký sắc lịnh thay thế "Armistice Day" bằng "Veterans Day" (1-6-1954). Từ đó, ngày 11 tháng Mười Một hằng năm được gọi là "Veterans Day". Không những người Mỹ mà người Canada, Anh cũng có gọi là Remembrance Day dành 2 phút im lặng, mặc niệm, vào đúng 11 giờ sáng ngày 11 tháng Mười Một.

Nước Mỹ đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chiến tranh giành độc lập, thống nhứt, mở mang bờ cõi và chiến tranh chống độc tài tại nhiều nước trên thế giới. Cựu chiến binh là những người Mỹ, nam nữ, nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc, tình nguyện hay động viên nhập ngũ, ra mặt trận làm nhiệm vụ giương cao chánh nghĩa tự do, dân chủ lịch sử của Mỹ mà nhân dân trên thế giới ước mơ. Hàng năm chánh quyền và nhân dân Mỹ cử hành Ngày Cựu Chiến Binh khắp nơi trên đất Mỹ.

Nhớ năm 2013, vào ngày này, tin đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ cho biết, “Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã dùng bài diễn văn hàng tuần hôm nay để cám ơn các cựu chiến binh đã phục vụ tổ quốc trong các cuộc chiến tranh, trong đó có Thế chiến thứ 2, cuộc Chiến tranh Triều Tiên, cuộc Chiến tranh Việt Nam, cũng như các cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Tổng thống Obama nói phải có những hành động thiết thực hơn là chỉ cám ơn các cựu chiến binh trở về. Ông nói chính phủ đi đầu trong gương tuyển dụng cựu chiến binh, và chính phủ đang làm việc với các công ty tư nhân nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các cựu quân nhân có thể tìm kiếm được công ăn việc làm sau khi họ giải ngũ.” Tổng thống Hoa Kỳ, tức là tổng tư lệnh tối cao quân lực Mỹ, cũng nói rằng các cựu chiến binh phải có được mọi cơ hội công bằng để được hưởng một nền giáo dục chất lượng cao, và phải được hoan nghênh đón tiếp tại các trường cao đẳng và đại học trên cả nước.

Chánh quyền và nhân dân đất nước Mỹ này lúc nào cũng cảm thấy lương tâm chưa được yên vì chưa đãi ngô xứng đáng những người con yêu của Tổ Quốc Mỹ, những người đem mạng sống, tuổi hoa niên của mình để phục vụ Tổ Quốc Mỹ và các dân tộc trên thế giới cần Mỹ cứu khổn phò nguy. Sưu khảo của RAND Corporation từ ngày cuộc khủng bố 911 xảy ra số quân nhân Mỹ bị thương tật vì Chiến tranh Afghanistan và Iraq, tính ra hơn nửa triệu người. Bên cạnh số quân nhân bị thương tật cơ thể, số bị chấn thương tâm lý là 328,000 người và hậu chấn thương tâm lý như căng thẳng tâm thần, trầm cảm, âu lo là 300,000 người. Một tỷ số đáng lo: cứ 5 người thì 1 người bị! Còn số người trở về ai may mắn được lành mạnh vật chất tinh thần, thì cuộc sống hàng ngày rất khó khăn, tay làm hàm nhai có khi không đủ cho gia đình ngày này qua ngày nọ, ngay trên quê cha đất tổ của mình – là Mỹ. Theo thông kê được báo chí Mỹ phổ biến, còn khoảng 200,000 cựu chiến binh Mỹ không nhà, đa số là cựu chiến binh Chiến Tranh VN, Triều Tiên, Thế Chiến 2, và trong đó có 2000 người cựu chiến binh Chiến tranh Iraq hay Afghanistan. Số cựu chiến binh không nhà chiếm 1 phần 4 tổng số người không nhà ở Mỹ.

Chánh quyền và nhân dân đất nước Mỹ này hiểu và cảm thông sâu sắc nên có nhiều chương trình giúp đỡ và trị liệu. Làm không phải vì lý do nhân đạo như công tác từ thiện xã hội. Mà làm vì coi đó là nghĩa vụ của nhân dân và chánh quyền đối với những người chiến đấu, đi xa đánh trận vì danh dự, quyền lợi của đất nưóc và nhân dân Mỹ. Cựu chiến binh là những người ưu tiên trong chưong trình xin housing của nhà nước. Những người này cũng được hưởng phúc lợi chẳng những của Bộ Cựu Chiến binh mà của những người lợi tức thấp trong xã hội, của chánh quyền hành chánh nữa.

Tin tức truyền thông cho biết, nhiều dịch vụ phục vụ, phúc lợi được tăng cường, không những cho người không nhà mà cho những người có bịnh, nhứt là làm sao tránh cho cựu chiến binh sống cảnh không nhà. Các đoàn thể ngoài chánh quyền cũng tích cực góp một bàn tay lớn. Hội Cựu Chiến binh Chiến tranh VN giúp cho đồng đội cựu chiến binh Chiến Tranh Iraq, Afghainistan…. Bộ Cựu Chiến Binh và các tổ chức ngoài chánh phủ đã tung cán bộ ra đường, xuống gầm cầu, trạm xe lửa, dưới các mái hiên vắng người để thuyết phục cựu chiến binh đến quán ăn xã hội, phòng tạm trú qua đêm, đưa đến nhà thương để giúp đỡ. Có nhiều tổ chức nhân dân vì cựu chiến binh đi xa hơn, đứng đơn kiện tập thể, tại tòa yêu cầu nhà nước phải giải quyết nhanh chóng đơn xin hưởng phúc lợi thương tật cho những quân nhân giải ngũ trong vòng 90 ngày và 180 ngày nếu thượng cầu.

TT Bush đã ký ban hành "G.I. Bill", tăng gia kinh phí dành cho quyền lợi giáo dục của những cựu chiến binh đã phục vụ từ sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố.

Sẽ thiếu nếu không nói đến những cựu chiến binh người Việt trên nước Mỹ. Đã tái tập họp trong đại hội toàn quân. Đã vào hàng từng quân binh chủng. Hầu hết những danh xưng đơn vị lớn và quân binh chủng đều có mặt trên nước Mỹ. Hầu hết những cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN đều có mặt những cựu chiến sĩ Quân Lực VNCH. Nhiều người dù sống đời dân sự trên con đường lưu vong, nhưng lòng còn ở trong Quân Đội, tự thấy mình chưa giải ngũ, còn vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh trong cuộc “chiến tranh khác” là đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN.

Dù theo lễ nghi quân cách VNCH, việc phủ quốc kỳ và phò săng dành cho quân nhân tử trận. Nhưng chữ chiến sĩ rộng hơn chiến binh là quân nhân. Nhiều quân dân cán chính VNCH sau Chiến tranh VN trở thành chiến sĩ đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền ở hải ngoại. Ngày cuối đời, trong phút lâm chung mong mỏi, dặn dò đồng đội, bè bạn quân dân cán chính, tổ chức mà mình đã gia nhập và sinh hoạt, và gia đình, lời dặn dò thiêng liêng và thống thiết:. “Xin được phủ quốc kỳ VN trên linh cữu của tôi”. Một lòng trung thành với Tổ Quốc VN tới chết. Một lời nhắn phục vụ chánh nghĩa Tự do, Dân chủ VN đến hơi thở cuối cùng. Như cựu Đái Tá Lý bá Phẩm, một tín đồ PGHH thuần thành, một quân nhân VNCH tình nguyện dặn gia đình xin với Ban Trị sự PGHH khi Ông từ trần ở Mỹ, xin được treo trần già tiêu biểu của PGHH trên cao của bàn thờ linh vị và xin với tổ chức cựu quân nhân VNCH được phủ quốc kỳ trên linh cữu. Một người “một đời một đạo đến ngày chung thân”. Một quân nhân vẹn tròn khí tiết với quốc gia dân tộc VN. Một truyền thống tốt đẹp của cựu chiến binh VNCH đang phát triển trên đất Mỹ./.
 
 Vi Anh

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.