Việt
Nam là cửa ngõ để tiếp cận châu Á tuyệt vời từ hướng Thái Bình Dương.
Đã từng có thời Việt Nam là điểm sáng của cả châu Á. Thế nhưng, sau sự
kiện lịch sử định mệnh năm 1975, điểm sáng ấy lu mờ dần. Chuyện quá khứ
đã là quá khứ, chuyện hiện tại và tương lai sẽ mở ra, và nếu là một
người trẻ, hay ít ra là có tư duy trẻ, hy vọng bài viết sau đây sẽ
truyền một chút cảm hứng để Việt Nam lại tỏa sáng.
Việt
Nam đã và đang gia nhập các tổ chức về tự do kinh tế và thương mại,
đồng thời cũng sẽ phải cải cách rất nhiều cho đúng lộ trình đã cam kết.
Tất nhiên, trong một thế giới phẳng, không có chuyện ưu tiên ưu ái cho
bất kỳ một ai, bất kỳ một quốc gia nào. Và để phát triển, chắc chắn
chính phủ Việt Nam sẽ phải cải cách và toàn cầu hóa hơn các chính sách
đã ban hành để không bị cả thế giới quay lưng lại. Chắc chắn với tấm
gương của Bắc Triều Tiên, Việt Nam sẽ không thể nào dẫm lên vết xe đổ mà
biến đất nước thành một thế giới xa lạ với phần lớn thế giới – mà có lẽ
cũng đã quá muộn để biến Việt Nam thành một Bắc Triều Tiên thứ hai.
Thêm nữa, chắc chắn chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thấy rằng chơi với
số đông sẽ luôn an toàn và có lợi hơn là co cụm với một hai quốc gia,
nhất là khi Trung Quốc từ bạn đã trở thành thù. Vậy nên chúng ta hoàn
toàn tin tưởng là dần dần, Việt Nam sẽ bắt đúng nhịp của cả thế giới, và
một khi bắt đúng nhịp, sức lan tỏa về tiến bộ kinh tế và văn minh
thương mại sẽ nhanh chóng lan đến Việt Nam. Vấn đề là, cần bao lâu để
Việt Nam bắt đúng nhịp độ toàn cầu đó? Điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào
yếu tố tối quan trọng: con người. Trong bài viết này, với góc nhìn là
một người trẻ muốn bày tỏ với người trẻ, tôi xin phép nêu lên chút suy
nghĩ của mình về những điều một công dân trẻ nên làm, nên thực hành để
phát triển bản thân và đóng góp cho đất nước. Vì vậy, sau đây là những
điều một công dân trẻ Việt Nam nên làm và nắm bắt:
- Hãy học ít nhất một ngoại ngữ
Học
ngoại ngữ chưa bao giờ là dư thừa đối với sự phát triển của một cá
nhân. Thực tế là chương trình giáo dục của Việt Nam hiện nay đã bắt đầu
cho học sinh học ngoại ngữ từ bậc tiểu học. Thế nhưng có một vấn đề là,
đa phần chúng ta tập trung cho việc học tiếng Anh, mà không phải là một
ngoại ngữ khác. Thêm nữa, việc học ngoại ngữ với trẻ em vùng nông thôn
gần như là khó khăn, vì thế, bất cứ khi nào có khả năng, hãy tiếp cận
với ngoại ngữ. Không nhất thiết là tiếng Anh, tiếng Pháp hay các ngôn
ngữ phổ biến khác. Việt Nam tiếp giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc và
nằm trong vùng Đông Nam Á với hệ ngôn ngữ phong phú. Việc giao thương
sau này chắc chắn sẽ qua lại với các quốc gia láng giềng thường xuyên,
học ngôn ngữ của nước họ cũng là cách tiếp cận nhanh hơn, bên cạnh đó,
hệ ngôn ngữ của Việt Nam cũng phát âm gần giống các nước lân cận, việc
học ngôn ngữ cũng sẽ dễ dàng hơn.
- Hãy tự đánh giá và nhìn nhận bản thân xem phù hợp với nghề nghiệp nào
Tình
trạng thừa thầy thiếu thợ đang diễn ra trên diện rộng của cả đất nước.
Cứ thử hỏi 10 em học sinh phổ thông trung học xem sẽ chọn ngành học nào
khi vào đại học, chắc chắn đến 7-8 em chọn ngành kinh tế. Quá nhiều sinh
viên các ngành kinh tế dẫn đến thừa thãi nhân lực ngành đó và gây ra
vấn đề về cân bằng việc – ngành trong phát triển kinh tế quốc gia. Trong
khi đó, nhân lực lao động kỹ thuật lại thiếu rất nhiều, thiếu cả về số
lượng dẫn đến tình trạng bù đắp qua loa, vì vậy thiếu quá nhiều về chất
lượng. Nếu hệ thống giáo dục chưa có tính định hướng rõ ràng cho từng cá
nhân, chưa cho thấy thực tế ngành nghề và thực trạng xã hội, chỉ mang
tính chung chung và bao quát, thì chính bản thân những người trẻ hãy
chịu khó dành chút thời gian tìm hiểu về xã hội mình đang sống, năng
khiếu và tư duy bản thân để chọn ra được ngành nghề phù hợp. Ngành nghề
bạn thích, chưa chắc đã thích hợp, vì vậy, ngành nghề thích hợp mới là
vấn đề quan trọng. Đừng để chỉ vì chọn sai nghề thích hợp với mình mà bị
thế giới đánh giá là năng suất lao động kém, mà thực tế là đã kém ngay
từ khi bắt đầu chọn ngành.
- Bỏ thói quen tùy tiện và tư duy đám đông
Thói
quen tùy tiện và tư duy đám đông nói đại khái là cứ nghĩ việc đó không
phải của mình thì mình không quan tâm làm gì, hoặc một cách khác là việc
đó dù mình có thay đổi thì cả xã hội cũng chẳng vì thế mà thay đổi
theo. Chính vì những tư duy nhỏ nhặt như vậy mà cả xã hội chẳng bao giờ
tiến bộ được. Lấy ví dụ một vài người vứt rác bừa ra đường rồi đổ lỗi là
cả xã hội vẫn làm thế, tôi không vứt thì họ cũng vứt, có khá hơn đâu
nào. Một người tự giác không vứt rác, việc nhỏ đó sẽ thay đổi dần dần,
chúng ta thay đổi chính mình và thay đổi cả thế hệ.
Chúng
ta trước tiên hãy suy nghĩ mình là người có giáo dục tốt, có hiểu biết
và văn minh. Tập những thói quen chúng ta cho là có ích cho bản thân và
cho cộng đồng, hãy hành động VÌ cộng đồng, đừng hành động THEO đám đông.
- Chịu khó xem tin tức và đọc báo thay vì chơi game và xem phim bộ
Đây
là thời đại mà công nghệ phát triển liên tục, ngay cả chỉ cần ngồi nhà
cũng có thể biết tình hình cả thế giới đang diễn ra như thế nào. Vậy
đừng lãng phí tiện ích đó của công nghệ. Hãy chịu khó giảm bớt thời gian
chơi game hay xem những bộ phim truyền hình Hàn Quốc sướt mướt để cập
nhật tin tức. Chắc chắn, một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra game và phim
truyền hình chưa chắc làm bạn tiến bộ, nhưng tin tức có khi đem lại một
cơ hội làm giàu. Xem tin tức, cập nhật tình hình, và đối chiếu những cái
chúng ta thấy được với xã hội mà chúng ta đang sống sẽ giúp chúng ta mở
mang hơn tầm nhìn, không bị bó hẹp bởi giới hạn cộng đồng hay giới hạn
của chính phủ.
- Làm đẹp hình ảnh của mình hơn trong mắt người nước ngoài
Hình
ảnh người Việt Nam hiện nay đang xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Từ
thói ăn cắp vặt, buôn bán hàng lậu,… cho đến lãng phí và bẩn tính, tất
cả đều làm cho người nước ngoài cảm thấy người Việt Nam thật đáng xa
lánh. Cứ tưởng tượng lúc nhỏ, cha mẹ chúng ta thường không cho chúng ta
giao du với những người xấu, thì ở quy mô một đất nước cũng vậy, chẳng
ai muốn đến một đất nước mà họ cảm thấy không an toàn cho chính bản
thân. Vì vậy hãy tự bản thân mình sử dụng cái quyền tự nhiên là làm đẹp
hình ảnh của chính mình trong mắt người khác. Những việc làm đó không hề
khó, chỉ là bạn có đủ tư duy và khôn ngoan để hành động hay không. Một
cá nhân thay đổi bản thân trước rồi nhiều cá nhân sẽ thay đổi cộng đồng.
Trên
đây chỉ là những việc nhỏ mà bản thân tôi nghĩ người trẻ nào cũng có
thể làm được. Ngôn từ không thể nào có đủ sức mạnh để chứng minh cho
những lời trên đây là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm, nhưng hy
vọng là chỉ cần chúng ta thay đổi tư duy trước thì hành động sẽ từ từ
thay đổi theo. Mới đây tôi có xem một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình
quốc gia hỏi Bộ trưởng Bộ Công thương về vấn đề theo đúng lộ trình gia
nhập WTO, hàng hóa từ các nước vào Việt Nam đánh thuế 0% có làm ảnh
hưởng đến hàng hóa nội địa hay không.
Câu trả lời của bộ trưởng
làm tôi rất hài lòng và tin tưởng sẽ có một luồng tư duy mới mẻ. Bộ
trưởng cho rằng WTO là sân chơi công bằng, hàng hóa kém chất lượng và
giá thành cao cho dù có đến từ nước nào đi chăng nữa cũng sẽ không cạnh
tranh được với hàng hóa chất lượng tốt và giá cả phải chăng, và việc
sống chết của một doanh nghiệp sẽ được công bằng quyết định bởi người
tiêu dùng. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải tỉnh táo hơn và
sẵn sàng hơn để đối đầu với đợt sóng hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt
Nam. Lợi ích trước mắt phải tính từ người tiêu dùng trong nước. Hy vọng
câu trả lời của Bộ trưởng sẽ cho thấy rằng chính phủ đang thay đổi tư
tưởng, tư duy để đưa đất nước hòa nhịp với toàn cầu.
Cao Huy Huân
0 comments:
Post a Comment