Luật sư Trai cho rằng dựa
trên định hướng xã hội chủ nghĩa nhà cầm quyền Việt Nam lấy thẩm quyền quản lý
điều tiết nền kinh tế, liên tục tác động vào thị trường, hệ quả là nền kinh tế
yếu kém và vì thế để phát triển xã hội cần phải có một “chủ thuyết” kinh tế mới
cho Việt Nam.
Đến ngày 7-6-2014 trong kỳ
họp Quốc hội thứ 7 - khóa XIII bà Trương Thị Mai Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Chủ
Nhiệm Ủy Ban Các Vấn Đề Xã Hội, đánh giá và đưa ra nhận định sự chênh lệch giàu
nghèo đang có xu hướng gia tăng.
Nhìn từ góc cạnh xã hội
chúng ta sẽ thấy rõ hơn vai trò của chính phủ trong việc phát triển kinh tế xã
hội và để từ đó có thể thấy được cần thay đổi kinh tế hay chính trị.
Quan hệ chủ thợ
Người chủ doanh nghiệp có
tiền vốn, có công cụ sản xuất, có quyền quyết định đầu tư sản xuất, quyền thuê
mướn lao động, quyền tối thiểu chi phí để tối đa lợi nhuận. Trong khi ấy ngừơi
thợ chỉ có sức lao động để trao đổi cho cuộc sống cá nhân và gia đình.
Ở các doanh nghiệp sản xuất nhỏ,
chủ và thợ còn có thể tự thương lượng và thỏa thuận các điều kiện để hai bên
cùng có lợi. Khi doanh nghiệp mở rộng hơn quan hệ này dần dần mất đi.
Ở các quốc gia dân chủ người
thợ tham gia các công đoàn, tạo một tiếng nói chung, thương lượng cho quyền lợi
chính mình.
Ở Việt Nam Tổng Liên Đoàn
Lao Động Việt Nam là tổ chức duy nhất được phép tổ chức các vụ đình công và được
đứng ra bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Theo báo cáo của tổ chức này, từ
năm 1995 đến hết năm 2012, cả nước xảy ra 4,922 cuộc đình công, trong đó: doanh
nghiệp nhà nước xảy ra 100 vụ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra hơn
3,500 vụ; doanh nghiệp tư nhân xảy ra gần 1,300 vụ.
Hầu hết các cuộc đình công là do
doanh nghiệp trả lương thấp hoặc còn nợ lương, trả lương làm thêm quá thấp hay
không trả lương làm thêm, điều kiện lao động không được bảo đảm, bữa ăn trưa kém
phẩm chất, không được ký hợp đồng lao động hay không đóng bảo hiểm xã hội. Nói
chung là vì quyền lợi lao động.
Hầu hết các cuộc đình công các
chủ doanh nghiệp đã nhượng bộ đòi hỏi của công nhân, chứng tỏ các doanh nghiệp
bóp chẹt hay bóc lột người lao động. Điều cần nói là tất cả các cuộc đình công
đều tự phát, bất hợp pháp hay Tổng Liên Đòan luôn đứng bên ngòai các cuộc đình
công.
Điều này không lạ vì Tổng Liên
Đòan và các Công Đòan cơ sở chỉ là những tổ chức ngọai vi nhằm thực hiện các kế
họach, đường lối, nghị quyết và chỉ thị của đảng Cộng sản. Thậm chí Công đòan
được chủ trả lương nên gần như đứng về phía chủ hơn là phía công nhân.
Đời sống công nhân thì càng
ngày càng khó khăn, lạm phát gia tăng, thu nhập giảm sút, ngừơi công nhân chỉ
còn hai cách hoặc nghỉ việc hay phải liên tục đình công. Một số các cuộc đình
công đã biến thành bạo động, cảnh sát phải giữ an ninh và thậm chí đánh công
nhân đến trọng thương.
Việc đình công tự phát sẽ
được giải quyết khi Việt Nam có những công đòan tự do và độc lập. Người công
nhân có quyền tự do gia nhập các công đòan, được tự do chọn lựa và bầu ra ban
đại diện công đòan, để họ đứng ra thương lượng cho quyền lợi công nhân. Và khi
ấy chính giới chủ doanh nghiệp cũng không dám vi phạm luật pháp quốc gia.
Công Đoàn và Chính
Phủ
Khi nền kinh tế mở rộng, với
đầu tư và giao thương quốc tế, việc bóc lột lao động tại một nước đồng nghĩa với
việc giảm cạnh tranh lao động tại nước khác và tạo ra thất nghiệp tại nước này.
Bởi thế công đòan các nước thường liên kết thêm sức mạnh tạo sự công bằng cho
công nhân trên tòan thế giới.

"Vai trò của chính phủ là đề ra những chính
sách mang lại lợi ích cho người dân, rõ ràng 'mức lương tối thiểu' chưa hay
không mang lại lợi ích thiết thực cho tầng lớp công nhân Việt
Nam."
Gần đây hai tổ chức công
đoàn lớn ở Hoa Kỳ: AFL-CIO và Communications Workers of America đã cùng hằng
trăm dân biểu Hoa Kỳ đồng tuyên bố Việt Nam không hội đủ tiêu chuẩn để tham gia
Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì Việt Nam không tôn trọng quyền tự do
lập công đoàn độc lập.
Nói rõ hơn họ ngăn chặn Việt
Nam gia nhập TPP không phải vì quyền lợi của người công nhân Việt Nam, mà vì họ
muốn giảm thiểu ảnh hưởng từ sự bóc lột lao động tại Việt Nam, tạo công bằng
cạnh tranh và giữ công việc cho công nhân tại Hoa Kỳ.
Việc đình công tại Việt Nam không
phải chỉ giới hạn giữa chủ doanh nghiệp và công nhân. Vào đầu năm 2006 cuộc
Tổng Đình Công với hằng trăm ngàn công nhân đồng lọat tham dự đã buộc thủ
tướng Phan Văn Khải phải ký chỉ thị tăng mức lương tối thiểu cho công
nhân thêm 40 phần trăm.
Vai trò của chính phủ là đề ra
những chính sách mang lại lợi ích cho người dân, rõ ràng “mức lương tối
thiểu” chưa hay không mang lại lợi ích thiết thực cho tầng lớp công nhân Việt
Nam.
Trên thương trường không phải lúc
nào người chủ cũng đầu tư một cách khôn ngoan sáng suốt. Khi người chủ thua lỗ
phải đóng cửa người thợ sẽ lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Kinh tế thị trường cũng thừơng
xuyên bước và những chu kỳ suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến tầng lớp công
nhân.
Vai trò của Công đòan là vận động
các đảng chính trị để chính phủ phải đề ra những chính sách mang lại lợi ích
thiết thực cho xã hội, cho tập thể công nhân.
Vì thế Công đòan cần phải
độc lập với các đảng chính trị để có thể sử dụng sự độc lập và sức mạnh tập thể
công nhân ảnh hưởng đến các chính sách quốc gia.
Chính Phủ đối với các Tầng Lớp
Khác
Trong quá trình sản xuất các
doanh nghiệp thường không tính đến môi trường bị hủy họai ảnh hưởng đến sức khỏe
của người thợ và của các cư dân trong vùng. Môi trường bị hủy họai còn ảnh hưởng
đến nhiều thế hệ nối tiếp, tạo ra những nỗi bất công truyền kiếp cho dân nghèo.
Nhìn rộng hơn việc chính phủ
trợ giúp cho một tầng lớp nhất định, dễ tạo ra bất công cho các tầng lớp khác.
Như phát triển kỹ nghệ và đô thị gần đây tạo ra nạn dân oan mất đất hay không
được bồi hòan một cách thỏa đáng. Dẫn đến các cuộc biểu tình, những cuộc đàn áp,
liên tục tạo ra những bất ổn xã hội.
Nhìn xa hơn một xã hội được ổn
định phát triển khi mà đời sống của tòan dân đựơc nâng cao và khỏang cách chênh
lệch giàu nghèo được giới hạn. Muốn thế năng xuất lao động phải cao, giáo dục và
đào tạo phải đúng tầm, vệ sinh y tế phải được quan tâm, an sinh phải đựơc bảo
đảm… và nhất là tự do dân chủ cần được thăng tiến. Muốn đạt được như thế Việt
Nam cần:
Thứ nhất, một xã hội dân sự gồm
các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức dân sự được hình thành và phát
triển, để tạo sức mạnh vận động các đảng chính trị đề ra những chính sách phát
triển quốc gia. Các tổ chức này cần độc lập với các đảng chính trị để có thể sử
dụng sự độc lập và sức mạnh tập thể ảnh hưởng đến các chính sách quốc gia.
Thứ hai, một môi trường
chính trị lành mạnh gồm sự phát triển của các đảng chính trị cạnh tranh quyền
lực qua những chính sách quốc gia và cầm quyền qua những cuộc bầu cử tự do và
được sự tín nhiệm của người dân.
Mặc dù cả hai nhóm có những khác
biệt về quyền lợi và phương cách họat động nhưng đều có chung một mục đích là
phát triển kinh tế, xã hội và quốc gia.
Nói tóm lại việc thay đổi
kinh tế Việt Nam chỉ là điều kiện cần, thay đổi chính trị mới là chính điều kiện
đủ, để đưa đất nước đi lên đồng thời tạo một xã hội công bằng và thịnh
vượng.
Bài viết phản ánh quan điểm
riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do
tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc
Châu.
Nguyễn Quang Duy
0 comments:
Post a Comment