Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 17 April 2014

Chuyện thương tâm gái Việt hôn nhân: Cô dâu bị mua

Giới thiệu hôn nhân: Cô dâu bị mua (Phần I)
Từ giã tại phi trường Hà Nội. Mai nhuộm tóc vàng cho một cuộc đời mới   | Hình © Pham Thanh Long
Từ giã tại phi trường Hà Nội. Mai nhuộm tóc vàng cho một cuộc đời mới | Hình © Pham Thanh Long
Nam Hàn cũng có vấn đề y như Đức quốc là quá ít trẻ em. Thay vì thêm tiền phụ cấp cha mẹ và nơi giữ trẻ thì Nam Hàn lại dùng phương cách lôi kéo những người phụ nữ Việt sẵn sàng kết hôn vào đất nước này – chẳng hạn như cô Mai 23 tuổi.
Chưa bao giờ Mai Phạm (tên đã thay đổi) tìm một người đàn ông có nhiều điểm tương đồng. Người chồng lý tưởng của cô không cần sâu sắc mà cũng chẳng cần quyến rũ. Anh ta là một người nước ngoài. Anh ta có tiền. Và anh ta sẽ kéo cô ra khỏi cuộc sống hiện tại. Đó là những gì mà Mai ao ước cho cuộc hôn nhân, vào một buổi sáng vào xuân năm 2013 khi cô cùng một trăm người phụ nữ khác cùng đứng sắp hàng tại một khu vực ngoại ô thuộc thành phố Hải Phòng.
Mai mặc cái áo cánh, quần Jeans và đôi giày thể thao, không trang điểm như thường lệ. Một cô gái trẻ với nước da ngăm, tóc thắt bím. Lỗ mũi bè, đôi mắt hím. Chùm tóc đong đưa cứ đánh vào mặt. Đã hơn nửa tiếng đồng hồ cô đứng đợi trước cửa khách sạn để chờ đến phiên vào cuộc tuyển lựa: Phụ nữ Việt trình diễn cho đàn ông Nam Hàn xem để được chọn làm vợ.
Cùng với một thí sinh khác, Mai bước vào phòng hội nghị. Sáu người đàn ông ngồi phía sau một cái bàn dài, họ là những người đàn ông Nam Hàn bay sang kiếm vợ trong vòng bốn ngày. Một người phụ nữ làm môi giới là người thông dịch.
Bà ta chỉ vào Mai rồi nói: „Cô này 23 tuổi có hai anh em trai. Cha mẹ là nông dân.“
Xong bà quay sang giới thiệu những người đàn ông. Một người trong bọn họ có thân hình vạm vỡ và khuôn mặt vui vẻ. “Anh ta tên là Sang-Hoon Lee (tên đã thay đổi), 43 tuổi làm việc trong một cơ xưởng. Ông ta sống một mình, lương tháng 3.000 Dollar.”
Bà môi giới chỉ lại vào Mai rồi hỏi ông ta: “Ông thích cô này không?”
Anh ta gật đầu, Mai được phép ngồi xuống còn cô thí sinh kia phải đi ra ngoài. Bà môi giới hỏi Mai, liệu cô đồng ý lấy ông Sang-Hoon Lee làm chồng không.
“Dạ nhưng em muốn hỏi.”
“Hỏi cái gì?”
“Sang Hàn quốc ông ấy có cho phép em đi làm việc không?”
“Đừng nói mấy cái chuyện ngu đần đó!”
Bà môi giới dịch cho ông Sang-Hoon Lee, rằng Mai sẵn sàng làm vợ ông. Tiếp theo bà ta giải thích cho cả hai người là bây giờ phải lo xin giấy tờ gì. Hôn thú, chứng chỉ ngôn ngữ, giấy chứng nhận sức khỏe, hộ chiếu nước ngoài.
Chuyện xảy ra thật nhanh để Mai có đủ thì giờ suy nghĩ rằng, cô vừa hứa với một người lạ cuộc đời của cô.
Mai ra khỏi khách sạn, móc điện thoại gọi cho bà mẹ „Con sẽ lấy chồng“, rồi tiếp „Anh ấy là người Nam Hàn.“
Bà mẹ chẳng biết gì về chuyện đi trình diễn lấy chồng. Bà mắng chửi nhưng không thay đổi được ý định của cô con gái. Mai là một trong hàng tá nữ thí sinh được chọn để chẳng bao lâu nữa rời khỏi Việt Nam. Không ai lấy đi được cái thắng cuộc này của cô.
Đó là cái ngày mà cô gặp ông chồng của cô, một vài tháng sau vào cuối năm 2013 cô kể lại. Mai ngồi trong một ngôi làng hẻo lánh ở Việt Nam, trong một căn nhà chẳng lớn hơn một căn phòng bao nhiêu với tường bao bọc. Hai cái khuy móc trên hai bức tường, trên sợi dây treo phơi áo quần có một vài cái áo quần mỏng. Bên cạnh căn nhà là một cái lỗ đào dưới đất. Đấy là nhà vệ sinh.
Mai lớn lên trong ngôi làng này. Tại đây hàng tháng, hàng năm trường cô phải làm ruộng, chăn trâu, gặt lúa. Tại đây cô đang sống với cha mẹ và người em trai. Nhưng chẳng còn bao lâu nữa.
Một chồng sách tiếng Hàn đựng trong một thùng gỗ. Trong một vài tuần nữa Mai sẽ dọn sang Nam Hàn theo chồng.
Cha Mẹ cô mang đôi bốt cao su, quần rộng áo Cotton dài phủ. Trên cổ tay Mai là một cái đồng hồ bạc lấp lánh. Cô mặc quần Jeans bó chặt và cái áo thun mang hàng chữ American Eagle 5. Atlanta. New York. Đấy là bộ áo quần bảnh nhất của cô. Những món quà của ông chồng.
Làng của Mai cách thủ đô Hà Nôi chừng trăm cây số. Đường từ Hà Nội đến quê hương của cô vừa hỏng vừa tắt nghẽn, xuyên qua những ngôi chợ ồn ào và những quán ăn nhỏ trong đó người ta rán thịt chó, thịt chuột. Con đường chạy qua một vài cơ xưởng với hàng ngàn người thợ sản xuất áo thun, giày thể thao, máy điện thoại di động và màn hình máy computer cho những quốc gia kỹ nghệ.
Sẽ đăng:
Phần 2: Tôi là một đứa con gái quê, có gì mà mơ mộng?
image002 
Tác giả Khuê Pham (Biên tập viên chính trị của “Die Zeit”)
Khuê Pham tốt nghiệp đại học tại London School of Economics, sau đó là cộng tác viên của tờ „The Guardian”, Anh quốc và “National Public Radio” của Mỹ. Từ năm 2010 cô là biên tập viên về lảnh vực chính trị của tạp chí „die ZEIT”, là một trong những tạp chí uy tín nhất tại Đức quốc. Độc giả của “die Zeit” thường là từ giới trung lưu trí thức trở lên.
Khuê Pham cũng là đồng tác giả cuốn sách “Wir neuen Deutschen” (Chúng tôi những người Đức mới)

http://khoahocnet.com/2014/04/16/phuong-ton-dich-gioi-thieu-hon-nhan-co-dau-bi-mua-phan-i/

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.