Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Monday 17 March 2014

Dân Muốn Biết : 30.4 Niềm Đau Còn Đó

Quốc Gia và Cộng sản và chuyện hòa giải

 
I. Một định nghĩa:

Hoà giải là môt phương thức thuyết phục các đối tác chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra những điều kiện để trao đổi, được các bên đồng chấp thuận và triệt để tuân thủ những trách nhiệm ràng buộc về phía mình, ngõ hầu từ đó có thể đem lại sự yên ổn, phúc lợi chung cho các đối tác.

Lấy một thí dụ. Một ông chồng say mê cờ bạc rượu chè, hay bạo hành vợ con, tạo ra một cuộc sống khủng hoảng cho gia đình. Muốn có một cuộc hòa giải đúng nghĩa để tạo ra ổn định cho cuộc sống. Người chồng buộc phải cam kết từ bỏ thói hư cờ bạc, rượu chè và việc đánh đập vợ con, như là những điều kiện tiên quyết để cho vợ con ông ta chấp nhận bỏ qua những lỗi lầm trong qúa khứ, và đón ông trong cuộc sống bình thường, thay vì một cuộc đổ vỡ, ly tán. Lẽ dĩ nhiên, sẽ không thể có cuộc hòa giải bằng cách để ông chồng tự tuyên bố: Mọi người muốn sống yên ổn thì phải chấp nhận những áp đặt của tôi! Cũng thế, một tên trộm đột nhập gia cư, cướp của, gây án. Việc trước tiên là phải tống cổ nó ra khỏi nhà, chứ không phải là việc thỏa mãn yêu cầu cho nó ở lại, chiếm cứ căn nhà để giải quyết khủng hoảng.

II. Một nguyên tắc.

Hòa giải là phải có sự kiện chấp nhận lỗi lầm (nếu có), chấp nhận những điều kiện (tự nguyện hay không tự nguyện) được đưa ra trong hòa giải. Đồng thời, chấp nhận tuân thủ, thi hành những điều kiện này một cách nghiêm chỉnh, có kiểm soát. Nói cách khác, sẽ hhông có một cuộc hòa giải nào mà không có những điều kiện đi kèm. Có điều kiện chưa đủ, còn phải nghiêm chỉnh thực hành những điều kiện của hòa giải nữa.

Đó là tiến trình thường thấy của hòa giải. Nhưng ở Việt Nam, chuyện hòa giải, người ta đã nói đến hàng ngàn, hàng vạn lần. Nói từ khi chưa hết chiến tranh, và sau đó, đã 39 năm qua, câu chuyện vẫn không có đoạn kết. Bởi vì, mỗi người, từ vị trí lãnh đạo đất nưóc, đến anh phu xích lô, bà gánh hàng rong. Từ ông thủ lãnh một đảng phái, một tổ chức chính trị đến anh làm báo ở bên này, bên kia hoặc cô y tá, đều diễn đạt mỗi người một cách và mang hàm ý khác nhau. Hầu như chẳng có một chút nội dung nào khả dĩ giống nhau và cũng chẳng theo một nguyên tắc, tiến trình nào cả. Trái lại, ông nói gà bà nói vịt, đưa đến cái nhìn rất thành kiến, đầy nghi kỵ về chuyện hoà giải là:

a. Khi phía cộng sản đưa ra lời kêu gọi về hòa giải, hòa hợp dân tộc thì triệu người như một, bằng kinh nghiệm của cuộc sống, đều cho rằng đó là lời kêu gọi đầu hàng vô điều kiện gởi đến mọi phía, mọi người, (giống như trường hợp gã say rượu ở trên) để Cộng sản được tự tung, tự tác tước đoạt hết mọi quyền sinh, quyền sống. Quyết định và nắm giữ mọi tài nguyên và mọi phương tiện sản xuất của đất nước. Ngưởi dân chỉ là những tên nô lệ, phục vụ cho một đế chế bất lương, vô đạo.

b. Nếu có những lời tuyên bố, hay những bài viết, hoạt động, nói về việc đòi hòa giải, hòa hợp dân tộc, là y như rằng cứ 10 người thì có đến chín người tin rằng, đây là thành phần đi hàng hai hàng ba. Thành phần sẵn sàng đầu giặc (đi theo bọn cướp để được uống rượu ké) và lôi kéo ngưòi khác cùng đầu giặc để tìm lợi nhuận cho mình và cho phe nhóm của mình.
Thành phần này hầu hết xuất hiện tại miền Nam Việt Nam (thành phần"phản chiến)trước năm 1975, và hiện nay thỉnh thoảng tái diễn tuồng ở hải ngoại.

c. Phần quốc dân, sau muôn vàn những bất hạnh và khổ đau, từ trong cuộc chiến đến sau cuộc chiến. Sau muôn vàn những kinh nghiệm, nên chẳng có ai tin vào giải pháp hòa giải hòa hợp của Cộng sản, hay của những cá nhân, tổ chức chính trị trên đưa ra. Với họ, triệu người như một đều cho rằng. Hoà hợp hòa giải với cộng sản là tự sát, là tự đi tìm lấy thuốc độc mà uống.

III. Định nghĩa về đối tác.

Cho đến 30-4-1975, hoặc gỉa, đến nay, mỗi khi nói đến từ Quốc Gia, cộng sản, người ta thường nghĩ ngay đến hai thế lực chính trị đối đầu nhau ở hai miền của đất nước. Nên khi nói đến chuyện hoà giải, người ta nghĩ ngay đến việc hoà giải giữa hai đối tác này. Điều này, không sai. Nhưng trên thực tế lại không đúng. Bởi lẽ, hai thực thể chính trị của hai miền này đối đầu nhau. Nhưng nó không có tính cách lâu dài, miên viễn, và dân chúng của mỗi phần của đất nước không thuộc hẳn về một phía nào. Trái lại, cuộc chia cắt chỉ mang tính thời gian. Nghĩa là, khi chấm dứt cuộc chiến. Hai thế lực chính trị này, có thể cùng tồn tại, hoặc một mất một còn. Nhưng cuộc hòa giải vẫn chưa hề có. Bởi lẽ, cuộc hòa giải đích thực không phải là cuộc hoà giải giữa hai tập thể chính trị đối đầu nhau. Nhưng là cuộc hòa giải giữa chính quyền với quốc dân đồng bào, không phần biệt người bên này hay bên kia, trong tinh thần nhân bản, tôn trọng lẫn nhau.

Tử sau 30-4-1975. Có thể nói, cuộc hòa đàm Balê là một bản vẽ trong cuộc hòa giải giữa hai thực thể chính trị tại Việt Nam để đưa đến chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên chiến tranh đã chấm dứt bằng cách, một bên phá bỏ những điều ước nghị hòa và chiếm lấy đối phương bằng bạo lực. Từ thời điểm này, thực thể chính trị phía Quốc Gia và lãnh thổ riêng biệt của họ coi như không còn. Những kẻ lũng đoạn thời cơ, từng rêu rao về hòa hợp hòa giải dân tộc ỏ miền nam trưóc kia, nay cũng không còn đất sống,. Một là hoàn toàn quy thuận theo thế lực mới. Hai là, bỏ của chạy lấy người, ra hải ngoại. Ba là tự giữ miệng, chờ chết. Thành phần này vốn dĩ trước đây cũng không có chỗ đứng. Họ chỉ làm vì lợi ích cá nhân, phe nhóm như là cái thùng rỗng hay theo chỉ đạo của CS? Họ không có tư cách và chẳng là đại diện cho ai và cũng chẳng ai nghe họ. Nay thì hoàn toàn bị triệt tiêu. Theo đó, từ sau 30-4-1975, chỉ có hai đối tác trong cuộc là tập thể cộng sản và Quốc Dân Việt Nam mà thôi.

1. Tập thể cộng sản, bao gồm tổ chức đảng cộng sản cũng như những ngưòi thuộc về họ trong guồng máy công quyền, công tư sở ở trong nước hay ở hải ngoại.

2. Quốc dân Việt Nam bao gồm những ngưòi dân yêu nước không chấp nhận cộng sản đang phải sống dưói chế độ cộng sản và những người Việt Nam đã vì cộng sản mà phải bỏ nước ra đi.

Với những người ra đi, dù họ còn hay không còn mang quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn những liên hệ mang huyết thống và những sinh hoạt Việt Nam. Hiện nay họ không có lãnh thổ, không có đại diện chính thức như trong guồng máy hành chánh, chính quyền, ngoài những tổ chức cộng đồng người Việt Tự Do tại hải ngoại mà họ sinh hoạt với. Với những người còn ở trong nước, về tỷ lệ, họ chiếm tới 80 - 90% dân số, nhưng không có tiếng nói. Họ không có người đại diện chính thức. Tuy nhiên, luôn có những người không khuất phục bạo quyền, luôn nói lên nguyện vọng chính đáng của họ. Đòi buộc nhà cầm quyền phải thỏa mãn cho những quyền lợi của công dân về các diện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo, cũng như phải bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ. Theo đó, dù chưa được bầu chọn, họ vẫn khả dĩ là đại diện cho đối tác mang tên Quốc Dân Việt Nam vào lúc này. Ngoài ra, không ai là tiếng nói của họ.

IV. Việc hòa giải đơn phương.

Ai cũng biết, cuộc sống tiến bộ của đất nước luôn tùy thuộc vào sự hợp tác và hoạt động của hai đối tác Quốc Dân và Chính Quyền. Không một quốc gia nào khả dĩ tiến bộ và đem lại hạnh phúc cho người dân khi hai đối tác này luôn chống chọi nhau. Vì
Vua quan coi ngưòi dân như cỏ rác, Nhân dân coi vua quan như kẻ thù” (Mạnh Tử). Điều ấy chứng tỏ rằng, đời sống của một chế độ, một đảng phái chính trị, một chính phủ, tùy thuộc vào thái độ hợp tác của người dân. Hiểu được nguyên tắc này, nên đời sống ở các nước tây phương luôn luôn có những cuộc hòa giải công khai giữa chính phủ (đảng cầm quyền) và người dân theo những chu kỳ nhất định. Đó là những cuộc bầu cử lãnh đạo quốc gia.

Thật vậy, những chương trình, kế hoạch phát triền đất nưóc từ những mặt về y tế, xã hội, văn hóa, quân sự, an ninh... đều được các đảng phài công khai đưa ra trình với quốc dân trong các cuộc bầu cử. Những sách lược này, dươi một góc nhìn nào đó, phải được coi là một phương thức (điều kiện), nhằm hòa giải, hay hóa giải những bất đồng, những đòi hỏi của ngừời dân trước những vần đề của đất nước. Theo đó, đảng phái, hay những người ra tranh cử vị trí nguyên thủ quốc gia nào đưa ra được những sách lược đáp ứng cho nhu cầu và giải quyết được những vấn đề của người dân mong muốn, họ sẽ được quốc dân chấp thuận, đưa họ vào vị thế lãnh đạo. Như thế, từ khởi đầu, đó là những chương trình là sách lược đơn phương của đảng phái, của người tranh cử, nó đã trở thành điều kiện, sẽ ràng buộc nhau (như bản văn hoà giải) giữa hai đối tác. Nó có hiệu lực thi hành khi thành sự. Theo tôi, đây là một phương cách hòa giải tốt đẹp nhất giữa hai đối tác quốc dân và chính phủ mới để đưa đất nước tiến vào vận hội mới. Ở đó, mỗi bên đều tiếp tục công việc của mình trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau để phục vụ cho đất nước, hơn là chà đạp lên nhau để đưa đến thảm họa.

V. Chuyện của Việt Nam

Ai cũng biết. Hơn thế, tất cả những người cộng sản Việt Nam đều biết rất rõ ràng nguyên nhân đưa đến việc nền luân lý, đạo đức xã hội và văn hóa của Viêt Nam bị băng họai, nền kinh tế quốc dân bị tụt hậu, và đặc biệt, Việt Nam không có tương lai cho ngày mai không phải là do hậu qủa của chiến tranh. Nhưng chính là sự hiện diện của cộng sản và việc họ dùng bạo lực để lũng đoạn công quyền từ 1954 đến nay. Việc khẳng định không phải vì chiến tranh là rõ ràng. Vì ngay trong thời chiến, miền nam vẫn có cấp độ tiến bộ cao, và nền văn hóa đạo đức của dân tộc được bảo toàn và phát triền vững chãi, để ở dó người dân được hưởng những quyền căn bản của con người. Không có ai phải lo lắng đến cái ăn cái mặc bao giờ. Không ai phải đem nỗi lo lắng, sợ hãi vào trong giấc ngủ. Và Sài Gòn, thủ đô của miền Nam: Việt Nam Cộng Hòa khi đó, được ví như Hòn Ngọc Viễn Đông, mà các nước lân bang như Thái, Mã Lai, Indo, hay Singapore đều ước mơ có đưọc một Sài Gòn trong quê hương của họ.

Trong khi đó, toàn bộ ngưòi dân sống ở miền Bắc thì lâm vào cảnh sống cơ cực với chế độ tem phiếu. Ăn chỉ cầu no. Vào giấc ngủ không bao giờ hết lo lắng, sợ hãi. Phần người công chức cấp cao cỡ như trưởng phòng, thậm chí hàng thứ trưởng, mỗi khi được đề cử đi "công cán" ở hải ngoại thì phải đến "ban lễ tân" ở các bộ để ký mượn lấy một bộ quần áo veste để mà mặc cho nó có vẻ với người ta. Khi trở về thì phải đem đến trả lại, và phải báo cáo những lý do nếu nó bị rách hoặc hư hại. Đây là chuyện có thật, không ai bịp bợm ai được nữa. Tuy thế, cảnh sống của ngưòi dân miền Nam đã bị Cộng sản san gần bằng với cuộc sóng đói khổ của miền Bắc vào những năm 1954-1975.

Nếu nói rằng, miền Nam ngày xưa vì có viện trợ nhân đạo về kinh tế, văn hóa của Tây phương mà được như thế. Thực tế không ai chối cãi về điều này. Nhưng cái phần viện trợ ấy, (đa phần là cho chiến tranh) nếu đem so sánh với sự viện trợ của người Việt từ hải ngoại ngày nay đổ vào Việt Nam thì thật không đáng là một câu chuyện nhỏ. Không đáng kể là một, vài bát nước đổ vào trong một cái thau lớn. Bởi vì từ trong chiến tranh, chưa bao giờ miền Nam nhận được tổng hợp các số viện trợ lên đến một tỷ đô la cho một năm. Ngày nay hàng năm, Việt NamCS nhận được trên 10 tỷ dôla, mà cuộc sống của người dân lại vẫn trăm nghìn cay đắng là thế nào? Theo đó,
sự khốn khổ của đất nước là do chính Cộng sản tạo ra, không phải vì chiến tranh.

Như thế, nếu trong những thời gian qua, chuyện hòa giải chỉ là câu chuyện của miếng dẻ rách để người ta nói đến cho vui, cho qua ngày thì lúc này đây. Hơn ai hết, chính nhà cầm quyền cộng sản đã biết rằng. Thời gian của hòa giải không còn nhiều. Nghĩa là, phải làm ngay hoặc là sẽ không bao giờ còn cơ hội. Bởi vì, khi nguy cơ bị Trung cộng đô hộ càng lớn, sức ép phải làm cuộc hòa giải nghiêm chỉnh với quốc dân để cứu nước càng cao. Khi hệ thống thông tin toàn cầu càng mở rộng, CS càng không còn khả năng che đậy và tuyên truyền theo ý muốn mình. Trái lại, tất cả những tham ô, dối trá, từ cá nhân đến tập thể cùng những tài liệu buôn dân bán nưóc của CS được đưa ra ánh sáng cũng là lúc cộng sản đang tự đào lỗ chôn minh. Khi sự sợ hãi không còn là con ngáo ộp để trấn áp ngưòi dân, sức mạnh bạo lực của cái mã tấu, cái liềm, đôi dép râu trở thành một trò hề vô nghĩa. Khi người dân cùng nắm tay nhau, cùng đứng dậy vì nền Độc Lập, Tự Do của đất nươc, quê hương ấy sẽ không còn bóng dáng búa liềm. Như thế, cộng sản một là phải hòa giải với quốc dân để còn có cơ hội tồn sinh. Hai là chờ cơn thịnh nộ của quốc dân đổ xuống. Đứng trước cuộc sụp đổ toàn diện như hiện nay, nhìều người thao thức vì sự ổn định đất nước đã đặt ra câu hỏi là: Liệu có thể có một cuộc hòa giải nghiêm chỉnh giữa Quốc Dân Việt Nam và cộng sản không? Nếu có, nó sẽ theo một tiến trình nào?

VI. Tiến trình của hòa giải.

Điều lo lắng lớn nhất của đảng cộng sản tại Việt Nam trong giải pháp hỏa giải, hòa hợp với Quốc Dân Việt Nam là sợ mất quyền lãnh đạo, không còn chỗ đứng trong xã hội, hoặc lo bị trả thù cá nhân, nên họ rất sợ hãi việc hòa giải với quốc dân. Tuy nhiên, phần lớn trong số ấy lại cho rằng: Tất cả những lo lắng ấy cộng lại không thể so sánh với việc nều họ không đơn phương làm cuộc hòa giải với dân tộc Việc Nam, họ cũng không thể giải trừ được cái lo lắng ấy. Tệ hơn thế, ngày tàn của CS sẽ đến và CS sẽ bị đào thải ra khỏi xã hội. Khi ấy, CS cũng không còn giữ được bất cứ một thứ gì. Theo đó, nếu họ biết làm một cuộc hòa giải nghiêm chỉnh và đơn phương với quốc dân Việt Nam thì vẫn tốt hơn. Khi đó, quyền lãnh đạo của họ cũng chưa chắc đã mất. Vị trí xã hội của họ chưa chắc đã đị đào thải. Đời sống an ninh của họ vẫn được luật pháp bảo vệ. Nhưng cuộc hòa giải ấy, nếu có, nó sẽ có khuynh hướng ra sao?

1. Theo lối mòn cũ.

Luận điệu của cs từ trước tới nay là gian dối chồng lên gian dối. Nó chỉ nhằm áp đặt lên trên người dân sự thống trị của cộng sản bằng bạo lực và bất lương, vô đạo. Nó tuyệt đối không thể là một tiền đề cho một cuộc hòa giải. Nó chắc chắn sẽ dẫn đến bạo động và triệt hạ, đào thải mọi sinh hoạt của cộng sản ra kỏi phần đất này. Thời gian, chắc chắn không thể nằm trong toan tính của cộng sản sẽ là 20, 50 hay 100 năm nữa. Nhưng nó là ý chỉ của toàn dân. Có thể xảy ra ngay trong ngày mai hay trong một tuần, một tháng tới. Nói cách khác, không thể có hòa giải theo lối mòn cũ.

2. Theo yêu cầu đổi mới khả thi của quốc dân.

Dĩ nhiên, những đòi hỏi, những điều kiện này không phải là tiếng nói sáo rỗng của những kẻ thời cơ, chụp giựt. Nhưng là tiếng nói bằng máu, bằng mô hôi, bằng nước mắt và bằng lao nhọc, tranh đấu kiên trì của người dân ở trong nước, mà một số các cá nhân, đoàn thể đã vượt qua cả song sắt nhà tù để làm nên, viết ra. Đó là những đòi hỏi chính đáng, không người nào có thể phản đối, chỉ trích. Hơn thế, còn là những điều khoản thích hợp, mở đường cho đất nước hướng tời tương lai.


B. Theo tinh thần trong văn thư của HĐGMVN.

Ai cũng biết, lá Thư không mang một hình thức chủ nghĩa với những hàng chữ dài vô cảm mang nhãn hiệu “ CHXHCNVN” đi kèm với khẩu hiệu rêu rao của nó. Nó không là hình thức Xin – Cho. Trái lại, lá thư ngắn gọn, trực diện. Viết những diều cần viết. Nói những diều cần nói. Tuy là ngắn, nhưng chứa đựng hầu như tất cả tâm nguyện, khát vọng, không phải chỉ của người viết, hay của hơn tám triệu thành viên trong tôn giáo mà họ là đại diện, nhưng có thể là của tất cả mọi ngưòi, không trừ ai. Người trong nước, kẻ hải ngoại, đều muốn nói lên một tiếng nói chung, quang minh chính trực như thế. Vì tất cả mọi người như là đã sẵn sàng xóa bỏ cái hàng chữ với bảng hiệu kia rồi. Lá Thư này giống như một Tuyên Ngôn Lịch Sử của thời đại. Lịch Sử là vì từ đây, nó đã chấm dứt một chặng đường dối trá và bất công. Rồi mở ra ra một hướng đi trong Sự Thật và Công Lý cho mọi người cùng nhắm tới. Đích của Lịch Sử này, sớm hay muộn cũng sẽ phải tới. Đến trong an bình, cởi mở, đồng thuận, hay tới trong máu và nước mắt thì bó buộc đích nhắm cũng phải đến. Trong thư gồm có những điểm chính yếu như:

1. Quyền con người :

Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng như quyền được sống, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo.

2. Quyền làm chủ của nhân dân.

Hiến pháp cần làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân.. Xác dịnh chủ thể quyền bính chính trị là chính nhân dân và từ nhân dân. Hiến pháp cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân. HP phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo.

3. Thi hành quyền bính chính trị:

Hiến pháp phải xác định, quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó không dành đặc quyền chính trị cho ga bất kỳ một đảng phái nào. Xác dịnh tính độc lập của các quyền lập pháp. Hành pháp và tư pháp. Cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền hạn này một cách độc lập và hiệu quả.”

Nếu trước đây, nhà nước CS đã từng làm ra những cái bánh vẽ, dựng lên những chiêu bài để lợi dụng và lừa đảo lòng yêu nước của quốc dân Việt Nam trong cuộc chiến “ chống Mỷ cứu nước” nhưng thực chất là để phục vụ cho chủ trương “ ta đánh Mỹ chiếm miền Nam là đánh cho Trung cộng, Liên Sô” (Lê Duẩn) để dìm đất nước vào cơn khủng hỏang chính trị, khủng hoảng tội ác, khủng hoảng kinh tế, văn hóa và xã hội trong mấy chục năm qua là một sai lầm nghiêm trọng; thì việc họ "sửa đổi" HP vào tháng 9-2013, phải được coi như là cơ hội cuối cùng để họ làm cuộc hòa giải nghiêm chỉnh với quốc dân Việt Nam. Bởi lẽ, đây là lần đầu tiên họ "hỏi ý kiến" ngưòi dân. Hỏi và nay đã có những bản văn như là những điều kiện nghiêm chỉnh góp ý.

Hơn thế, không phải một mà là ba. Ba bản văn góp ý từ ba tổ chức công dân riêng biệt, có thể họ chưa một lần gặp gỡ nhau. Nhưng cùng lúc đã nói lên được tất cả tâm nguyện của quốc dân vì tương lai của đất nước. Như thế, đây không phải là những chữ viết xuông, vô nghĩa. Trái lại, nó sẽ trở thành những Tuyên Ngôn Lịch Sử của đất nước. Lịch sử vì, thứ nhất, nó giúp cho chính cộng sản thoát khỏi việc bị đào thải ra khỏi mọi sinh hoạt của đất nước một cách vĩnh viễn. Nó giúp cho chính những ngưòi CS thoát ra khỏi mọi lo lắng về an ninh bản thân vì có luật pháp bảo vệ. Kế đến, nó giúp cho tất cả mọi tầng lờp của xã hội có cơ hội cùng góp tay vào việc xây dựng lại đất nước từ nghèo khó, tang thương, trong khủng hoảng niềm tin và đầy tội ác, để đưa đất nước vào một tiến trình hoà nhịp với những sinh hoạt của thế giới nhân bản, trong an bình, tự chủ. Ở đó, văn hóa nhân bản, đạo đức của xã hội, của tôn giáo, của dân tộc được bảo vệ và phát triển. Ở đó, nền Độc Lập và Hoà Bình của Việt Nam không thể bị xâm phạm. Ở đó, một thể chế Tự Do, Dân Chủ được thiết lập và được luật pháp bảo vệ.

Trường hợp những bản văn này không được cộng sản tôn trọng, tuân thủ thì tự nó, cũng trở thành những những chứng tich của Lịch Sử chứng minh về sự phi nhân của chủ nghĩa cộng sản. Từ đó, dù người dân sẽ phải đập đá, phá đường để khơi nguồn cho một cuộc vận động đổi mới, có thể trong máu và nước mắt, họ cũng vẫn đi. Bởi lẽ, những bản văn này cũng chính là Bản Tuyên Ngôn Lịch Sử khởi đầu cho cuộc sống của dân tộc Việt Nam trong ngày mai.

Bảo Giang

 
-----------
HÒA GIẢI HÒA HỢP VỚI CỘNG SẢN CHÍNH LÀ….


1. Hòa giải hòa hợp với cộng sản là ủng hộ một chế độ ‘đảng bóc lột người’, bao che kẻ thù đã dùng kẽm gai súng đạn để cai trị trên 80 triệu dân Việt Nam từ 63 năm nay. Hành động hòa giải chính là một hình thức pháp lý để hợp thức hóa sự tồn tại của tập đoàn khát máu cộng sản trên đất nước Việt Nam.

2. Hòa giải hòa hợp với cộng sản là mặc nhiên đồng lõa vấn đề tham nhũng của chế độ Hà Nội, có nghĩa là hợp thức hóa tất cả những gì mà cộng sản đã ăn cướp từ Tổ Quốc đến vơ vét của người dân kể từ ngày chúng cướp chính quyền miền Bắc (1945) và xua quân vào cưỡng chiếm miền Nam (1975).

3. Hòa giải hòa hợp với cộng sản là một hành động phá hoại trực tiếp, bóp chết các phong trào tranh đấu, làm mất niềm tin của những người đã và đang xả thân hy sinh mạng sống đứng lên đòi tự do dân chủ trong nước, đồng thời chính là ngọn giáo đâm thẳng vào cộng đồng người Việt tự do hải ngoại.

4. Hòa giải hòa hợp với cộng sản là phản bội lại Tổ Quốc, Dân Tộc, chính thể Việt Nam Cộng Hòa và tất cả những người đã nằm xuống trong cuộc chiến chống quân xâm lăng cộng sản, là phản bội những người đã chết cho Tự Do trong trại tù cải tạo cũng như trên các ngả đường trốn chạy cộng sản. Chính những hy sinh xương máu của những người chết bởi bàn tay Cộng sản đã thức tỉnh lương tâm nhân loại cũng như đầu tư tình cảm thế giới tự do để họ mở rộng vòng tay đón tiếp và nuôi dưỡng những người mất tổ quốc, trong đó có thành phần mà ngày nay đang cổ võ hô hào hòa giải hòa hợp.

ĐINH LÂM THANH
(Trích bài viết ‘Hòa Giải Hòa Hợp Với Cộng Sản Là Tự Sát’ trong ‘Niềm Đau Còn Đó’ xuất bản năm 2010 tại Hoa Kỳ)

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.