ĐGM Nguyễn Thái Hợp: “Việc tạo nên một bầu khí thuận lợi cho việc hòa giải là trách nhiệm của chúng tôi.”
Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Friday 29 November 2013
Home »
Tin Tức
» Báo La Croix phỏng vấn Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp Chủ Tịch Úy Ban Công Lý và Hòa Bình
Báo La Croix phỏng vấn Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp Chủ Tịch Úy Ban Công Lý và Hòa Bình
Friday, November 29, 2013
No comments
ĐGM Nguyễn Thái Hợp: “Việc tạo nên một bầu khí thuận lợi cho việc hòa giải là trách nhiệm của chúng tôi.”
Báo La Croix ngày 18.11.2913 phỏng vấn Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ Tịch Úy Ban Công Lý và Hòa Bình
Nguyễn Văn Nội chuyển dịch sang tiếng Việt
(Bản tiếng Pháp ở dưới)
Đối với Giám Mục Giáo Phận Vinh thì “việc tạo nên một bầu khí thuận lợi cho việc hòa giải là trách nhiệm của chúng tôi.”
Vị
Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo Phận Vinh (Việt Nam) đã nói
về tình hình tế nhị của người Công giáo trong đất nước của ngài.
Báo La Croix (Thập giá)
Ngài
kiên trì theo đuổi một cuộc đối thoại để đạt tới một sự hòa giải dân
tộc và ngài bênh vực cho việc Giáo Hội dấn thân vào cuộc tranh luận về
Hiến Pháp mới mà Quốc Hội Việt Nam đang xem xét cho đến cuối tháng này.
Hỏi: Tình hình người Công giáo trong đất nước ngài hiện nay như thế nào?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Người
công giáo là thành phàn thiểu số ở Việt Nam, chiếm khoảng 7,5% dân số
90 triệu người, tức khoảng 7 triệu người. Con số này rất khiêm tốn,
nhưng đó là một cộng đồng được huấn luyện và được tổ chức tốt và rất
đoàn kết. Có những người Công giáo bị bỏ tù và chúng tôi là đối tượng
của những cuộc đàn áp liên tục, như tại Mỹ Yên, đầu tháng 9 vừa qua. Đả
xẩy ra một cuộc đụng độ khốc liệt và có 30 người Công giáo đã bị thương
nặng. Ngoài ra có 2 người bị bắt và bị kết án từ 6 đến 9 tháng tù. Chúng
tôi không biết chính xác ai đứng đằng sau sự cố này, nhưng chúng tôi
tiếp tục
phản đối những bản án bất công này. Tất cả có khoảg 20 người Công giáo
đang bị giam tù vì nguyên nhân đức tin hoặc vì họ đấu tranh chính trị
một cách hòa bình. Dù vậy, chúng tôi phải cố gắng sống hòa bình và thực
hiện sự tha thứ.
Hỏi: Ngài
là Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Ngài hoạt động như thế nào trong một hoàn cãnh khó khăn như vậy?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Không
phải lúc vào cũng dễ dàng. Đôi khi chúng tôi như đi trên một sợi dây
căng trên mặt đất. Phải giữ thăng bằng, như Thánh Tô-ma nói với chúng ta
là “phải giữ sự trung dung”. Chúng tôi đã được xác định là một thiểu số
có chân lý, công bằng, quyền con người, tình yêu và nhân vị. Vì thế
không bao giờ có thể hy sinh việc đối thoại. Tuy nhiên, Ủy ban của chúng
tôi, mới chỉ có mặt từ 3 năm nay thôi, gặp nhiều khó khăn để hoạt động.
Với mỗi một cuộc hội họp, chúng tôi có nhiều khó khăn với chính quyền,
cũng như khi chúng tôi muốn mời những người ngoài đến tham dự. Áp lực là
rất
nặng.
Hỏi: Giáo Hội tham gia vào dự án sửa đổi Hiến Pháp của đất nước đang được Quốc Hội xem xét như thế nào?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Đây
là điểm rất quan trọng. Đường hướng của quốc gia trong những năm tới
đây tùy thuộc rất nhiều vào Hiến Pháp mới. Lần đầu tiên trong lịch sử,
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi cho Chính Quyền một tài liệu để nói
lên quan điểm của mình. Vì là các Giám Mục, chúng tôi phài thể hiện tình
liên đới của chúng tôi với dân tộc và đầt nước, trong nỗi khổ cũng như
trong niềm vui. Tôi đã khuyến khích các linh mục trong giáo phận của
tôi hãy làm như thế. Tôi cũng là người đã ký một lời kêu gọi được 72 nhà
trí thức thuộc mọi xu hướng cùng ký tên.
Trong
những điều cần sửa đổi mà chúng tôi yêu cầu, một trong những điều đó có
liên quan cách đặc biệt tới điều 4, chủ trương lầy chủ nghĩa
Mác-xít/Lê-nin-nít và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nguyên lý phát triển đất
nước. Điều này không thể cùng đi (tức không phù hợp) với tự do tôn giáo,
quyền con người và tính dân chủ. Tương lai của quốc gia không thề được
xác định bởi nguyên lý ý thức hệ ấy. Cộng sản hay không, có niềm tin hay
không, chúng tôi phải được bình đẳng nếu chúng tôi muốn tiển tới hòa
bình, dân chủ và tiến bộ. Vì thế cho nên, chúng tôi đã yêu cầu hãy trở
lại với những nền tảng là di sản của nển văn hóa truyền thồng
của Việt Nam, không bị ràng buộc vào bất cứ ý thức hệ nào.
Hỏi: Các ngài có cảm tưởng là (tiếng nói của mình) được lắng nghe không?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Chúng
tôi chưa nhận được hồi đáp. Và tôi không quá ngây thơ mà chờ đợi một sự
đồng ý ngay lập tức. Nhưng cuộc chiến là một hành trình dài lâu. Trong
lịch sử không bao giờ chúng tôi có được chiến thắng mà không phải chiến
đấu và hy sinh. Nhưng chúng tôi không được im lặng vì chúng tôi có trách
nhiệm và vai trò về sự sống còn của đất nước.
Hỏi: Tại
sao (ngài) nhấn mạnh đến đối thoại nhiều như thế, trong khi những người
khác lại dự báo việc sử dụng một phương pháp trực diện hơn?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Đối
thoại là ưu tiên trên mọi ưu tiên. Là Ki-tô hữu, chúng tôi không được
sử dụng bạo lực. Chúng tôi không được phản bội bài giảng trên núi của
Chúa Giê-su. Cho dù tình trạng đất nước hiện nay có ra sao, tôi vẫn xác
tín rằng đất nước sẽ tìm ra được một lối thoát tích cực. Thiên Chúa sẽ
giúp đỡ chúng tôi trong việc đó. Niềm hy vọng là điều cuối cùng mà người
ta không được để mất như một phương châm của Mỹ-la-tinh đã nói. Tôi có
thể hiểu phản ứng của một số tín hữu khi họ bị thử thách khốc liệt,
nhưng mục đích của chúng tôi luôn phải là đối thoại, hòa bình, bác ái và
thứ
tha…
Hỏi: Ngày nay đất nước ngài có sằn sàng cho sự tha thứ ấy không?
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Trách
nhiệm của chúng tôi là tạo nên một bầu khí thuận lợi cho sự hòa giải
giữa mọi người, người Ki-tô hữu và người không Ki-tô hữu, người vô thần
và người có tín ngưỡng, ngưởi cộng sản và những người khác. Chúng tôi
có trách nhiệm phải là tác nhân của tình thương, bác ái và tình liên
đới. Đề thực hiện những điều ấy, chúng tôi không được lấy ác báo ác, lấy
bạo lực chống lại bạo lực. Chỉ có ơn sủng của Thiên Chúa mới cho chúng
tôi sức mạnh để yêu thương và chấp nhận thứ tha, loại bỏ mọi hận thù. Đề
làm được những điều ấy cần phải chấp nhận những giới hạn của mình, như
Thánh Phao-lô đã nói, chính trong sự yếu đuối mà chúng ta tỉm thấy sức
mạnh của Thiên Chúa, để thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của hận thù và
bạo lực.
Ghi chép của LOUP BESMOND DE SENNEVILLE
BẢN TIẾNG PHÁP
Pour l’évêque de Vinh, «c’est à nous de créer une atmosphère propice à la réconciliation»
Président
de la commission Justice et paix de l’épiscopat vietnamien, Mgr Nguyen
Thai Hop, évêque de Vinh (Vietnam) revient sur la situation critique des
catholiques dans son pays.
La Croix 18.11.2013
Il
prône un dialogue sans relâche pour aboutir à une réconciliation
nationale et plaide pour un engagement de l’Église dans le débat sur la
nouvelle Constitution, examinée par l’Assemblée nationale vietnamienne
jusqu’à la fin du mois.
Quelle est la situation des catholiques dans votre pays?
Mgr Nguyen Thai Hop:
Les catholiques sont minoritaires au Vietnam. Ils sont 7,5 % sur une
population de 90 millions d’habitants, soit près de 7 millions de
catholiques. Ce chiffre est modeste, mais il s’agit d’une communauté
bien formée, bien organisée et très unie. Des catholiques sont en
prison, et nous sommes l’objet de pressions régulières, comme à My Yen,
début septembre. Il y a eu un violent affrontement, et 30 catholiques
ont été grièvement blessés. En outre, deux personnes ont été arrêtées et
condamnées à six et sept mois de prison. Nous ne savons pas précisément
qui est derrière cet incident, mais nous continuons à protester contre
ces condamnations injustes. En tout, une vingtaine de catholiques sont
en prison en raison de leur foi ou de leur lutte politique pacifique.
Malgré tout cela, il nous faut
essayer de vivre la paix et de réaliser le pardon.
Vous présidez la commission Justice et paix de l’épiscopat vietnamien. Comment travaillez-vous dans ce contexte difficile?
Mgr N.T.H.: Ce
n’est pas toujours facile. Nous marchons parfois sur une corde tendue
au-dessus du sol. Il faut garder l’équilibre, comme saint Thomas nous
dit qu’il faut trouver le juste milieu. Nous nous sommes fixé comme
priorité d’atteindre la vérité, la justice, les droits de l’homme,
l’amour et la personne humaine. Pour cela, on ne peut jamais sacrifier
le dialogue. Pourtant, notre commission, qui existe depuis seulement
trois ans, a beaucoup de mal à travailler. Pour chaque réunion, nous
avons beaucoup de difficultés avec le gouvernement, ainsi que lorsque
nous voulons inviter des intervenants extérieurs. La pression est très
forte.
Quelle
part l’Église prend-elle au projet de révision de la Constitution du
pays, actuellement examiné par l’Assemblée nationale?
Mgr N.T.H.: C’est
un point très important. L’orientation du pays dans les prochaines
années dépend beaucoup de la future Constitution. Pour la première fois
de son histoire, la conférence épiscopale du Vietnam a envoyé au
gouvernement un document pour manifester son opinion. Comme évêques,
nous devons exprimer notre solidarité avec le peuple et le pays, aussi
bien dans la douleur que dans la joie. J’ai encouragé les prêtres de mon
diocèse à aller également dans ce sens. Je suis aussi signataire d’un
appel paraphé par 72 intellectuels de tous les horizons sur ce
changement.
Parmi
les modifications que nous demandons, l’une d’entre elles concerne en
particulier l’article 4, qui tient le marxisme-léninisme et la pensée de
Hô Chi Minh comme principe de développement du pays. Ce point n’est pas
compatible avec la liberté religieuse, les droits de l’homme et la
démocratie. L’avenir du pays ne peut être déterminé en fonction de ce
principe idéologique. Communistes ou non, croyants ou non, nous devons
tous être sur un pied d’égalité si nous voulons avancer vers la paix, la
démocratie et le progrès. C’est pourquoi nous demandons un retour vers
des fondements hérités de la culture traditionnelle du Vietnam, libérée
de toute idéologie.
Avez-vous l’impression d’être écouté?
Mgr N.T.H.: Nous
n’avons pas encore reçu de réponse. Et je ne suis pas assez naïf pour
attendre une réponse positive à court terme. Mais la lutte est une
longue marche. Jamais dans l’histoire nous n’avons pu obtenir de
victoires sans lutte ni sacrifice. Mais nous ne pouvons nous taire, car
nous avons une responsabilité et un rôle à jouer dans le destin du pays.
Pourquoi tant insister sur le dialogue, alors que d’autres préconisent plutôt d’employer une méthode plus frontale?
Mgr N.T.H.: Le
dialogue est la priorité des priorités. Comme chrétiens, nous ne
pouvons utiliser la violence. Nous ne pouvons pas trahir le sermon de
Jésus sur la montagne. Malgré la situation, je reste néanmoins persuadé
que le pays va trouver une issue positive. Dieu nous aidera à cela.
L’espérance est la dernière chose que l’on doit perdre, dit un proverbe
latino-américain. Je peux comprendre la réaction de certains fidèles
lorsqu’ils sont très éprouvés, mais notre but doit rester le dialogue,
la paix, la charité et le pardon.
Le pays est-il prêt aujourd’hui à ce pardon?
Mgr N.T.H.: C’est
à nous de créer une atmosphère propice à la réconciliation entre tous,
chrétiens et non chrétiens, athées et croyants, les communistes et les
autres. Nous devons être les moteurs de la miséricorde, de l’amour et de
la solidarité. Pour cela, nous devons refuser d’utiliser le mal contre
le mal, la violence contre la violence. Seule la grâce de Dieu nous
donne la force d’aimer, et d’accorder le pardon, d’abandonner toute
rancœur. Pour cela, il faut accepter nos limites. Comme le dit saint
Paul, c’est dans la faiblesse que nous trouvons la force de Dieu pour
sortir du cercle vicieux de la haine et de la violence.
RECUEILLI PAR LOUP BESMOND DE SENNEVILLE
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment