Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Monday 19 August 2013
Home »
World News
» Cuộc đảo chánh Ai Cập
Cuộc đảo chánh Ai Cập
Monday, August 19, 2013
No comments
Mặc
dù ngoại trưởng John Kerry nói quân đội Ai Cập không hề đảo chánh lật
đổ chính phủ Mohamed Morsi, nhưng 2 nghị sĩ Cộng Hòa John McCain và
Lindsey Graham vẫn khẳng định -trong cuộc họp báo ngày 6 tháng Tám 2013
tại Cairo- việc quân đội bắt giam tổng thống dân cử Morsi, cùng với
nhiều thành viên nội các Ai Cập ngày 3 tháng Bảy, và chỉ định một vị
tổng thống khác, phải được chính danh gọi là đảo chánh.
Việc
3 thành viên của chính phủ Hoa Kỳ, quý ông Kerry, McCain, và Graham,
không đồng ý với nhau về cách gọi tên hành động của quân đội Ai Cập là
việc vô cùng quan hệ; quan hệ ở chỗ Hoa Kỳ còn tiếp tục hay chấm dứt
cung cấp viện trợ cho quân đội Ai Cập là tùy thuộc việc quân đội Ai Cập
có đảo chánh hay không.
Nếu
quân đội Ai Cập đảo chánh tổng thống Morsi, luật lệ Hoa Kỳ bắt chính
phủ phải cúp không viện trợ cho lực lượng quân sự này nữa, vì đã lạm
dụng sức mạnh trong lúc tham gia vào chính trị.
Trước
chuyến đi Ai Cập, 2 nghị sĩ Cộng Hòa McCain và Graham đã thảo luận với
tổng thống Obama gần 3 tiếng đồng hồ, để tìm hiểu nguyên nhân nào Mỹ
chưa cắt viện trợ quân sự cho quân đội Ai Cập.
Obama
có thể cũng đồng ý với hai ông McCain và Graham về hành động đảo chánh
của quân đội Ai Cập, và cũng có thể ông đã giải thích với 2 vị nghị sĩ
đối lập này nguyên nhân khiến ông chưa cúp viện trợ quân sự cho Ai Cập.
Công cuộc viện trợ này kéo dài từ 34 năm nay, dưới hình thức gift voucher -phiếu
mua hàng miễn phí- giúp quân đội Ai Cập chọn mua quân dụng, vũ khí như
chiến đấu cơ, thiết giáp, đại bác và đạn dược trong kho quân cụ của Hoa
Kỳ. Hình thức viện trợ này bắt đầu từ năm 1979, vì Hoa Kỳ muốn "khuyến
khích" tổng thống Ai Cập Anwar Sadat ký hòa ước với Do Thái.
Ông
McCain nói với truyền thông, "Chúng tôi chia sẻ những khát vọng dân chủ
của quần chúng Ai Cập, và sự phẫn nộ của họ đối với chính phủ Morsi;
nhưng chúng tôi vẫn phải gọi việc quân đội bắt giữ tổng thống là một
cuộc đảo chánh. Tân chính phủ lên thay thế ông Morsi lại không do dân
chúng bầu ra."
Cuộc
viếng thăm của 2 vị nghị sĩ Cộng Hòa, thành viên tiểu ban Ngoại Giao
Thượng Viện, nhằm mục địch thúc đẩy hòa giải giữa tổ chức Muslim
Brotherhood -Huynh Đệ Hồi Giáo, với tân chính phủ do quân đội tạo ra.
Tại
Hoa Thịnh Đốn, phát ngôn viên Jen Psaki của bộ Ngoại Giao nhận định về
những lời tuyên bố của 2 nghị sĩ Cộng Hòa, "dĩ nhiên quý vị nghị sĩ
McCain và Graham có quyền nói lên quan điểm của họ; chính phủ Hoa Kỳ
cũng đã trình bầy quan điểm của chính phủ."
Bên cạnh phái đoàn Hoa Kỳ còn có những phái đoàn Liên Âu, Liên Phi đến Cairo với mục đích giúp hòa giải 2 phe Ai Cập.
Phe
Huynh Đệ Hồi Giáo hiện chiếm giữ 2 công viên để liên tục biểu tình đòi
phục vị tổng thống Morsi, và 400 người bị quân đội đàn áp giết chết.
Cuộc khủng hoảng đã dài đến 6 tuần lễ, và tình hình Cairo vẫn bất ổn
định.
"Những
gì xảy ra tại Ai Cập trong vài tuần tới sẽ vô cùng quan trọng cho quốc
gia này và cho Trung Đông," McCain nói. Ông yêu cầu tướng Abdel Fatah
al-Sisi trả tự do cho những chính khách Hồi Giáo bị bắt giữ, kể cả tổng
thống Morsi. Ông này cùng với 2 người phụ tá hiện bị giam tại một căn cứ
quân sự cách thủ đô Cairo vài tiếng đồng hồ lái xe. Ông không được gia
đình thăm viếng, chỉ được đọc 2 tờ nhật báo và coi 2 đài truyền hình.
Morsi
và một số lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo có thể bị truy tố về tội hình sự.
Việc này càng làm những người biểu tình có thái độ quyết liệt đòi phục
vị Morsi; họ biểu tình chống chính phủ Mỹ, trong lúc tướng al-Sisi có ý
định thẳng tay đàn áp họ vào cuối tuần này, sau 3 ngày đại lễ tôn giáo
Eid al-Fitr.
Tân
chính phủ Ai Cập post lên mạng Tweeter những lời chống đối nghị sĩ
McCain, vì thái độ của ông yêu cầu quân đội Ai Cập trả tự do cho những
lãnh tụ Hồi Giáo. Họ chỉ trích ông can thiệp vào nội tình Ai Cập.
Tình
hình thủ đô Cairo tuy căng thẳng, nhưng vẫn còn tương đối trật tự,
trong lúc nhiều thành phố xa hơn, như Assiut, một thành phố du lịch, nằm
về phía Nam cách Cairo gần 400 cây số, với 45,000 tín đồ Thiên Chúa
giáo sống giữa 400,000 người đa số là Hồi Giáo, đã có dấu hiệu xung đột
kiểu nội chiến.
Tối
thứ Ba mùng 6 tháng Tám 2013, hàng chục ngàn người Hồi Giáo kéo nhau đi
biểu tình tuần hành trong khu cư trú của người Thiên Chúa giáo; nhiều
đám trẻ dùng sơn viết khẩu hiệu lên tường, lên cửa những ngôi nhà trong
khu phố.
Một vài khẩu hiệu viết, "Tawadros
là con chó," Tawadros là giáo chủ Thiên Chúa Giáo tại Ai Cập, và Assiut
chỉ là một trong nhiều thành phố Ai Cập đang sống trong bất an.
Nếu
Hoa Kỳ cắt quân viện cho Ai Cập tình hình bất an hiện nay có thể trở
thành nội loạn, mặc dù nhiều quốc gia Hồi Giáo hứa trợ giúp Ai Cập mỗi
năm 13 tỉ mỹ kim, 10 lần nhiều hơn con số quân viện hiện nay của Mỹ.
Chính
phủ Obama cũng không thể đi ngược lại pháp luật để tiếp tục yểm trợ
quân đội Ai Cập đang trở thành một lực lượng chính trị sau cuộc đảo
chánh lật đổ chính phủ dân cử.
Thái
độ của Obama, không can dự vào chiến tranh Syria, và rút quân ra khỏi
Iraq, A Phú Hãn, giúp giới quan sát hiểu rằng ông không thấy nhánh Shia
tốt hơn nhánh Sunni, hoặc ngược lại. Việc ngoại trưởng Kerry không muốn
phải nhìn nhận một cuộc đảo chánh là đảo chánh cũng là một chỉ dấu thêm
vào, để nói lên thái độ thiếu thiện cảm của Obama đối với những sinh
hoạt chính trị của người tín đồ Hồi Giáo.
Nhưng
thể hiện thái độ thiếu thiện cảm đó bằng cách ủng hộ tướng al-Sissi đảo
chánh không những chỉ vi phạm pháp luật Mỹ thôi, mà còn thiếu sáng suốt
nữa. Sai lầm đó sẽ cột cả Obama lẫn Hoa Kỳ dính vào một cuộc đàn áp phi
dân chủ hàng chục năm nữa.
Thái
độ khôn ngoan là thi hành đúng pháp luật: cắt ngay quân viện cho Ai
Cập, để mặc vấn đề Ai Cập cho người Ả Rập giải quyết với nhau. Obama đã
hành động như vậy tại A Phú Hãn, Iraq, Libya, và Syria.
Đừng
quên chiến lược mới của Hoa Kỳ là Pivot, chuyển mình từ những cuộc
chiến tranh bất tận và vô bổ tại Trung Đông, để đưa quân về Á Châu-Thái
Bình Dương; và cũng đừng quên rằng sau khi đóng đồn hải quân tại Đá Vành
Khăn trên lãnh hải Phi Luật Tân mà không gặp một sức chống đối nào cả,
Tập Cận Bình đang cho tàu Hải Giám xâm phạm lãnh hải Sankaku của Nhật,
rồi lượn lờ trong đó suốt 18 tiếng đồng hồ. Hành động này là lá thư
khiêu chiến thứ nhì của Trung Cộng mà Hoa Kỳ chưa có thái độ phúc đáp.
Nguyễn đạt Thịnh
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment