
Hôm 25/4/2013, AFP dẫn nguồn tin của một tổ chức phi chính phủ thông báo tại Trung Cộng
lại có thêm hai nhà sư Tây Tạng tự thiêu để bày tỏ sự phản kháng với
chính sách trấn áp tôn giáo và văn hóa Tây Tạng của Bắc Kinh. Như vậy
tổng số người Tây Tạng tìm đến cái chết để bày tỏ sự phản kháng ở Trung Cộng từ năm 2009 đến nay đã lên tới 117 người.
Theo tổ chức phi chính phủ Tây Tạng tự do - Free Tibet - có trụ sở tại Luân Đôn, hai nhà sư Lobsang Dawa và Kunchok Woeser, 20 và 22 tuổi đã qua đời vì tự thiêu hôm 24/4/2013 tại huyện A Bá, địa danh nổi tiếng với phong trào tự thiêu nằm ở phía tây của Tứ Xuyên.
Tứ Xuyên là một tỉnh nằm sát cạnh khu tự trị Tây Tạng, có đa số dân là người dân tộc Tây Tạng sinh sống và cũng là nơi có phong trào phản kháng dữ dội nhất chống lại sự nô dịch văn hóa và tôn giáo của người Hán. Từ năm 2009 đến nay, chỉ tính riêng trong địa bàn của tỉnh này đã xảy ra 110 vụ tự thiêu hoặc có ý định tuẫn tiết bằng lửa của người Tây Tạng, bao gồm cả các nhà sư và thường dân.
Bắc Kinh khẳng định Tây Tạng là vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Cộng kể từ khi đưa quân đội vào « giải phóng hòa bình » vùng đất này năm 1956.
Nhà cầm quyền vẫn luôn tuyên truyền là đang cố gắng cải thiện đời sống dân Tây Tạng bằng các chương trình phát triển kinh tế cho vùng đất hẻo lánh, nghèo khổ nhưng lại giàu tài nguyên.
Tuy nhiên, đại đa số người Tây Tạng sống trong khu (bị) tự trị cũng như các tỉnh lân cận luôn cảm thấy không thể chịu đựng được thêm sự nô dịch ngày càng nặng nề của người Hán, dân tộc chiếm đại đa số của Trung Cộng, nhất là người Tây Tạng luôn phải sống trong sợ hãi trước chính sách hà khắc của nhà cầm quyền Trung Cộng đối với văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.
Theo tổ chức phi chính phủ Tây Tạng tự do - Free Tibet - có trụ sở tại Luân Đôn, hai nhà sư Lobsang Dawa và Kunchok Woeser, 20 và 22 tuổi đã qua đời vì tự thiêu hôm 24/4/2013 tại huyện A Bá, địa danh nổi tiếng với phong trào tự thiêu nằm ở phía tây của Tứ Xuyên.
Tứ Xuyên là một tỉnh nằm sát cạnh khu tự trị Tây Tạng, có đa số dân là người dân tộc Tây Tạng sinh sống và cũng là nơi có phong trào phản kháng dữ dội nhất chống lại sự nô dịch văn hóa và tôn giáo của người Hán. Từ năm 2009 đến nay, chỉ tính riêng trong địa bàn của tỉnh này đã xảy ra 110 vụ tự thiêu hoặc có ý định tuẫn tiết bằng lửa của người Tây Tạng, bao gồm cả các nhà sư và thường dân.
Bắc Kinh khẳng định Tây Tạng là vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Cộng kể từ khi đưa quân đội vào « giải phóng hòa bình » vùng đất này năm 1956.
Nhà cầm quyền vẫn luôn tuyên truyền là đang cố gắng cải thiện đời sống dân Tây Tạng bằng các chương trình phát triển kinh tế cho vùng đất hẻo lánh, nghèo khổ nhưng lại giàu tài nguyên.
Tuy nhiên, đại đa số người Tây Tạng sống trong khu (bị) tự trị cũng như các tỉnh lân cận luôn cảm thấy không thể chịu đựng được thêm sự nô dịch ngày càng nặng nề của người Hán, dân tộc chiếm đại đa số của Trung Cộng, nhất là người Tây Tạng luôn phải sống trong sợ hãi trước chính sách hà khắc của nhà cầm quyền Trung Cộng đối với văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.
Breaking News: Twin self-immolation protests in Tibet, Toll rises to 117 | ||
| ||
This story has been read 3321 times.
0 comments:
Post a Comment