Bao nhiêu lời kêu gọi thực thi dân chủ vẫn bị tan loãng trong sa mạc mênh mông, những người gióng lên khát vọng dân chủ đều trở thành nạn nhân của “chuyên chính vô sản”.
Nhưng, khát vọng dân chủ của toàn dân Việt Nam như ngọn hải đăng chiếu sáng bất chấp mưa sa, bão tố hay lúc trăng thanh, gió mát khiến cho các thế lực độc tài phải điên cuồng đối phó.
Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ dám chấp nhận thực tế nên vẫn mang ảo tưởng sẽ được đàn cừu bị đám chó sói chăn dắt suốt hơn nữa thế kỷ nên tung ra đợt thu thập ý kiến cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp do Bộ Chính trị chấp bút.
Độc quyền của đảng cộng sản thể hiện trong Điều 4 Hiến Pháp vẫn được duy trì trong Dự thảo nên bị dư luận rộng rãi đòi huỷ bỏ do vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.
Kiến nghị do 72 trí thức, nhân sĩ, cựu cán bộ cao cấp gồm 7 điểm liên quan đến quyền lập pháp thuộc về nhân dân, bảo vệ quyền con người theo đúng chuẩn mực công ước quốc tế, không nên đánh đồng sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân về đất đai, tam quyền phân lập, Quân Đội trung thành với tổ quốc và nhân dân, Hiến Pháp phải được nhân dân phúc quyết, kéo dài việc lấy ý kiến đến hết năm 2013. Kiến nghị này có kèm theo Dự thảo Hiến Pháp 2013 để tham khảo được trao cho Ủy ban Soạn Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp 1992 hôm 4-2-2013.
Trước tình trạng Dự thảo bị phê phán ngày càng gay gắt nên hôm 25-2-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gán tội cho những người chỉ trích “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và chỉ thị cho đảng ủy Vĩnh Phúc phải “xử lý”. Nhóm chữ “một số không ít đảng viên suy thoái về tư tuởng, đạo đức, lối sống” từng chỉ vào đảng viên cộng sản nên biệt danh “Trọng Lú” do dân Hà Nội đặt có thêm chữ “Lẫn”.
Hai ngày sau, Chủ tịch Quốc Hội, Nguyễn Sinh Hùng cảnh cáo “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn”. Và chỉ thị cho đảng ủy Hà Nội chấm dứt việc góp ý vào 7-3-2013.
Lời nói của Nguyễn Phú Trọng như đổ dầu vào lửa thúc giục ký giả Nguyễn Đắc Kiên phản bác: Tổng bí thư đảng cộng sản không có quyền gán nhóm chữ “suy thoái” cho nhân dân cả nước” nên bị báo Gia đình – Xã hội sa thải sau đó chỉ có 2 tiếng đồng hồ.
Lập tức, Tuyên bố Công dân Tự do xuất hiện gồm có 4 điểm: ủng hộ tổ chức Hội nghị Lập Hiến, đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập và phân quyền, phi-chính-trị-hoá Quân Đội, xác định quyền tự do ngôn luận.
Hôm 1-3-2013, Giáo hội Công Giáo Việt Nam tuyên bố “không nên Hiến định sự lãnh đạo của bất cứ đảng phái chính trị nào. Chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân vô thần làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.
Đại tá tiến sĩ Nguyễn Văn Quang bênh vực chủ trương “Quân Đội phải là công cụ của đảng cộng sản” và Tác giả Thiên Phương biện minh cho “vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam” do bị tâm lý cuồng tín che khuất sự thật lịch sử.
Tất cả 14 nước Á, Phi có cùng hoàn cảnh bị thực dân da trắng cai trị như Việt Nam đã giành được độc lập trước 30 năm bằng phương pháp đấu tranh bất-bạo-động với thiệt hại nhân mạng không đáng kể và đất nước không bị chiến tranh tàn phá.
Đảng cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa mác-lê, thực thi cách mạng bạo lực tuyệt đối làm cho hơn 4 triệu dân Việt thiệt mạng vì chiến tranh, đấu tranh giai cấp và sự tàn phá khủng khiếp lên đất nước chứng tỏ giới lãnh đạo thiếu viễn kiến và phi-nhân-tính.
Sau thế chiến thứ hai có Đức, Triều Tiên, Việt Nam bị phân ly thành hai chế độ tư bản và cộng sản. Đông Đức và Bắc Hàn không gây chiến nên tránh được cảnh nồi da nấu thịt tệ hại như Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản từ năm 1945 đến nay, Việt Nam trở thành chiến trường đẫm máu nhất trong dòng lịch sử dân tộc, một xã hội hận thù chất ngất, một nền kinh tế bấp bênh và tụt hậu, một xã hội nô lệ cho người cùng chung dòng máu, một môi trường sống đầy sợ hải. Cựu ủy viên trung ương đảng, Hoàng Tùng phải than “công của đảng chỉ bằng 1/10 tội mà phần lớn công đó nhờ vào dân”.
Sư đoàn 304 và Sư đoàn 312 được điều động đàn áp đẫm máu phong trào nông dân Quỳnh Lưu nổi dậy năm 1956 vì cán binh cộng sản chỉ biết trung thành với đảng cộng sản.
Cuộc chiến giữa độc tài và dân chủ đã bộc lộ các nhược điểm mà nhất quyết phải thay đổi để đưa Việt Nam vào lộ trình ổn định chính trị thực sự và phát triển bền vững.
Thứ nhất, hy vọng đảng cộng sản sẽ tiếp thu ý kiến mà sửa đổi Hiến Pháp cho phù hợp với trào lưu tiến bộ của nhân loại rất mơ hồ vì niềm hy vọng này được lập đi, lập lại hơn nửa thế kỷ vẫn không có kết quả.
Thứ hai, tự nhận sự lên tiếng nằm trong khuôn khổ luật pháp hàm ý công nhận luật pháp hiện hành khiến cho yêu sách loại bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản thiếu tính cách quyết liệt như các dân tộc khác đã thành công từ Đông Âu sang tới Trung Đông. Chưa có ai kêu gọi biểu tình đông đảo để làm áp lực cho yêu sách thay đổi.
Thứ ba, nỗi sợ hãi do chính sách chuyên chính vô sản đã làm tê liệt ý chí của dân tộc nên số người hưởng ứng những lời kêu gọi chính đáng vẫn còn quá ít so với dân số trẻ, đông đảo và có học.
Thứ tư, vì sợ mất đặc quyền, đặc lợi mà các nhà chính luận đã bẻ cong lịch sử để nhát ma dư luận. Quân Đội Sa Hoàng, Quân Đội Ai Cập … không trung thành với giới cầm quyền nên không bắn vào dân chúng khi được ra lệnh. Nhờ thế mà đất nước có điều kiện thay đổi, cải thiện tốt hơn.
Đấu tranh bạo lực dẫn tới đổ máu và tận diệt. Đấu tranh bất-bạo-động tạo ra môi trường tương nhượng giữa các thế lực trong xã hội nhằm xây dựng một thể chế bình đẳng cho mọi thành phần dân tộc.
Đảng cộng sản tại Nga, Đông Âu vẫn hoạt động sau khi mất chính quyền và nhiều đảng viên cộng sản làm giàu khi không còn quyền lực chính trị trong tay có làm cho đảng viên cộng sản Việt thoát khỏi tâm lý cuồng tín chưa?
Quyền lực nằm trọn trong tay một đảng sẽ tuần tự chuyển vào một nhóm hoặc cá nhân chẳng phải chuyện lạ dưới chế độ cộng sản. Vì thế, dù cho Nhà nước Việt Nam cố đánh bóng chiêu bài dân chủ qua việc sửa đổi Hiến Pháp thì số phận của dân tộc vẫn bi đát kể từ ngày “Bác đi”.
Hãy từ bỏ nỗi sợ ám ảnh mà đứng lên đòi lại quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc thay vì chờ đảng cộng sản Việt Nam ban ơn.
Đại Dương
Đại Dương
0 comments:
Post a Comment