Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Friday, 29 March 2013
Home »
World News
» Chiến tranh điện tử
Chiến tranh điện tử
Friday, March 29, 2013
No comments
Hôm thứ Ba 12 tháng Ba, Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện tổ chức một cuộc điều
trần về tình hình an ninh tình báo của Hoa Kỳ; nhân cơ hội này nhiều viên chức
cao cấp nhất trong ngành tình báo lớn tiếng báo động về cuộc tấn công điện tử mà
Hoa Kỳ đang là mục tiêu chính.
Các vị này cho là tấn công và gián điệp điện tử đang là nguy cơ lớn cho
nền an ninh quốc gia, lớn hơn cả những tàn phá do al-Qaeda và những lực lượng
khủng bố khác tạo ra, rồi độc chiếm sự quan tâm về an ninh của Hoa Kỳ từ ngày 11
tháng Chín 2001.
Quan niệm mới về an ninh quốc gia được nêu lên một ngày sau ngày ông
Thomas Donilon, cố vấn an ninh của Tổng thống Obama đặt vấn đề với Trung Quốc về
việc những cơ cấu điện tử đặt trên đất Tầu xâm nhập quá đáng vào hệ thống điện
tử của nhiều cơ sở kỹ nghệ và quốc phòng Hoa Kỳ.
Donilon nói, “cuộc xâm nhập điện tử của Trung Quốc đã quá đáng, đã vượt
trên mọi kỷ lục khiến Bạch Cung phải quan tâm; và cộng đồng thế giới không thể
nào chấp nhận để hành vi này tiếp diễn”. Ông yêu cầu Trung Quốc “tích cực điều
tra và dứt khoát chấm dứt tệ trạng này”.
Điều trần trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, ông giám đốc tình báo toàn
quốc James R. Clapper nói ông không tin là Nga và Trung Quốc dám quá đáng trong
hành động tấn công điện tử Hoa Kỳ, trừ phi họ lâm chiến với Hoa Kỳ, hoặc trong
một cuộc khủng hoảng lớn mà họ cho là quyền sống còn của họ bị đe
dọa.
Clapper không chỉ nói, mà ông viết thành văn những điều ông thuyết trình
tại Thượng Viện. Văn bản này khẳng định những cá nhân hoặc những nhóm hackers
chỉ xâm nhập được vào những hệ thống điện tử chểnh mảng, không có những biện
pháp an toàn tối thiểu, như hệ thống điện tử điều hành của các hãng phân phối
điện, mặc dù điện lực là một yếu tố tối quan trọng trong sinh hoạt quốc gia. Tuy
vậy, ông Clapper cho rằng khả năng phá hoại điện lực bằng computer tương đối giới hạn.
Những nhân vật được mời thuyết trình, ngoài Clapper, còn John Brennan,
Giám đốc CIA, Robert Mueller, Giám đốc FBI, Trung tướng Michael T. Flynn, Giám
đốc tình báo quân sự, Matthew Olsen, Giám đốc Trung Tâm Chống Khủng Bố, và
Philip Goldberg, Trưởng phòng tình báo và nghiên cứu tại Bộ Ngoại
Giao.
Quý vị này đồng ý đánh giá là khả năng tác hại của al-Qaeda đã giảm sút
nhiều, tuy nhiên chúng vẫn nhắm gây tổn thất vật chất và uy tín cho Hoa Kỳ, cuộc
tấn công tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi, Libya, là một điển hình.
Clapper nhận định là, mặc dù hung hãn nhưng khả năng của al-Qaeda không còn bao nhiêu, vì
nhiều lãnh tụ của chúng bị giết trong những cuộc truy kích
bằng drone.
Các viên chức cao cấp trong ngành tình báo nhận định là al-Qaeda không có
nhiều ảnh hưởng trong những cuộc cách mạng của quần chúng Ả Rập tại Ai Cập,
Yemen, và Libya. Ông Clapper e ngại tân chính phủ tại những quốc gia này còn quá
yếu, tạo thuận lợi cho những nhóm khủng bố lợi dụng.
Bà nghị sĩ Dianne Feinstein, Trưởng Ủy Ban Tình Báo, ca ngợi những cố
gắng chống khủng bố của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, điển hình là trong 10 năm
vừa rồi, họ đã giúp truy tố được 438 can phạm về tội khủng bố.
Trong một cuộc điều trần khác trước Ủy Ban Quân Sự Thượng Viện, Trung
tướng Keith Alexander, Chỉ huy trưởng Điện Tử Quân Sự, nhận định những cuộc tấn
công điện tử nhắm vào Hoa Kỳ mỗi ngày một gia tăng.
Ông nói, “Tình hình đang căng thẳng; chỉ riêng Wall Street đã bị tấn công
140 lần trong 6 tháng mới đây; tin tặc còn xâm nhập vào hệ thống điện tử của các
hãng nhiên liệu và khí đốt của Saudi Arabia, tiêu hủy dữ liệu trong 30,000
computers”.
Nhiều chuyên viên điện tử đoan quyết thủ phạm của cả 2 vụ tấn công này là
Iran.
Các giới chức quân sự ưu tư với vấn đề làm cách nào để bảo vệ Hoa Kỳ
chống xâm nhập và tấn công điện tử; và chừng nào một kế hoạch phòng thủ hữu hiệu
mới thành hình. Xâm nhập là chuyện đang xảy ra, một số dữ liệu bị đánh cắp,
nhưng tấn công thật sự và quy mô vẫn chỉ là ước đoán.
Clapper nêu lên góc cạnh cắt xén ngân sách trong đợt co cụm toàn diện của
Hoa Kỳ; ông nói ngân sách cho 16 cơ sở tình báo hiện là $75 tỉ; những cơ sở này
đối diện với những nhu cầu gia tăng bằng một ngân sách chỉ còn
90%.
“Chúng tôi
phải giảm nhân sự, cắt kỹ thuật, cắt cả những hoạt động phản tình báo, hậu quả
là tin tức giảm xuống, nguy cơ bị bất ngờ chiến lược tăng
lên”.
Những quốc gia có tiềm năng đe dọa Hoa Kỳ vẫn không thay đổi: Trung Quốc,
Iran, Bắc Hàn,... Clapper nói Iran đã đạt tới khả năng có thể chế tạo bom nguyên
tử nhưng họ không làm vì không có nhu cầu. Giới lãnh đạo Iran cho là sở hữu một
vài quả bom nguyên tử có hại nhiều hơn là có lợi cho họ.
Không bận tâm nhiều về Iran, mà Clapper cho là có những người lãnh đạo
tương đối trưởng thành, nhưng ông thấy Bắc Hàn đáng ngại hơn vì họ đã thành công
trong cuộc thí nghiệm nguyên tử lần thứ 3, trong lúc người lãnh đạo chính trị
của họ lại là một thanh niên còn rất trẻ và chưa có một kinh nghiệm chính trị
quốc tế nào cả.
Chiến tranh điện tử thật sự là gì?
Tầm quan trọng của loại chiến tranh này có bị thổi phồng quá đáng không? Ông
Richard A. Clarke, chuyên viên an ninh của chính phủ Hoa Kỳ, trong quyển Cyber
War, xuất bản tháng 5 năm 2010, định nghĩa Chiến Tranh Điện Tử là hành động xâm
nhập của một quốc gia vào hệ thống computers và mạng lưới của một quốc gia khác
với mục đích đánh cắp dữ liệu, hoặc phá hoại bằng cách tạo ngưng
trệ.
Tạp chí The Economist mô tả điện tử là “lãnh vực thứ 5 của chiến tranh”,
trong lúc phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông William J. Lynn, nhận định,
“trên bình diện lý thuyết, Ngũ Giác Đài chính thức công nhận địa hạt mạng, lưới,
là tô giới mới của chiến tranh; hình thức chiến tranh điện tử cũng quan trọng
không kém bộ chiến, hải chiến hay không chiến”.
Năm 2009, Tổng thống Obama tuyên bố hệ thống điện tử của Mỹ là một “tài
sản chiến lược quốc gia cần được bảo vệ”, tháng 5/2010 Ngũ Giác Đài thành lập
USCYBERCOM (U.S. Cyber Command-bộ Tư Lệnh Điện Tử”) đặt dưới quyền chỉ huy của
Trung tướng Keith B. Alexander. Trọng trách của Tướng Alexander là bảo vệ hệ
thống điện tử quân sự Hoa Kỳ, và tấn công hệ thống điện tử của các quốc gia thù
nghịch.
Liên Âu cũng có ENISA (European Network and Information Security Agency
-Sở An Ninh Mạng Lưới và Tin Tức Âu Châu), do giáo sư Udo Helmbrecht làm giám
đốc.
Tháng Hai 2010, lãnh tụ quốc hội Hoa Kỳ cảnh báo “hành động tấn công hệ
thống truyền tin và mạng lưới computer của Hoa Kỳ đang mỗi ngày một trầm trọng
hơn”, mọi sinh hoạt kinh tế, tài chánh, giáo dục, vận tải, y tế,... đều điều
khiển bằng computer, trong lúc việc bảo mật hệ thống computer lại không kiến
hiệu. Tổng thống Obama báo động hệ thống điện lực Hoa Kỳ bị các hacker xâm
nhập.
Tạp chí The Economist viết Trung Quốc toan tính sẽ thắng trong trận chiến
dữ liệu vào khoảng giữa thế kỷ 21. Mọi quốc gia đều tìm kiếm dữ liệu kinh tế, kỹ
nghệ, khoa học và quốc phòng của những nước khác, tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là quốc
gia có nhiều tài sản đáng giá nhất để đánh cắp, và kẻ cắp năng động nhất vẫn là
Trung Quốc.
Bị Hoa Kỳ tố cáo đích danh nhiều lần, mới đây Trung Quốc trả đòn: họ tố
cáo hãng Coca-Cola đánh cắp dữ liệu địa dư của Trung Quốc để thực hiện bất hợp
pháp những bản đồ của nhiều địa phương trong tỉnh Vân Nam.
Hãng Coca-Cola cần những bản đồ này để thiết kế hệ thống phân phối sản
phẩm của họ. Khách Trung Quốc thích Coke đến độ năm 2012 mức tiêu thụ gia tăng
4% và mức lời gia tăng 5%, tính thành tiền là 9 tỉ Mỹ kim.
Ông James Gosler, đặc trách an ninh mạng, báo động tình trạng Hoa Kỳ đang
trầm trọng thiếu chuyên viên được đào tạo để bảo vệ bí mật điện tử. Hệ thống
điện tử đa dạng và đang được tận dụng trong mọi sinh hoạt của Hoa Kỳ cần khoảng
30,000 chuyên viên bảo mật, nhưng con số chuyên viên hiện đang hành nghề chỉ có
1,000 người.
Tình hình báo động đỏ được giới hữu trách nghiêm chỉnh nói lên, nhưng khả
năng đào tạo chuyên viên của Hoa Kỳ lại cũng rất cao, chỉ cần các chính khách và
viên chức chẩn bệnh đúng đang có nguy cơ chiến tranh điện tử, là một năm sau,
Hoa Kỳ có đủ chuyên viên ngồi vào mỗi vị trí tác chiến.
Khả năng này đã được hùng hồn chứng minh trong Thế Chiến Thứ Nhì, khi các
hãng xe hơi Mỹ không làm xe sedan, xe station wagon nữa, để chuyển sang sản xuất
xe thiết giáp và quân xa.
Trung Quốc sẽ không thắng cuộc chiến tranh điện tử vào giữa thế kỷ này
như họ ước đoán, vì hàng chục năm trước năm 2050 - thời điểm “giữa thế kỷ” mà
Trung Quốc dự liệu sẽ thắng - Hoa Kỳ đã đoạt mất chiến thắng
này.
Nguyễn đạt
Thịnh
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment