Giới chức Trung Quốc bộc lộ tham vọng có được hệ thống định vị toàn cầu dẫn đầu thế giới vào năm 2020.
"Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có hệ thống định vị toàn cầu dẫn đầu
thế giới, hoạt động trên 100 thành phố, phục vụ 200 triệu người dùng
khắp cả nước",China Daily dẫn lời ông Cao Jianlin, thứ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc phát biểu mới đây. Ông Cao còn cho
rằng Bắc Đẩu sẽ có các tính năng vượt trội so với cả ba hệ thống hiện có
là GPS, Galileo và Glonass.
Hệ
thống Bắc Đẩu hiện có 16 vệ tinh định vị trải khắp khu vực châu Á -
Thái Bình Dương, và tiến tới sẽ có 30 vệ tinh để phủ sóng toàn cầu.
|
Hình minh họa một vệ tinh trong hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu của Trung Quốc. Ảnh:china.org.cn. |
Theo
đài phát thanh quốc gia Trung Quốc, một hải đội hải quân gần
đây tiến hành tuần tra và diễn tập đã sử dụng hệ thống định vị Bắc Đẩu.
Nhóm gồm ba tàu: khu trục tên lửa Thanh Đảo, tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài
và Diêm Thành hôm 1/2 đã tiến vào Biển Đông sau khi vượt eo biển Bashi.
"Bắc
Đẩu cung cấp định vị, an ninh và an toàn cho các hạm đội", Lei Xiwei,
giám đốc thông tin của hạm đội Hoa Bắc cho biết. Theo chỉ huy trưởng của
hệ thống định vị Bắc Đẩu, ông Li Changjiang, "hệ thống có thể cung cấp
tin tức tình báo có giá trị".
Sự
thành công của Bắc Đẩu có
đóng góp của công nghệ đồng hồ nguyên tử. Trong các hệ thống định vị,
đồng hồ nguyên tử là một công cụ rất quan trọng bởi độ chính xác và ổn
định.
Ông
Cao Hongjie, phó chủ tịch công ty Khoa học và Công nghệ Unistrong -
công ty tham gia các dịch vụ định vị toàn cầu, nhận xét: "Bắc Đẩu sẽ
được ứng dụng rộng rãi hơn GPS. Người sử dụng Bắc Đẩu sẽ dễ dàng xác
định vị trí hơn so với khi dùng hệ thống GPS. Chức năng này đặc biệt
thích hợp cho việc chăm sóc người già hay trẻ em bởi hợp phần của hệ
thống có thể được gắn trên xe đạp, phương tiện mà những người này hay sử
dụng".
Tuy
nhiên, ông Li Yi, một quan sát viên khoa học, cảnh báo rằng sự hỗ trợ
quá mức từ chính phủ có thể khiến Bắc Đẩu trở nên kém cạnh tranh hơn.
"Thị trường sẽ phán xét sự thành công của Bắc Đẩu", Li nói.
Cái giá "khủng khiếp" của phát triển, đô thị hóa ở TQ
Trung
Quốc sẽ chi 850 tỷ USD để cải tạo nguồn nước trong thập kỷ tới, nhưng
dù kinh phí lớn đến vậy cũng không thể đảo ngược thực trạng ô nhiễm.
Nguồn nước của Trung Quốc đã bị ô nhiễm nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ qua cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt.
Trung
Quốc hứa hẹn đầu tư 650 tỷ USD – số tiền tương đương gói kích cầu kinh
tế trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chỉ riêng phục vụ các dự
án cải tạo nước sạch cho vùng nông thôn trong giai đoạn 2011-2020. Hơn
nữa, nước này cũng bổ sung thêm ít nhất khoảng 200 tỷ USD dành cho một
loạt các dự án làm sạch nước trên toàn quốc.
Việc
bơm tiền để làm sạch nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với các dòng
sông, hồ trên khắp Trung Quốc đang ngày càng ô nhiễm với loại tảo nở hoa
gây ra bởi lượng phân bón chảy, tràn hóa chất và nước thải chưa qua xử
lý.
|
Cá chết do nước hồ bị ô nhiễm nặng.
|
Tuy
nhiên, theo số liệu vào năm 1995-2010, Bắc Kinh đã chi 112 tỷ USD vào
việc xây dựng các cơ sở hạ tầng xử lý nước, song phần lớn lượng nước của
Trung Quốc vẫn bị ô nhiễm. Bộ Môi
trường Trung Quốc cho biết, 43% trong tổng số những địa điểm được giám
sát trong nước năm 2011 thậm chí đã ô nhiễm tới mức gây hại cho người
tiếp xúc trực tiếp.
Zhou
Lei, giáo sư tại Đại học Nam Kinh cho biết: "Lý do tại sao Trung Quốc
chưa thể cải thiện được nguồn nước dù đã chi ra rất nhiều tiền cho việc
xử lý ô nhiễm là bởi vì họ đã theo đuổi mô hình đô thị hóa sai lầm”.
Những
tham vọng kinh tế đang làm hạn chế môi trường, chẳng hạn như Bắc Kinh
phấn đấu tăng trưởng kinh tế trong 3 thập kỷ qua và ước tính thiếu hụt
nguồn cung cấp nước hàng năm là 50 tỷ m3 cần thiết cho nhu cầu năng
lượng và nông nghiệp ngày càng tăng.
Trong
khi đó, chính phủ lại phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng của việc
giải quyết các tác động môi trường do việc tăng
trưởng quá nhanh. Đồng thời Trung Quốc cũng đang phải giải quyết vấn đề ô
nhiễm không khí lan rộng bao phủ nhiều thành phố phía Bắc trong tháng
Giêng vừa qua.
Việc
chi những khoản tiền khổng lồ cho việc điều trị, hơn là phòng ngừa, vẫn
chưa phải là giải pháp thích hợp cho tình trạng ô nhiễm nặng nề hiện
nay, ông Zhou cho hay.
Trung Quốc tính cấm thịt nướng
Trung
Quốc đang cân nhắc đưa ra lệnh cấm đối với đồ nướng nhằm giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng, khiến dư luận nước này lập tức
phản ứng mạnh mẽ.
|
Một hàng bán thịt xiên nướng trên phố Trung Quốc. Ảnh: buzzhome |
Xinhua đưa
tin cơ quan giám sát môi trường Trung Quốc vừa công bố dự thảo hướng
dẫn các thành phố lớn trong cả nước thông qua quy định cấm "các hoạt
động liên quan đến đồ nướng".
Dự thảo trên được đưa ra sau khi tình trạng ô nhiễm ở Bắc Kinh và các vùng miền bắc Trung
Quốc đạt đến cấp độ nghiêm trọng, gây lo ngại về sức khỏe và làn sóng giận dữ từ người dân.
Nguyên
nhân ô nhiễm ở Bắc Kinh được cho là do khí thải từ các nhà máy điện
hoạt động bằng than và khói thải từ các phương tiện giao thông, khiến
chính quyền thành phố phải ra lệnh đóng cửa khẩn cấp các nhà máy này.
Tuy
nhiên, trong dự thảo hướng dẫn công bố đầu tháng này, Bộ Môi trường
Trung Quốc cũng cho rằng các hình thức nướng thực phẩm là một phần
nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Tài liệu dẫn
lời một quan chức giấu tên kêu gọi người dân không nướng thực phẩm ngoài
trời như một cách sống thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, dự thảo trên lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận Trung Quốc.
Trong
khi nhiều người mệt mỏi vì phải đeo mặt nạ liên tục khi ra đường hoặc
phải ngồi lì trong nhà suốt những ngày không khí bị bao phủ bởi một màn
khói mù dày đặc, những người yêu mến ẩm thực ở Trung Quốc cho rằng cấm
bán các loại đồ nướng trên đường phố là biện pháp đã đi
quá xa.
"Thật là nực cười. Tiếp theo sẽ là gì đây? Cấm cả đồ rán à?", một người viết trên mạng xã hội Sina Weibo.
"Tỷ lệ ô nhiễm từ các lò nướng thịt là bao nhiêu? Tôi tự hỏi khi nào thì chính phủ bắt đầu cấm xì hơi"?, một người khác viết.
Thịt nướng là món ăn rất được ưa thích ở Trung Quốc, đặc biệt là thịt cừu xiên nướng, một đặc sản của vùng Tân Cương phía tây
bắc.
Cuối
tuần trước, khói mù độc hại bao phủ thủ đô Bắc Kinh và nhiều thành phố
tại Trung Quốc cũng khiến giao thông đường bộ gián đoạn và nhiều chuyến
bay bị hủy.
Người Trung Quốc "CÓP" kiến trúc phương Tây
Nhiều
người sẵn sàng bỏ ra số tiền tiết kiệm trong nhiều năm để tậu ngôi nhà
kiến trúc kiểu Tudor (Anh) hay bản sao của thành phố Venice ở Italy nhằm
thể hiện sự giàu có, sang trọng như tầng lớp thượng lưu.
'
Tạm quên những giỏ xách nhái hiệu Louis Vuitton, giờ đây Trung Quốc đã và đang xây dựng đại trà các bản sao kiến trúc vĩ
đại nhất phương Tây, từ khu di sản văn hóa do UNESCO công nhận cho đến tòa nhà chọc trời ở Manhattan.
|
"Paris phương Đông" trên sông Dương Tử Ở
vùng ngoại Hàng Châu, kiểu kiến trúc tuyệt vời của thành phố Paris,
Pháp đã được tái tạo trong khu phát triển nhà ở, mang tên Tianducheng,
cùng với các nhà thờ, lâu đài và xe ngựa. Một bản sao tháp Eiffel, cao
108 mét trên đại lộ Champs Elysées được đặt trong khu Tianducheng. Cách
đó không xa
là một mô phỏng khác giống mô hình đấu trường Nîmes và vườn hoa được
trang trí theo kiểu cung điện Versailles. |
|
Venice - Thành phố trên nướcNhu
cầu xây dựng nhái theo các thành phố giống chất phương Tây đang lan
nhanh ở Trung Quốc. Họ sẵn sàng bỏ ra số tiền tiết kiệm của mình để sống
trong ngôi nhà mang kiến trúc kiểu Tudor hay một bản sao của thành phố
Venice ở Italy (thành phố Hàng Châu được xem là thành phố Venice ở Trung
Quốc). Một cư dân ở khu vila Blue Cambridge tại Thượng Hải tỏ ra tự hào khi cô sở hữu ngôi nhà mang phong cách phương Tây, đại diện
cho sự giàu có, sang trọng và ở một tầng lớp cao cấp hơn. |
|
Thị trấn Thames ở Thượng Hải Dù
nhận được không ít lời chỉ trích, các nhà khởi xướng ra mô hình sao
chép hàng loạt như trên vẫn đảm bảo đầy đủ chi tiết như bản gốc tại
phương Tây, từ việc mô phỏng các nguyên tắc quy hoạch đô thị của châu Âu
cho đến việc đặt tên đường đằng sau những danh lam thắng cảnh. Không
hề bỏ sót một chi tiết nào: thị trấn Thames ở Thượng Hải cũng có nhân
viên bảo vệ mặc quần áo y như đội tuần tra ngay cung điện Buckingham,
Anh. Dọc bên đường là
những quán rượu, cà phê và bức tượng của các nhân vật nổi tiếng ở Anh. |
|
Quảng trường Piazza San Marco, phong cách Hàng Châu Piazza
San Marco ở thành phố kênh đào Hàng Châu quá tươi mới, không có dấu
hiệu của nét cổ xưa như từng thấy ở thành phố Venice ở Italy. Thành
phố kênh đào ở Hàng Châu trông giống Venice, nhưng một phần các nhà phố
nơi đây lại lớn hơn nhiều và những lớp đá giữ bờ đất lớn hơn so với các
kênh đào ở Italy. |
|
Phong cách Bắc Âu ở Thượng Hải Luodian
Town là một thị trấn mang dáng dấp kiểu Bắc Âu ở Thượng Hải. Thị trấn
này vẫn im ắng, không một bóng người ngay cả khi việc xây dựng ở đây đã
hoàn tất. Luodian Town được xây dựng tại một khu có cơ sở hạ tầng
giao thông kém. Kết quả là dự án này không hấp dẫn giới doanh nhân cũng
như cư dân. Tuy được cho là thị trấn “ma” vì không có dân cư, nhưng cũng
không có gì ngạc nhiên khi các căn hộ ở đây đều được bán hết. Nguyên
nhân là giới đầu cơ bất động sản cho rằng nhu cầu cần nhà sẽ tăng vọt
sớm.
ữa
hai nước tăng mạnh vì vụ tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông, truyền thông
Nhật Bản nói rằng chính phủ mới ở Tokyo muốn mua các máy bay không người
lái thuộc loại tiên tiến của
Mỹ.
Tuy
cả hai nước đều tuyên bố máy bay không người lái của họ sẽ được dùng để
trinh sát, các chuyên gia cảnh báo rằng việc gắn thêm vũ khí vào máy
bay là một việc dễ dàng và không thể loại trừ khả năng xảy ra những vụ
đụng độ giữa các máy bay
|
Triều Tiên tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân
Triều
Tiên tuyên bố vụ thử hạt nhân lần thứ ba vừa qua đã buộc cộng đồng quốc
tế phải công nhận nước này là "quốc gia sở hữu tên lửa chiến lược và vũ
khí hạt
nhân".
Hãng
thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Quân ủy Trung ương của
đảng Lao động Triều Tiên và Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên nêu rõ: "Vụ thử
hạt nhân dưới lòng đất ngày 12/2 là một chiến thắng chính trị và quân
sự vĩ đại vì nó khiến cộng đồng quốc tế tự tin công nhận vị thế (của
Triều Tiên) là một nước sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa chiến lược."
Thông điệp khẳng định vụ thử này "đã đem đến sự thay đổi cơ bản trong cấu trúc chính trị thế giới và cán cân lực lượng."
|
Tường thuật về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trên truyền hình Hàn Quốc. Ảnh: Xinhua |
Thông
điệp trên cũng cho biết vụ thử hạt nhân đã giáng "những đòn mãnh liệt
vào đế quốc Mỹ, phản động Nhật Bản và bè lũ bù nhìn Hàn Quốc với ánh mắt
căm thù" đang muốn ép Triều Tiên giải trừ vũ khí và lật đổ chế độ nước
này.
Tuyên bố cũng được đưa ra trong bối cảnh
Hội đồng Bảo an LHQ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn
đối với Bình Nhưỡng nhằm trừng phạt việc Triều Tiên phớt lờ những nghị
quyết trước đây sau hai vụ thử hạt nhân vào các năm 2006 và 2009.
Kim Jong-un thị sát quân đội
Những bức ảnh không rõ ngày chụp được hãng thông tấn Triều
Tiên KCNA đăng tải hôm qua cho thấy nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đến thị sát tại đơn vị quân đội 323 ở Bình Nhưỡng.
|
Ông
Kim Jong-un là người đứng đầu chính quyền Triều Tiên, đồng thời cũng là
Tư lệnh tối cao của quân đội Nhân dân Triều Tiên và chủ tịch Ủy ban
Quốc phòng
Quốc gia. |
|
Sau khi lên kế nhiệm cha vào cuối năm 2011, Kim Jong-un vẫn duy trì chính sách "tiên quân", tập trung đầu tư cho quân đội. |
|
Jong-un cũng thường xuyên có những chuyến thị sát đến các đơn vị pháo binh, sư đoàn tăng, hải quân... trong năm 2012. |
|
Nhà
lãnh đạo xem xét các tài liệu và cơ sở vật chất, trang thiết bị quân sự
của đơn vị 323. Ông cũng trao tặng các ống nhòm, súng trường và súng
máy cho đơn vị. |
|
Ông
cũng tham quan nhiều cơ sở khác nhau của đơn vị như hội trường, thư
viện, phòng học, phòng rèn luyện thể lực và phòng giáo dục. |
|
Trong chuyến thị sát này, nhà lãnh đạo cũng tham quan khu vực hậu cần của đơn vị 323. |
|
Nhà lãnh đạo trực tiếp xem xét các loại lương thực, thực phẩm phục vụ cho các binh sĩ. |
|
Bất
chấp sự lên án mạnh mẽ của quốc tế sau vụ thử hạt
nhân lần thứ ba hôm 12/2, Triều Tiên vẫn giữ giọng điệu cứng rắn và còn
cảnh báo sẽ tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt hơn để đáp trả lại
"chính sách thù địch của Mỹ". |
|
Jong-un chụp ảnh lưu niệm với toàn thể binh sĩ đơn vị 323. Theo các báo cáo năm 2010, lực lượng
vũ trang của Triều Tiên có hơn 1,1 triệu binh sĩ chủ lực, xếp thứ 4 thế giới và 8,2 triệu binh sĩ dự bị, đứng hàng đầu thế giới
-un thị sát quân đội
Những bức ảnh không rõ ngày chụp được hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đăng tải hôm qua cho thấy nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đến thị sát tại đơn vị quân đội 323 ở Bình Nhưỡng.
|
0 comments:
Post a Comment