Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 24 March 2022

UKraine : Chiến tranh và Tôn giáo

 Trận chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine gây chết chóc và tàn phá cho dân Ukraine, hy sinh của binh sĩ cả hai bên (tướng và quân tử trận..) đã sang đến tuần thứ Tư, rất nhiều bài báo thế giới đưa những tin về hành quân, súng đạn.. tuyên bố và khen chê Báo Việt (trong nước) bênh Nga, báo bên ngoài ủng hộ Ukraine.. Người Việt hải ngoại, cộng đồng tị nạn lên án Putin..(?) nhưng hình như các Phương tiện truyền thông cố tình quên một yếu tố quan trọng nhưng khá nhạy cảm.. là tôn giáo ?

  • Ngày 6 tháng Ba, 2022  : Thượng phụ Chính thống Nga  (Russian Orthodox Patriarch) Kirill , trong bài giảng khởi đầu Mùa Chay theo lịch Chính Thống, thay vì giảng về các tín điều, Ông đã tuyên bố : “ the Ukraine war.. a struggle for ‘eternal salvation’ for ethnic Russians “!(theo Ông thì chiến tranh Ukraine là cuộc chiến đấu cho sự cứu rỗi vĩnh cửu, cho dân tộc Nga)?

 Lời rao giảng này đã gây bất ngờ cho các Vị Lãnh đạo Tôn giáo toàn cầu !

  • Vấn đề tôn giáo Nga- Ukraine :

(TMQ là một tín đồ Công giáo La Mã =Roman Catholic, không hiểu biết nhiều về Orthodox, xin ghi lại những thông tin tôn giáo theo sách vở trích dẫn; các sai sót xin quý vị thứ lỗi); những nhận định ‘trúng-sai’ là của tác giả các bài báo trích dẫn)

  • Sách Religions (Philip Wilkinson) :

  Christianity (Kitô giáo), từ khi thành lập (năm 34)  bao gồm hai giáo hội : Giáo hội  khởi đầu có Trung tâm tại Rome , tên cho đến nay là Roman Catholic Church; Christianity được truyền bá sang phương Đông, có các trung tâm quan trọng như Constantinople (Istanbul. Thổ). Năm 1054 : Christianity do những khác biệt về tín điều, đã tách thành hai nhánh : phương Đông tách khỏi Rome. Roman Catholic tại Phương Tây và Trung Âu; Phương Đông  , Orthodox Church tại vùng phía Đông Âu châu bao gồm Hy lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga..Số giáo dân theo Orthodox (toàn thế giới) 230 đến 250 triệu)

  • Eastern Orthodox  (tóm lược)

Các giáo hội Eastern Orthodox phía Đông Âu châu và Tây Á , vươn lên từ sự phân chia giữa Giáo hội Công giáo Phương Tây  và các Giáo hội thuộc Đế quốc Byzantine vào năm 1034, Sự phân chia này xảy ra do sự khác biệt về một số tín điều mà các Vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Rome và Constantinople không thể đồng thuận  (xin đọc rõ hơn trên Wikipedia)

East Orthodoxy có nhiều cơ cấu điều hành tự-trị gọi là patriarchates  (tòa Thượng phụ), đứng đầu bởi các patriarch. Các giáo hội East Orthodox đã có truyền thống lịch sử là được tổ chức theo ‘quốc gia’ (lãnh thổ); Các thượng phụ có quyền tự trị tuy vẫn có  liên hệ với nhau do tín ngưỡng,

  • Giáo hội Chính thống Nga , Russian Orthodox Church =ROC hay Moscow Patriarchate, đòi quyền điều hành tuyệt đối (exclusive jurisdiction) trên tất cả các tín đồ Kitô thuộc Eastern Orthodox, cư ngụ trong Lãnh thổ Liên bang Nga (cũ), (ngoại trừ Georgia).có khoảng 110 triệu giáo dân  (50 % giáo dân orthodox trên thế giới), Khoảng 30% các giáo xứ theo ROC hiện trong lãnh thổ Ukraine.

     (Tổng)Thượng phụ hiện tại của ROC là Kirill I (tên tục là Vladimir Mikhailovich Gundynaev), được bầu chọn năm 2009, và là Thượng phụ điều hành ROC, do một công đồng bầu chọn từ sau ngày Liên bang Nga tan rã..

                                                     (Thánh giá biểu tượng của ROC)

  • Năm 2019, một nhóm các giáo hội thuộc Ukrainian Orthodox Church tách khỏi ROC. gây ra một sự ly khai quan trọng trong Tổ chức Eastern Orthodox.

Tổng Thượng phụ Bartholomew , hiệu tòa Constantinople, thường được xem là Vị Giáo Chủ cao nhất của Eastern Orthodox (tượng tự Giáo Hoàng Francis của Roman Catholic), năm 2019, trao cho Ukrainian Church một khăn tomos, khăn thánh, trao quyền tự trị (autocephaly) cho Ukraine Church tách khỏi quyền điều hành của ROC (lần đầu tiên từ 1686)

    ROC phản ứng bằng cắt liên hệ với Constantinople.

              Biểu tượng của Ukrainian Orthodox Church tự trị   

  • Từ ly khai của các giáo hội..đến chiến tranh ?

   Nhìn từ khởi thủy, Nga và Ukraine đều là hai quốc gia có đa số (hầu như tuyệt đối) dân theo đạo Easter Orthodox.

   Dân số Ukraine : 45 triệu, có 85% là Kitô hữu (Christian) , trong đó 69% christian theo Orthodox (khoảng 30 triệu tín đồ)

   Giáo hội Ukraine chia thành 2 hệ phái  Orthodox chính :

  • Giáo hội Orthodox Church of Ukraine (OCU) , tự  tách biệt hẳn khỏi ROC từ năm 1990 Giáo hội này được Constantinople công nhận quyền tự trị từ 2009 (xem trên), Sự công nhận ‘thật nhanh’ (chỉ từ 1990 đến 2009) đã gây nhiều xáo trộn ‘chính trị pha lẫn tôn giáo’, và được xem là bị ‘đẩy’ nhanh hơn khi Nga xâm lấn và sáp nhập Crimea vào năm 2004. : OCU có khoảng 15 triệu tín đồ.
  • Giáo hội Ukrainian Orthodox Church- Moscow Patriarchate (OUC-M) vẫn trung thành với Moscow, trước đây  có số tín đồ đông nhất tại Ukraine, nay còn khoảng 8 triệu tín đồ.

   Sau ngày Putin khởi động cuộc xâm lăng (mà ông cho là ‘Thánh chiến’ bảo vệ giá trị tâm linh của Giáo hội Orthodox, các Vị lãnh  đạo  của cả hai hệ phái trên đều không đồng ý và ra các  tuyên cáo :

  • Vị đứng đầu OCU, Metropolitan Epiphany, đặt tại Kiev “ Chúng ta cầu nguyện, nhờ Tình thương của Thiên Chúa, vì Ukraine và vì các quốc gia láng giềng , chúng ta chiến đấu chống kẻ Ác (evil =ma quỷ) và chúng ra sẽ chiến thắng”

(xem Nga như quân xâm lược)

  • Vị đứng đầu OUC-M (hệ phái theo giáo quyền Moscow) Metropolitan Onufry kêu gọi  “Hãy quên đi mọi tranh chấp, và hiểu nhầm .. chúng ta đoàn kết , cùng Tình thương của Thiên Chúa cùng nhau bảo vệ Tổ quốc Ukraine” (nhưng tránh không lên án  trực tiếp Putin)

   Lời kêu gọi của hai Vị Lãnh đạo Orthodox tại Ukraine chưa đủ ‘tác động’ để giải tỏa các xung khắc tư tưởng của người Orthodox tại Ukraine !

  • Vai trò của Orthodox trong Ukrainian identity : Căn cước Ukraine (ID)

  (Dựa theo Analysis and Commentary của Houston& Mandaville, US Institute of Peace March, 17, 22)

       Xin dùng chữ căn cước=identity, theo định nghĩa xã hội học : “qualities, beliefs. personality traits, appearance, and/or expressions that characterize a person and group

Về chủng tộc còn có các từ : collective identity..

   TT Putin trong bài diễn văn ‘giải thích’ hành động của Ông tại Ukraine , đã nhắc về vai trò của tôn giáo trong cuộc chiến quanh vấn đề “Identity của Quốc gia Ukraine”.    Quan điểm chủ quan của Putin : “Ukraine is an inalienable part of our own history, culture and spiritual space “.(Feb 21, 2022)

  Quan điểm này , có nhiều vấn đề cần đặt ra, dựa trên cách giải thích thông thường về lịch sử của Orthodox Christianity tại Nga ? : “ Hai dân tộc Nga và Ukraine là một (?), gốc từ một Vương quốc Ki-tô giáo, xuất hiện vào Thế kỷ thứ 10. Theo sử gia của cả hai dân tộc thì Vua Volodymyr I (Vladimyr), tại Kiev. chấp nhận Niềm Tin KItô năm 988 , chịu rửa tội tại Crimea,  đã tạo thành một Vương quốc ‘ngoan đạo’ = devout, nhận Orthodox là quốc giáo… Vương quốc này đã khai sinh ra hai nước Nga và Ukraine.” 

   Sự kiện nêu ra không thể phủ nhận. và Thượng Phụ Kirill (ROC) còn đi xa hơn : “Dân Nga và Ukraine cùng được rửa tội chung từ Giếng rửa Kiev” (để giải thích về tôn giáo thì hai dân tộc là một ?) [ Kyrill đang là một cố vấn thân cận của Putin]

   Nhưng quan điểm trên đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng về ID của người Ukraine từ hàng chục thế kỷ gần đây  là Tinh thần độc lập dân tộc..và cũng quên cả vấn đề ‘địa lý tôn giáo’ tại Ukraine : Gần 80% dân Ukraine tuyên xưng Đức tin Orthodox , còn khoảng 10 % theo các tôn giáo khác gồm Greek Catholic, Islam.. và một số người Do thái..(TT hiện tại của Ukraine , Volodymyr Zelenskyy là một tín đồ Do thái giáo)

   Khi Constatinople bị sụp đổ, chinh phục bởi Đế Quốc Ottoman vào thế kỷ 15, ROC tự nhận là Kẻ thừa kế duy nhất và thật sự của Giáo hội Kitô và sáp nhập tất cả các giáo xứ Orthodox tại Ukraine vào Hệ thống giáo quyền ROC, tại Moscow.

  Trong nhiều thế kỷ tiếp theo , Ukraine thành một nơi tranh chấp về Giáo Quyền  Orthodox bị áp đặt từ Moscow ! Sự tan rã của Liên bang Soviet, và Ukraine tuyên bố độc lập.. Các kêu gọi về việc cần có một Giáo hội Orthodox Ukraine độc lập với Giáo quyền Moscow đã được đặt ra ..tuy chưa được chú ý (trong giai đoạn này)

  Năm 2014 : tại Eromaidan Revolution (Kiev). Patriarch Filaret của Kiev đã thỉnh nguyện với Russian Orthodox Church xin quyền tự chủ (autocephaly) và bị từ chối.

  Ông Filaret phản ứng bằng tự lập ra một Hệ phái riêng, tách khỏi Giáo quyền Moscow và mời gọi các giáo xứ Orthodox tại Ukraine gia nhập Hệ phái của Ông. Moscow trả lời bằng khai trừ (danh từ tôn giáo là excommunication) nhóm của Ông Filaret và cho lập ra một hệ phái mới trung thành với Moscow, đặt tại vùng phía Đông của Kharkiv.

   Đến 2018, TT Ukraine lúc này Petro Poroshenko đã chú ý đến tính cách chính trị của sự rạn nứt trong Ukrainian Orthodox Church. Ông giúp tạo và ủng hộ cho một đơn thỉnh nguyện gửi đến Thượng phụ Tối cao Eastern Orthodox : Ecumenical Patriarch Bartholomew I tại Constantinople : Sự kiện này gây khởi động lại vấn đề tranh chấp giáo quyền lãnh đạo toàn thể Eastern Orthodox, từ hàng trăm năm giữa Moscow và Constantinople. Khi Constantinople suy yếu , Công đồng Ecumenical Patriarch năm 1686 đã trao quyền cho Patriarch of Moscow phong chức Tổng Giám mục ( lãnh đạo cao nhất ) của Giáo hội Kiev..Quyền này theo Moscow là.. vĩnh viễn, nhưng vối Constantinople thì chỉ là tạm quyền và theo diễn biến thời gian thì đã hết hiệu lực.

   Patriarch Bartholomew chấp thuận quyền tự trị autocephaly của Ukraine và cho phép lập Orthodox Church of Ukraine, độc lập.  Patriarch Moscow cắt mọi liên hệ tôn giáo với Constantinople.

   Các tranh chấp nội bộ của Orthodox tại Ukraine hầu như không ảnh hưởng nhiều đến giáo dân, và họ cũng không quan tâm mình thuộc hệ phái nào ?

    Các lý do ‘tiềm ẩn’ này có thể đã làm cho ROC tán thành cuộc xâm lăng của Putin vào Ukraine, không chỉ là do các tham vọng chính trị geo-politics , mà còn kèm theo thông điệp ‘thánh chiến”,  dự định tái lập Giáo quyền Orthodox Moscow trên toàn Ukraine nếu Nga.. chiến thắng !

   Tham vọng của Russian Orthodox Moscow đã khiến họ đang bị cô lập và chống đối, những hệ phái thuộc giáo quyền của Moscow hiện theo nhau.. rút khỏi Giáo hội ‘xâm lược’ này. Đem ‘bom đạn’ đi áp đặt giáo quyền.. ?

   Cần nhắc lại : Putin đã dùng liên hệ lịch sử thời Vladimir để chứng minh cho việc xâm lăng và sáp nhập Crimea năm 2014 với chiêu bài ‘Crimea là thánh địa của Nga’ !

                                                                                   Trần Minh Quân

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.