Đất nước Ứng-Khắc-Lợi (Ukraine) có dòng lịch sử cũng không kém màu u uất.
Cũng
trải qua cuộc loạn sứ quân và bị tàn phá của ngoại bang thời đế chế
Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) dưới trướng lệnh của Mông Kha Đại Hãn
(Möngke Khan, người Việt khi xưa vẫn gọi triều đại giặc Nguyên là quân
Mông Kha. Lấy từ tước vị cao nhất của người Mông cổ thời ấy: “Hãn” hay
“Đại Hãn” ví như Quân Vương)
Truyền sử nhân gian vẫn thường lên án những kẻ đi xâm lượt là hung bạo, tàn ác và điều đó chắc hẳn không sai. Kha Hãn đã tàn phá các chứng tích lịch sử của người Nga-Củng-Lợi (tên nước Rus Kiev gọi vào thế kỷ thứ 9 của Ukraine ngày nay) và phần lớn lãnh thổ Hung Gia Lợi (Hungaria) năm 1236-1242 khi mở cuộc tây chinh, chiếm địa các nước phía đông Âu Châu.
Hầu hết những người Nga-Củng-Lợi bỏ nơi sinh sống cũ di dân
về phương bắc và dựng nên quốc gia riêng với tên Nga-La-Tư (Russia) còn
người Ukraine trên đất nước ngày nay bị nhiều ngoại bang và cả lân bang
xâm lược đô hộ xuyên suốt gần 800 năm
*Mông Cổ (Mongolia) ngự trị 1240-1343; 103 năm
*Tiếp
theo sau là các cuộc đô hộ của Ba-Lan (Poland) Litva (Lithuania ngày
nay); Đế chế Áo (Austria); Hung Gia Lợi (Hungaria); Đế chế Ottaman
(Turkey- Thổ Nhĩ Kỳ); và Sa Hoàng (Nga La Tư- Russia) kéo dài đến hơn
600 năm
*Liên Xô 1917-1991; 74 năm.
Khát vọng độc lập của người dân Ứng Khắc Lợi là điều không
thể phủ nhận được. Nhìn lại lịch sử đất nước Việt Nam cũng trải bao đời
nô lệ và luôn canh cánh giặc phương bắc xâm lược, như hình trạng Nga
đang xâm lược Ukriane hôm nay.
Con đường cho
Ứng-Khắc-Lợi chọn lựa trước tình thế nầy là Quyết tử hay Hữu hảo. Khi
Nga cho rằng Ukraine phản bội và đi theo con đường thù địch do các đồng
minh phương tây hoạch định.
# ĐƯỢC/MẤT
Có hai lựa chọn cho Ứng-Khắc-Lợi: Được hay Mất; riêng Nga thì đã chọn cách chơi: Bạn và Thù như thế nào rồi
Vậy
họ chọn cách đối đầu bằng Chiến tranh, cho dù sự “Tổn Thất” có nặng nề
cho cả hai đất nước, trước khi ngồi lại thương thuyết, sẽ được gì và mất
gì chuyện đó còn phải xem sự cơ trời đã an bài ra sao!
Đất nước Nga, người dân của họ không chọn con đường chiến tranh, và hẳn nhiên người dân Ứng-Khắc-Lợi cũng thế.
Vậy
tại sao Tổng thống V. Putin lại mở kho vũ khí để tiến hành “chiến dịch
quân sự đặc biệt- Special Military Operation” tấn công xâm lược vào một
quốc gia có chủ quyền độc lập được hội đồng Liên Hiệp Quốc thừa nhận từ
năm 1991?
Ứng-Khắc-Lợi vì sao lại kiên quyết chống lại các đòi hỏi của Putin-Nga để chấp nhận một giải pháp quân sự, trước khi cân nhắc những tổn thất và tồn vong chủ quyền của đất nước như chiến sự đã từng diễn ra trong quá khứ từ đệ nhất, đệ nhị và gần hơn là năm 2014 đã mất quyền kiểm soát bán đảo Crimea (Krym).
Ứng-Khắc-Lợi là một quốc gia từng thừa hưởng sự thịnh vượng
và phát triển gấp nhiều lần hơn so với các nước thuộc Liên Xô cũ như
Látvia, Lithuania, Estonia, Belarus.
Đồng thời cũng
là quốc gia chịu thiệt thòi nặng nề nhứt bởi hiểm họa nguyên tử phóng xạ
trong vụ nổ nhà máy năng lượng điện nguyên tử ở Chernobyl vào năm 1986 ở
tỉnh Pripyat.
Những tổn thất nhân mạng (chỉ riêng Ukraine ~2.4 triệu người)
và mầu mỡ đất đai (hơn 1 triệu mẫu đất bị hoang phí) cho đến nay vẫn
còn là vấn đề chưa thật sự phơi bày hết tất cả và tính khôi phục của nó
vẫn là dưới âm.
Bạch Nga (Belarus) chịu ảnh hưởng gần 60% bởi phóng xạ và Ứng-Khắc-Lợi bị thiệt hại bởi chất phóng xạ chưa tan hết.
Nguyên
nhân nào khiến cho Bạch Nga im lặng trước những lời dằn mặt dùng vũ khí
Nguyên tử hoặc Hóa học của Nga để trấn áp cuộc chiến “điên rồ” mà Putin
tiến hành.
Thảm họa năm đó làm tiêu hao nguồn năng lực hùng mạnh kinh tế
của Liên bang Soviet, chi tiêu khắc phục hậu quả từ y-tế, đến môi
trường đã ô nhiễm phóng xạ dẫm thâm thủng ngân sách quân sự và cũng là
nguyên nhân Nga cần phá bỏ những hiềm khích lạnh lùng chạy đua vũ trang
giữa Nga và các quốc gia phương tây, đặc biệt là Hoa-Kỳ. Bằng chính sách
“Xét lại” (Glassnost) của Liên Xô dưới thời Mikhail Gorbachyov, trọng
điểm là chấm dứt các ngân sách hỗ trợ quốc phòng của các quốc gia đông
Âu và chính sự kiện ấy dẫn đến sụp đổ bức tường Bá Linh (Berlin) và cả
khối xã hội chủ nghĩa 1989.
Cả Nga và Trung Cộng
thời điểm ấy còn những quốc gia đang phát triển yếu, lần lượt được quốc
tế khối tự do hỗ trợ khắc phục kinh tế trong đó có cả sự tiếp ứng bởi
Ngân Hàng Thế Giới (W.B.G- World Bank Group); Hiệp Thương Thế Giới
(W.T.O- World Trade Organization) đồng thời được chính thức gia nhập vào
hai tổ chức trên và nhờ đó phát triển phục hồi nhanh chóng (Nga
2012/Trung cộng 2001).
Trở lại vấn đề, Nga cáo buộc và bất khả như ý phải dùng đến
giải pháp “đánh phủ đầu” hành động “phản bội” của Ukraine, một cựu thuộc
địa từ thời Sa Hoàng.
Khi Ukraine không rút lại quyết định của mình gia nhập Liên Minh Âu Châu.
Trong
khi đó những nước cựu Soviet như Latvia, Estonia, Lithuania đã là thành
viên của EU và NATO mà không bị sự đối kháng nào từ Nga (?)
♤ 2008 Nga mở cuộc chiến đánh chiếm một vùng lãnh thổ của Georgia sau khi đất nước nầy rút khỏi Liên Minh An Ninh Chung (CSTO),
Kết
quả sau chiến tranh, Georgia mất trắng hai phần tỉnh trọng yếu: tỉnh
duyên hải Abkhazia tiếp giáp biển Đen và tỉnh giáp biên nam Ossetia.
♤ 2014
đánh chiếm Crimea (Krym) thiết lập nhà nước bù nhìn “tự trị” thuộc Nga.
Và ngày nay là các tỉnh vùng duyên hải và giáp giới phía đông bắc và
đông nam Ukraine.
Nước Nga “Vladimir” trong nổ lực tham vọng bành trướng hay
phục hồi thế lực đại đế, muốn thu phục lại những phần đất có được của
thời trung cổ. Tổng thống Nga- V. Putin đang tái phối trí vùng trái độn,
theo kiểu “Nội Mông” (Trung Cộng-Mông Cổ); Kashmia (India-Pakistan) cao
hơn nữa là vùng “cộng hòa tự trị” như đã làm ở Crimea.
Và, lần lược sẽ ra đời: Cộng hòa Donestk (Biển đen) như vậy thì Ứng-Khắc-Lợi sẽ mất hẳn vị trí chiến lược trong vùng Hắc Hải.
Xem ra, Nga đang có nhiều lợi thế đạt tham vọng “đàm phán” với phương tây với nổ lực phá vỡ sự kiềm hãm vây bủa của NATO, trước những “đắn đo” một cuộc thế chiến nguyên tử lực bùng nổ, con bài chủ thử lửa của Nga mà phương tây, kể cả Hoa Kỳ đều lo ngại.
# BẠN/THÙ
Vây quanh nước Nga, từ bắc Âu các nước như Thụy Điển
(Sweden), Phần Lan (Finland), Đan Mạch (Danmark) đều là những nước thuộc
khối trung lập. Ảnh hưởng không đáng ngại cho Nga và cũng rất khó nuốt.
Các
nước phía nam trong khối nam Trung Á (cựu bang Soviet) như Kazakhstan,
Uzberkistan, Azebaijan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan cũng
không đáng ngại và cũng thuộc Liên minh CSTO do Nga bảo hộ.
Còn
lại phía vùng viễn đông là sa mạc Tây Bá Lợi Á, Mông Cổ thân thiện với
Nga và Trung Cộng cũng không có thực lực địa thế tạo hiểm họa chiến
tranh tổn thất đáng kể, bây giờ hay cả ngày sau, do Trung Cộng có quá
nhiều vấn đề nan giải chưa ngã ngũ.
Nga nắm bắt các nhược điểm và cả khuyết điểm của các nước
phương tây trong các vấn đề như: Do Thái (Israel) nước từng lũng đoạn
các mâu thuẩn chính trị và khuynh đảo các vấn đề tài chính ảnh hưởng
mạnh lên khối cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ. Cũng là quốc gia có nhiều
mâu thuẫn giáo hệ với các nước thuộc khối trung đông và bắc Phi như:
Lebanon
(Li Băng); Syria ; Iran (Yên Lăng hay tên cũ của vùng Parthia là Yên
Tức thuộc triều đại vương A Khiết Nậc- Achaemenid thời Hy Lạp cỗ);
Palestine.
Nga thừa biết đây là “tử huyệt” cho các xung đột nên có thể khơi dậy chẳng khó gì.
Các nước nam Mỹ như CuBa; El Salvado, Honduras; Venezuela và Colombia không thân thiện với Hoa Kỳ
Nhìn lại các quốc gia phương tây chủ yếu ở vùng Âu châu, chỉ còn lại Canada và Mỹ ở châu Mỹ.
Riêng Úc thì ở tận phía Nam bán cầu.
Không
phải là điều đáng rụt rè, nước Nga đã trải qua thời kỳ khủng hoảng
phóng xạ hạt nhân và điều đó nếu tái diễn thì họ đã biết cách phòng thủ
như thế nào.
# Tóm Lại
Nga đang tái phối trí vành đai từ các nước trọng yếu trong
vùng biển Đen (Hắc hải- Black sea) trong tham vọng cuối cùng khả năng
tiến thoái trước áp đảo của khối NATO với kỳ vọng bẻ gảy thế trận hình
cung xạ thủ vào Mạc Tư Khoa (Moscow).
Các đòi hỏi
của Nga từ cuộc chiến “dằn mặt” Ukraine và phương tây, đã cho thấy có
dấu hiệu nhượng bộ khi khối NATO tuyên bố không đón nhận Ứng Khắc Lợi
vào minh ước khối nầy.
Bước tiếp buộc phải thừa nhận
cuộc xâm lăng là do người Ukraine nổi dậy đòi tự trị và can thiệp quân
sự của Nga là để bảo vệ nhóm thiểu số.
Chiến sự sẽ dừng lại vào một ngày lành trước cuối tháng tư.
Nguyenmk
Bài viết được lưu giữ một số hình ảnh thu thập từ các nguồn ảnh khác nhau và một thông tin nhiều phía.
03/26/2022
https://nguyenmktho.wordpress.com/2022/03/26/ukraine-nuot-han/
0 comments:
Post a Comment