Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Tuesday 1 August 2017

Dân Muốn Biết: Bệnh viện XHCN 2017


Mịa cái bọn phởn động nó cứ bêu xấu là bệnh viện hết chỗ,phải nằm một giường hai ba người,thậm chí nằm dưới nền nhà.
Mở mắt ra mà xem này.! .Mỗi người hẳn một giường đấy.
P/S:Bệnh Viện Đa Khoa Thanh Oai,Hà Nội.

---
 Bệnh Viện "Ngàn Sao" ở Việt Nam ta.



                                    Không thấy quảng cáo thành phần mà dân Mít ta bẩm thưa Bác sĩ "Giày" (tốt nghiệp trước 1975), hoặc Bác sĩ "Dép" (sau 1975: Y tá làng, học tại chức 6 tháng, thăng hoa thành Y xĩ, rồi tu nghiệp 6 tháng tại chổ, để điều chỉnh ghế ngồi "sao không mần 1 cái" lên ngôi "Giáo xư Bác xĩ Tấn xĩ" cao cấp !   Chừ bi giờ mang giày tất, nên vàng thau lẫn lộn, dậu đổ bìm leo rồi !!!!  



Đố ai biết lá mấy cây …. ???? 



...  Bệnh viện "Ngàn Sao" ...
Xót xa cnh bnh nhi vt v gm cu thang,
hành lang b
nh vin.

Koai chng !!

Bnh nhân moai/đánh cp tin cũa nhau khi ngũ thì đng có than vãn vi ai !!
(NLĐO) - Do tình trạng quá tải ở các bệnh viện, nhiều bệnh nhân phải nằm lăn lóc ở gầm cầu thang, có bệnh nhi phải nằm sát bên thùng rác dọc hành lang.


Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng, tính tới ngày 8-10, tại TP. Sài Gòn đã có hơn 11.000 ca sốt xuất huyết (SXH) phải nhập viện, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.



 
Bệnh nhân nằm trên dưới la liệt bên cạnh các thùng rác. Hai bố con anh Hoàng mới nhập viện để điều trị bệnh sốt xuất huyết, không có chỗ phải nằm dưới gầm giường 
cạnh thùng rác.



Hiện tại, các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Bệnh Nhiệt đới - là những đơn vị tiếp nhận điều trị SXH và các bệnh truyền nhiễm khác - hiện đều trong tình trạng quá tải rất cao so với các thời điểm khác trong năm.

Chị Nga, dì ruột của cháu Huyền Sim (4 tuổi, đến từ huyện Mỹ Phước 3, tỉnh Bình Dương) ngao ngán: “Sau khi phát hiện cháu sốt cao, ngủ hay giật mình mê sản, nên gia đình đã đưa cháu đến bệnh Hạnh Phúc (Bình Dương), sau khi chẩn đoán cháu có dấu hiệu sốt xuất huyết nên cấp tốc đưa cháu đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Sài Gòn chữa trị theo chuyên khoa sẽ an tâm hơn. Thế nhưng gia đình chầu chực từ 9 giờ sáng đến hơn 2 giờ chiều mà vẫn chưa làm được thủ tục nhập viện cho bé. Gia đình rất lo lắng…”. 
Nguyên nhân ban đầu được các Bác sĩ nhận định là do thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, nên xảy ra nhiều dịch bệnh về hô hấp, tay - chân - miệng, tiêu chảy và nghiêm trọng nhất là dịch bệnh Sốt xuất huyết. Sốt xuắt huyết  thường tập trung ở khu vực vùng ven TP. Sài Gòn, nơi có nhiều kênh rạch, khu công nghiệp, phòng trọ như: quận 8, quận 12, Hóc Môn, Củ Chi, Tân Phú, Bình Tân ...... 
Đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 TP Sài Gòn, ai cũng xót xa khi chứng kiến cảnh bệnh nhi và người nhà mang theo mùng mền chiếu gối, vật dụng cá nhân nằm la liệt ngoài hành lang, cầu thang của bệnh viện. 
Những người mới nhập viện không còn chỗ đành phải nằm bên dưới gầm giường, thậm chí bên cạnh các thùng rác, khu tập kết rác thải. 
Anh Hoàng đưa bé Kim Ngân (9 tuổi) từ Củ Chi lên bệnh viện Nhi Đồng 1 để điều trị bệnh Sốt xuất huyết than thở: 
"Em nó mới nhập viện sáng nay, giờ hành lang cũng không còn chỗ nữa, chỉ có cạnh mấy thùng rác mới còn vài chỗ trống. Mình bắt buộc phải nằm đợi có người nào xuất viện thì chuyển chỗ sau".

Nhiều bệnh nhi khác phải nằm dọc các hành lang đúng các hướng nắng chiếu, mưa tạt, dễ phát sinh các căn bệnh khác. Cô Ngân vừa dỗ dành bé Tuấn Anh (2 tuổi) , chia sẻ: 
"Bé bị bệnh tim mà nằm ở hành lang nắng nóng, chật chội,  nên khó thở cứ khóc hoài. Ở ngoài hành lang ngày thì nắng nóng, ban đêm thì gió lạnh. Mấy hôm trời mưa thì phải nằm co ro che chắn cho bé khỏi ướt. Tình trạng này không khéo chưa chữa xong bệnh tim, lại mắc thêm bệnh cảm cúm, viêm phổi mất".


 
Bé Tuấn Anh quấy khóc vì chỗ nằm dọc hành lang vừa nóng vừa chật chội. 
Bệnh viện hết giường cả tháng nay hai mẹ con phải nằm dọc hành lang bệnh viện.


 
Lượng bệnh nhân tăng quá tải khiến cho cả bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 chật cứng cả ngày lẫn đêm. Tất cả các hành lang, cầu thang đều có bệnh nhân lẫn người nuôi bệnh nằm la liệt

 
Bên trong các giường bệnh đã chật cứng bệnh nhân. Dọc các hành lang các bệnh nhân 
và người thăm nuôi bệnh cũng nằm kín chỗ với nhiều đồ đạc cá nhân.



 
Giá phòng dịch vụ lên tới 300.000 đồng/ngày/giường nhưng cũng không đủ để cung ứng cho các bệnh nhân. Cô Nguyên lắc đầu ngao ngán: 
"Giá phòng dịch vụ cao quá, cố gắng cho con nằm dịch vụ cho khỏe, nhưng Y tá hẹn tới chiều kiểm tra lại đã, chưa chắc đã có chỗ"

 
Dưới chân ghế ngồi cũng là chỗ nằm của các bệnh nhân.
Bé Nguyễn Hải Âu (11 tuổi) phải nằm như vậy ba ngày nay để điều trị bệnh sốt xuất huyết.


 
Khu cấp - phát thuốc nội trú cũng tràn ngập bệnh nhân. Một bên là nhóm người sinh hoạt cá nhân, ngủ nghỉ một bên chen chúc thay phiên nhau lấy thuốc.

 
Ở khoa tay chân miệng, nhiều bệnh nhân nằm la liệt sát nhau. Những người đưa con đi xét nghiệm cũng phải trải chiếu để giành chỗ dù chỗ nằm ở sát bên cạnh khu để rác đi chăng nữa.



Khi các hành lang hết chỗ nhiều bệnh nhi phải nằm ở dọc các cầu thang.
Đồ đạc cá nhân cũng được sắp dài trên các bậc thang.


 
Những bệnh nhân thiếu may mắn hơn phải nằm ở hành lang trúng hướng nắng, hướng mưa. Nhiều người phải dùng chiếu, áo mưa che chắn cho con.

 
Người nuôi bệnh và bệnh nhi đều hết sức mệt mỏi ở khoa Sốt xuất huyết.

 
Lợi dụng lúc bà nội trông cháu, chị Hoài Thủ giặt khăn tã và phơi khô. 
Chị cho biết đưa con nhập viện hơn cả tuần nay, nhưng phải tự mua võng đề nằm.


 
Những biển cấm không còn tác dụng trong tình trạng bệnh viện quá tải.
Trong ảnh, nhiều người phải  hong phơi áo quần tại chỗ để có đồ dùng.

 
Dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng bùng phát vào thời kỳ cao điểm của mùa khô
là nguyên nhân làm nhiều bệnh nhi phải nhập viện điều trị.


 
Mặc dù bệnh viện nhi đồng 1 vừa tăng cường thêm 150 giường, 
nhưng hiện tại bệnh viện này vẫn đang trong tình trạng quá tải nghiêm trọng nhất.


 
Các tình nguyện viên của tổ chức Happier đang tổ chức chơi cùng các bệnh nhi.




Quốc Chiến - Đình Thi./.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.