Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn tham gia vào Hiệp định khí hậu Paris 2015.
Vì sao TT Trump chống biến đổi khí hậu?
Tổng thống Trump cho rằng, đó chỉ là sự phóng đại của giới khoa học.
Ngày
28/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh bãi bỏ các cam kết chống
biến đổi khí hậu trước đó của chính quyền người tiền nhiệm Barack
Obama. Động thái này đã dấy lên các tranh cãi không chỉ là trong chính
trường Mỹ mà còn đối với giới khoa học trên toàn thế giới.
Theo Wall
Street Journal, Tổng thống Trump từng không ít lần khẳng định, ông
không tin vào quan điểm vốn được ghi nhận từ nhiều năm nay, khi các nhà
khoa học cho rằng, khí thải từ các hoạt động do con người gây ra là tác
nhân gây biến đổi khí hậu và làm Trái Đất nóng dần lên. Theo quan điểm
của ông Trump, biến đổi khí hậu chỉ là sự phóng đại của giới khoa học.
Không chỉ thể hiện sự không thuyết phục trước những luận điểm của giới
khoa học, vị tân Tổng thống còn cho rằng các sáng kiến và chương trình
phục vụ mục đích chống biến đổi khí hậu là gánh nặng đối với nhiều
chính quyền, lãng phí tiền thuế của người dân Mỹ từ 20-25 tỷ USD mỗi năm
trong thời gian ông Obama làm Tổng thống.
Trên thực
tế, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã được giới khoa học chứng minh
nhiều năm nay. Có những bằng chứng cho thấy, con người tạo ra khí thải
nhà kính và làm biến đổi khí hậu Trái đất từ những năm 1800. Những nhân
tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí
quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ Mặt trời, độ lệch quỹ
đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và
sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Trong đó, tác nhân gây ra bởi hoạt
động xả khí thải của con người đang là vấn đề quan tâm toàn cầu. Khí
methane (CH4) và carbon dioxide (CO2) từ hoạt động công nghiệp vốn là
hai khí nhà kính chính được các nhà khoa học xác định làm Trái Đất nóng
lên. Mỹ đã phát ra lượng khí thải carbon dioxide tương đương 5.170
megaton vào năm 2015, cao thứ hai chỉ sau Trung Cộng với lượng phát thải
khoảng 10.600 megaton.
Tuy
nhiên, dân số Trung Cộng là hơn 1,3 tỷ người, lớn gấp bốn lần Mỹ. Mặc dù
vậy, Scott Pruitt – người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA)
cũng cho rằng carbon dioxide không phải là nguyên nhân chính của sự nóng
lên toàn cầu bất chấp quan điểm từ các nhà khoa học trên toàn thế
giới. Ông coi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là một thỏa thuận tồi
tệ khi Mỹ đang quá gò ép tuân thủ khuôn khổ này, trong khi các quốc gia
phát khí thải như Ấn Độ, Trung Cộng lại cố tình làm lơ. Theo Wall Street
Journal, lập luận của ông Trump không hẳn là không có lý khi năm 2013,
Ủy ban về Biến đổi Khí hậu Liên chính phủ của Liên Hợp Quốc (IPCC) đã
đưa ra Báo cáo Đánh giá lần thứ 5, ghi nhận sự gián đoạn của quá trình
nóng lên toàn cầu kể từ năm 1998 và nhiệt độ trung bình của Trái Đất với
mức độ CO2 có trong khí quyển là không có sự tác động lẫn nhau. Paul H.
Tice – chuyên gia phân tích về lĩnh vực năng lượng nổi tiếng Phố Wall
đánh giá, bản báo cáo mới nhất từ IPCC mới nhất đã làm lung lay tiền đề
khoa học cơ bản được khẳng định từ nhiều năm nay rằng, biến đổi khí hậu
vốn do con người gây ra. Tuy nhiên, giới khoa học không hoàn toàn đồng ý
trước lập trường của Tổng thống Trump.
Tim
Barnett, nhà nghiên cứu địa vật lý học thuộc học viện Hải dương học
Scripps ở California nói rằng ngay cả ông - một người ủng hộ ông Trump -
cũng sẽ thấy "vô lý" khi dỡ bỏ các quy định trong “Kế hoạch Năng lượng
Sạch” của ông Obama. Tổng thống Trump cho rằng các quy định về biến đổi
khí hậu đã giết chết ngành công nghiệp than nước Mỹ. Ông nói: "Sự nóng
lên toàn cầu không nên là vấn đề đấu đá giữa đảng Dân chủ với đảng Cộng
hòa. Bằng cách tiếp tục thải CO2 vào bầu khí quyển, các đại dương sẽ bị
nhiễm a-xít nặng hơn. Người ta cho rằng, vào năm 2040 một nửa số sinh
vật phù du sẽ bị ảnh hưởng bởi điều này". Trong thời điểm hiện tại, với
việc đảng Cộng hòa đang kiểm soát Nhà Trắng và cả hai viện trong Quốc
hội, quan điểm của những người “hoài nghi về biến đổi khí hậu” vốn bị
gạt ra ngoài các chương trình nghị sự dười thời Obama, nay đã bắt đầu có
chỗ đứng.
Nhà khoa
học Michael E. Mann, Giám đốc trung tâm Khoa học Hệ thống Trái Đất thuộc
đại học Penn State, tác giả công trình khoa học chứng minh nhiệt độ
Trái Đất tăng cao bắt nguồn từ việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch
của con người cho rằng, những chính khách theo chủ nghĩa hoài nghi về
biến đổi khí hậu phần lớn đều quan hệ khăng khít với các nhân vật bị tổn
hại bởi quyết sách của chính quyền Obama. Những người theo chủ nghĩa
hoài nghi về biến đổi khí hậu cho rằng, tiền bạc đang làm lu mờ chân lý
thực sự trong các cuộc tranh luận khoa học. Họ tin rằng, sự tranh giành
các khoản trợ cấp nghiên cứu hàng tỷ đô la của chính phủ đã buộc các nhà
khoa học phải phóng đại nguy cơ không có thực về biến đổi khí hậu.
Richard
Lindzen, giáo sư danh dự về khí tượng học tại Viện Công nghệ
Massachusetts, người đại diện cho một số ít các nhà khoa học đi ngược
lại quan điểm về con người gây ra biến đổi khí hậu cho rằng,các trường
đại học đã phải phóng đại các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu vì họ ngày
càng phụ thuộc vào hàng tỷ đô la ngân sách nghiên cứu của Chính
phủ. Điều này đang làm đảo lộn mọi thứ khi giờ đây các chính trị đang
thực sự trở thành các “thẩm phán khoa học”. "Chỉ với vài con số về sự
tăng lên của khí thải CO2, cùng nguồn tài trợ nghiên cứu tăng gấp 15
lần, chính phủ đã tạo ra một nhóm các nhà khoa học mới dù chưa bao giờ
nghiên cứu về khí hậu, nhưng sẵn sàng nói đủ thứ nguy cơ về vấn đề
này”, Lindzen nói.
Quốc Vinh
http://baomai.blogspot.co.uk/2017/06/vi-sao-tt-trump-chong-bien-oi-khi-hau.html
----------
Tham nhủng : " Biến Đổi Khí Hậu"
Đằng
sau những phong trào và chính sách chính trị là các lợi ích nhóm. Biến
đổi khí hậu cũng không phải là ngoại lệ, nó được thúc đẩy và vận động
bởi các lợi ích nhóm vì lợi ích riêng. Quá trình như sau:
- Tìm ra một vấn đề, nếu không có thì phịa ra một vấn đề.
- Lập tổ chức để giải quyết vấn đề đó.
- Dùng danh nghĩa tổ chức và mục đích để xin tiền tài trợ và viện trợ.
- Dùng tiền tài trợ để vận động chính phủ cấp kinh phí.
- Vận động để mình được nhận kinh phí đó.
Đây là cách các tổ chức nhân đạo, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, năng
lượng xanh, giáo dục, chủng tộc hay biến đối khí hậu kiếm tiền – thông
qua vận động chính sách. Vậy các lợi ích nhóm đó là ai. Danh sách như
sau:
- Các công ty năng lượng xanh – Chẳng có định nghĩa nào cụ thể về năng
lượng xanh là gì vì lượng nào cũng đốt khí thải. Ví dụ điển hình và
tiêu biểu nhất là Tesla của Elon Musk, vốn đã nhận hơn $4.9 tỷ từ chính
phủ. Có thể nói là công ty Tesla phát triển dựa trên sự trợ cấp của
chính phủ. Nguồn: LA Times http://buff.ly/2qU3bKW
- Các công ty năng lượng mặt trời – 90% các công ty năng lượng mặt
trời tồn tại dựa trên sự trợ cấp của chính phủ. Đa số đang sắp phá sản.
Ví dụ điển hình là công ty năng lượng mặt trời Solyndra, vốn đã nhận
$535 triệu từ chính quyền Obama. và đã phá sản. Họ không thể nào tồn tại
nếu không được trợ cấp. Nguồn: The Hill http://buff.ly/2qTLtYf
- Trung Quốc – Họ sẽ được lợi thế cạnh tranh. Khi Mỹ và các nước Châu
Âu áp dụng tiêu chuẩn xanh – ví dụ như hiệp ước Paris – họ phải đánh
thuế “môi trường” lên các công ty của mình. Điều đặc biệt là Trung Quốc,
Nga và các quốc gia đang phát triển khác sẽ không cần và tuyệt đối sẽ
không tuân thủ theo. Vì không bị đánh thuế nên các doanh nghiệp của họ
có lợi thế cạnh tranh vì không phải gánh chịu chi phí này. Không những
Hiệp Ước Khí Hậu Paris mà các hiệp ước khác như Kyoto cũng vậy. Trung
Quốc không ép phải tuân thủ theo. Nguồn: Harvard http://buff.ly/2qTLIT3
- Các công ty vận động – Các công ty này được trả tiền để quảng cáo và
vận động biến đổi khí hậu. Ước tính mối năm các công ty lớn và nhỏ tiêu
$2.5 tỷ mỗi năm để vận động chính sách theo ý của mình. Nguồn:
http://buff.ly/2qTOCac
- Các nhà khoa học – Họ không thể tìm được việc làm ở giới tư nhân nên
chỉ có thể vận động, nhận tiền rồi tạo ra các nghiên cứu vô nghĩa.
Trước khi Trump nhậm chức, ước tính mỗi năm các viện nghiên cứu năng
lượng sạch và biến đổi khí hậu đã nhận được $11 tỷ mỗi năm để nghiên
cứu. Họ có lợi ích để duy trì điều này. Nguồn: Scientific American http://buff.ly/2qTupl8
- Al Gore và các đồng minh cấu kết – Từ ngày vận động cho biến đổi khí
hậu, tài sản của Al Gore đã đi từ số 0 lên hơn $200 triệu. Chủ yếu đến
từ các quỹ và thương vụ đầu tư vào “năng lượng xanh của ông.” Ông ta vận
động chính phủ, nhận tiền rồi làm giàu. Đó là cách lợi ích nhóm kiếm
tiền. Nguồn: Telegraph http://buff.ly/2roZvEG
- Tất cả nước khác trừ Mỹ – Mỹ đã góp hơn $1 tỷ vào Quỹ Môi Trường
Xanh (Green Climate Fund). Trong khi đó những nước làm ô nhiễm môi
trường hàng đầu như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ thì không góp đồng nào. Các
số tiền đó được đưa vào quỹ để rồi giao cho các lợi ích nhóm nói trên.
Đó là cách họ thu tiền. Và nó sẽ giảm biến đổi khí hậu bao nhiêu? Chẳng
giám chút nào, đó là cách kiếm tiền thông qua tham nhũng. Nguồn: Fox
News http://buff.ly/2rp44Pf
Đó là và 7 trong vô số lợi ích nhóm từ cái gọi là Biến Đổi Khí Hậu.
Mục đích không phải là giúp nhân loại hay cứu trái đất – mà là kiếm tiền
từ một khủng hoảng được phịa ra. Người dân đóng thuế sẽ là người chi
trả nhưng các lợi ích nhóm nói trên sẽ là những người hưởng lợi. Năng
Lượng Xanh – đó là một ngộ nhận.
0 comments:
Post a Comment