Hàng ngàn người biểu tình suốt cuối tuần qua tại New York và tại một vài thành phố khác nhằm chống đối Sắc Lệnh Cấm Dân Tị Nạn Tạm Thời của Tổng Thống Donald Trump đối với một vài đất nước Trung Đông và Bắc Phi khỏi việc bước vào Mỹ.
mosulrefugeeschristians_si_0
Với tiêu đề, “Sự Bảo Vệ Quốc Gia Khỏi Khủng Bố Ngoại Quốc Bước Vào Hoa Kỳ,” sắc lệnh làm cho lời hứa của ông Trump về việc siết chặt biên giới Mỹ trở nên tốt đẹp.
“Tôi đang thiết lập những biện pháp xem xét mới để ngăn chặn những thành phần khủng bố Hồi giáo cực đoan khỏi nước Mỹ,” ông Trump nói ngắn gọn vào Thứ Sáu sau khi kí sắc lệnh này. “Chúng ta không muốn họ có mặt ở nước Mỹ.”
Trong sự phản ứng ồ ạt của giới tryền thông xã hội và truyền thông online, có nhiều điểm quan trọng đã bị phớt lờ.
Đây là năm điều bạn cần biết về chính sạch dân tị nạn của ông Trump mà có lẽ bạn đã không biết:
1. Đây không phải là lệnh cấm vĩnh viễn mà là sự dừng lại tạm thời về việc tiếp nhận người tị nạn: Chương Trình Tiếp Nhận Người Tị Nạn của Mỹ (USRAP) bị đình chỉ 120 ngày.
2. Sắc lệnh không loại trừ tất cả Người Hồi giáo không được đặt chân vào Mỹ: Sắc lệnh cấm tất cả những ai đến từ Iraq, Iran, Sudan, Libya, Somalia và Yemen trong 90 ngày.
3. Có những ngoại lệ: Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (DHS) nói rằng những người dân tị nạn đó đến bảy quốc gia đáng quan ngại nhưng nếu có thẻ xanh sẽ được cho phép vào Mỹ. “Những công dân. “”Những công dân nhập cư lâu dài hợp pháp của Mỹ du lịch theo visa có hiệu lực I – 551 sẽ được phép lên máy bay giới hạn của Mỹ và sẽ được bước vào Mỹ nhờ vào những qui định ngoại lệ tại cổng đáp xuống, như là điều hợp lệ.” Một phát ngôn viên của DHS cho hay. Thêm vào đó, sắc lệnh này có điều ngoại lệ đặc biệt là, “Tùy trường hợp trong mối quan tâm lợi ích quốc gia, Bộ Trưởng Ngoại Giao và An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ có thể cấp visa hoặc những quyền lợi nhập cảnh cho những quốc gia khác trên lãnh thổ là visa và những quyền lợi bị hạn chế.’’
4. Sắc lệnh nhắm vào người dân Syri: Công dân Syri bị cấm nhập cảnh Mỹ vô thời hạn.
5. Nó giới hạn con số dân tị nạn cho năm 2017: Khi Chương Trình Tiếp Nhận Dân Tị Nạn của Mỹ được tái thiết lập, các quan chức cho hay con số dân tị nạn được cho phép và Mỹ đối với ngân khố trong năm 2017 sẽ không vượt mức 50,000 người.
Những Cú Đá Xoáy Đầy Tranh Cãi Xung Quanh Chính Trị
Ông Trump bước vào tuần thứ hai tại văn phòng làm việc trong bối cảnh của sự chống đối dữ dội trên toàn cầu về chính sách dành cho người tị nạn.
“Chúng tôi phản đối lệnh cấm được đưa ra về vấn đề nhập cảnh và người tị nạn từ các quốc gia Hồi giáo, bởi vì nó đi ngược lại người dân Mỹ và trái với hiến pháp phân biệt đối xử, chống lại người dân có một tôn giáo nào đó,’’ một người biểu tình tại thành phố New York trình bày.
Tại sân bay LAX tại Los Angeles, hàng ngàn người biểu tình với luật cấm suốt cuối tuần qua.
“Hôm nay, tôi ở đây vì có qua nhiều chuyện không đúng đang diễn ra tại nước Mỹ. Luật cấm chống lại dân tị nạn và người nhập cư là một việc không mang tinh thần người Mỹ chút nào. Tôi cho rằng có lẽ điều này đã xảy ra trong đời sống của tôi.’’ Jenny Besse, một y tá nhi cho hay.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều chống lại luật cấm của ông Trump.
“Nó không là lệnh cấm, và không nhắm vào người Hồi giáo.” Raheel Raza nói, một người Hồi giáo Pakistan và là một nhà hoạt động bảo vệ quyền con người cho người Hồi giáo. ‘’Nó không nhắm tới khu vực hay tôn giáo. Sắc lệnh không phải là lệnh cấm với người Hồi giáo hoặc bất kì tôn giáo.”
Những người ủng hộ sự giới hạn nhập cư khác hoan nghênh lệnh cấm này.
“Việc tạm thời ngưng tiếp nhận người tị nạn là một bước tiến khôn ngoan và có hiệu quả để bảo đảm sự thắt chặt an ninh của quốc gia tại nhà và chỗ làm,’’ David Ray, giám đốc truyền thông cho Washington D.C – Liên Đoàn Cải Cách Nhập Cư Mỹ nói với tờ Los Angeles Times.
Trước khi kí sắc lệnh, ông Trump ngồi xuống với David Drody của tờ báo CBN News. Trong suốt cuộc phòng vấn ông hứa sẽ làm nhiều hơn nữa để giải cứu những Cơ Đốc bị bắt bớ.
Tổng Thống Trump nói với tờ CBN News “chúng tôi sẽ giúp đỡ họ. Họ đã bị đối xử quá tệ bạc. Anh có biết nếu anh là một Cơ Đốc nhân ở Syri thì việc bước vào Mỹ là không thể, ít ra là rất khó khăn? Nếu anh là một người Hồi giáo anh có thể bước vào Mỹ, nhưng nếu anh là một Cơ Đốc nhân, điều này gần như không thể và nguyên nhân rất bất công. Mọi người đều bị bắt bớ như nhau, nhưng người ta chặt đầu của Cơ Đốc nhân nhiều hơn. Và tôi nghĩ rằng điều này rất bất công.”
Những Tổ Chức Mục Vụ Cơ Đốc chỉ trích chính sách này
Nhưng một vài lãnh đạo Cơ Đốc phản đối lời hứa của ông Trump nhằm giúp đỡ những Cơ Đốc nhân bị bắt bớ.
Trong một lá thư của Politico, một liên đoàn rộng lớn những lãnh đạo Cơ Đốc và những nhóm truyền giảng Tin Lành đã phê bình ông Trump vì chỉ tập trung vào Cơ Đốc nhân.
“Kinh Thánh dạy chúng ta rằng mỗi người – bao gồm mỗi người tị nạn, bất kể quốc gia nào, nền tảng tôn giáo nào hoặc yếu tố khác – đều được tạo dựng bởi ảnh tượng của Đức Chúa Trời, cùng với nhân phẩm và tiềm năng vốn có. Sự sống của họ quan trong với Chúa, và họ quan trọng với chúng ta,’’ trong lá thư trình bày.
Cơ Đốc nhân là Tôn Giáo Thiểu Số Bị Bách Hại Nhiều Nhất tại Trung Đông
Cơ Đốc nhân vẫn là nhóm tôn giáo bị bắt bớ nhiều nhất trên thế giới vậy mà số lượng những người này tìm kiếm được nơi ẩn núp tại Mỹ thấp đáng kể so với người Hồi giáo, là những người được phép nhập cư vào Mỹ.
“Những gì chúng tôi sẽ làm là để đảm bảo rằng những bị bắt bớ vì tôn giáo hoặc lí do nào khác có một cơ hội để nộp đơn và thông qua hệ thống thắt chặt. Điều này đảm bảo họ đến Mỹ để tìm kiếm nơi ẩn núp, tìm kiếm một cuộc sống mới cho chính họ và gia đình, nhưng phải làm điều đó với mục đích hòa bình,’’ Sean Spicer, một thư kí báo chí của Nhà Trắng nói với tờ báo ABC News.
Khi bị thúc ép để trả lời thêm, “Tại sao người Cơ Đốc tị nạn lại đáng có được sự tiếp nhận của Mỹ hơn người Hồi giáo hoặc thậm chí là người tị nạn Do Thái?” Ông Spicer nói với tờ ABC News rằng, “Đây là một câu hỏi để chắc rằng trong rất nhiều quốc gia này, họ là nhóm bị bắt bớ. Nghĩa là họ sống trong một đất nước mà tôn giáo khác chiếm đa số, họ là thiểu số bị bức hại, không thể theo lấy tôn giáo của mình, trong vài trường hợp họ bị đe dọa. Nó là một sự kiện rằng họ đang bị bắt bớ trong những quốc gia này và chúng ta cần đảm bảo chúng ta nhận định đúng về họ để họ có thể đến Mỹ và có thể giữ lấy tôn giáo của họ theo như luật pháp và hiến pháp của chúng ta.” Ông Spicer nói.
Ví dụ, chỉ tại Syri thôi, nơi có hơn một triêu Cơ Đốc nhân ở đó đã chạy trốn cuộc nội chiến 5 năm qua, 98 phần trăm những người được cấp phép đến Mỹ năm qua lại là người Hồi giáo Sunni.
Theo như Bộ Ngoại giao, trong 15, 152 người Syri là những người đến định cư ở Mỹ trong năm 2016, chỉ có 89 người là một nửa của một phần trăm trong số đó là Cơ Đốc nhân.
Mia Lee
Nguồn: http://www1.cbn.com/cbnnews/world/2017/january/five-things-you-need-to-know-about-trumps-refugee-ban
----------
Trong thời gian sớm nhứt của bộ tư pháp Hoa Kỳ với bộ trưởng mới là ông Jeff Session, bộ khẩn cấp bảo vệ pháp lý lịnh cấm người 7 nước có hiểm nhập cư, luật của hành pháp là hợp hiến, do tổng thống Donald Trump ban hành, nên cũng hợp pháp vì hành pháp ban hành lịnh với tình trạng an ninh quốc gia, hiện nay đang phải đương đầu với giặc khủng bố. Đồng nhịp với bộ tư pháp, phát ngôn viên chính phủ là ông Sean Spicer xác nhận lịnh của tổng thống là hợp pháp, vì an ninh quốc gia.
Lịnh cấm nhập cư nầy không phục vụ cho bất cứ ai, mà là vì sự an nguy của dân chúng, bảo vệ người dân, thì bất cứ kẻ nào ngăn chận là đi ngược lại quyền lợi quốc gia. Chánh án khu vực ở Seatle là James Robart, chỉ là” một công chức ngành tư pháp” với chức vụ chánh án, luật sư lâu năm, không ai bầu, do tổng thống George W Bush chỉ định (tổng thống có quyền chỉ định, thì tổng thống cũng có quyền cách chức). Chánh án khu vực James Robart với giang sơn chỉ là” vương quốc tí hon” phòng xử án, nên bước ra khỏi tòa nhà pháp đình là ông VUA CỎ nầy chỉ là thứ VỎ CUA thôi, chớ đừng nói tới chuyện đại sự là tấn công, ngăn chận của hệ thống hành pháp do tổng thống Donald Trump lãnh đạo. Trong nước dân chủ, không có chuyện” lịnh tổng thống thua án lịnh chánh án”.
Công chức ngành tư pháp James Robart không lượng sức, quyền hạn của mình, tuy nhiên ông liều lĩnh, điếc không sợ sung, túng không ngán nợ đòi, giòi không kiên bải cức, làm công chức mà tưởng là quyền hành lớn hơn tổng thống, chuột cống mà tưởng là sư tử. Động lực khiến ông James Robart”nhảy rào” pháp lý có thể mục đích cá nhân (như được trả nhiều thù lao y như 6 đảng viên cao cấp đảng Cộng Hòa nhận tiền của bà Hillary để đảo chánh Donald Trump trong vụ cử tri đoàn), phe cánh hay đàng sau là” thế lực đen” của đảng Gian Chủ mà sau bầu cử năm 2016 đã bị DÂN CHỬI?. Lịnh ngăn chận bất hợp pháp và bất thường của” công chức ngành tư pháp” bá láp James Robart được hiểu là” du kích cao cấp” tấn công vào đại đơn vị thiện chiến White House, cho nên” tên du kích có cây dao bằng giấy” nầy có khả năng bị cách chức và thân bại danh liệt. Một vài tên du kích” khủng bố pháp đình và tấn công hành pháp” ở tiểu bang Washington và Minnisota chỉ viện lý do là kỳ thị tôn giáo, tuy nhiên lý luận nầy không vững, vì lịnh của tổng thống chỉ chống khủng bố, còn kỳ thị hay nhắm vào một tôn giáo là xuyên tạc của truyền thông khuynh tả, là nội thù trong lãnh vực tâm lý chiến, mặt khác luật Sharia, lạc hậu, dã man cần phải bị nghiêm cấm du nhập vô và lan tràn, phổ biến cho xã hội Mỹ hay bất cứ nước dân chủ Tây phương nào. Chánh án, luật sư gì mà phá thối hiến pháp, sách nhiễu công lý mà chỉ dựa vào tuyên truyền, vu cáo của truyền thông khuynh tả để làm bằng cứ trong việc để bảo vệ trước tòa, là điều trái với nguyên tắc pháp lý” erro de facto” thì khó mà thắng, chỉ trừ tòa án nhân dân ở các nước THIÊN ĐƯỜNG cộng sản là chốn THƯỜNG ĐIÊN là” chánh án xử, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo”.
Trước sự lạm dụng quá đáng và lộng hành của một số” công chức ngành tư pháp” trong khi hành pháp (White House) cực lực phản ứng, chống lại thứ án lịnh hoàn toàn vi hiến và” tự biên tự diễn” thì quốc hội cũng đang tiến hành và đã và đang bắt đầu cứu xét về trường hợp” công chức tư pháp” với chức vụ chánh án là James Robart, có khả năng cách chức theo tiến trình của các nhà làm luật (lawmakers) để lột mặt, tống cổ một tên” làm luật rừng” trong phòng xử án ra khỏi hệ thống pháp lý của ngành tư pháp
Được biết Jmes Robart chỉ là chánh án tòa khu vực, quyền tài phán và quyền hạn của hắn ta chỉ có trong tiểu bang Washington, tuy nhiên hắn đã lạm quyền, cho là án lịnh” tự biên tự diễn” tác động toàn nước Mỹ với 50 tiểu bang. Theo nguyên tắc pháp lý và quyền hạn, thì công chức tư pháp Jame Robert không thể vượt ngoài tiểu bang. Chính các cơ quan truyền thông khuynh tả đã” ban quyền hành xử” của James Robert bao trùm cả nước Mỹ, nhưng thực chất hắn chỉ là chánh án khu vực. Thủ đoạn tuyên truyền, sách động, phóng đại của các cơ quan truyền thông khuynh tả đã không thể giúp cho chánh án thêm quyền, đó là thứ” ảo quyền” như trước đây, trong cuộc vận động bầu cử, truyền thông khuyh tả đã” bầu” cho bà Hillary làm tổng thống, nên trong 3 cuộc tranh luận, bà lớn lối tự xưng là tổng thống và tổng tư lịnh (commander in chief). Tuy nhiên kết quả ngày 8-11-2016 đã biến ảo mộng làm nữ tổng thống của bà Hillary thành” ác mộng”.
Công chức tư pháp James Robart thách thức hiến pháp Hoa Kỳ và cả bộ máy hành pháp, coi thường lập pháp (quốc hội, nay cả lưỡng viện do đảng Cộng Hòa chiếm đa số). Ông ta không lấy quyền và tư cách gì, ngoại trừ” đại diện chính cá nhân” ra tòa chống lại lịnh của hành pháp; ngay cả việc đại diện cho 2 tiểu bang là Washington và Minnisota cũng không cho phép vì 2 tiểu bang nầy có nhiều chánh án khác chớ không phải chỉ có James Robart. Tức là trên phương diện danh nghĩa, công chức ngành tư pháp James Robart không là gì cả trong tư cách đại diện pháp lý hay Ngành tư pháp của 2 tiểu bang, ông chính là tên” du kích khủng bố pháp đình” lạm quyền.
Luật di trú và quốc tịch (the Immigration and Nationality Act) INA qui định ngăn chận và không thể chấp nhận cho những người ngoại quốc nhập cư vô Mỹ vì lý do: sức khỏe, tội phạm, an ninh quốc gia và những lý do khác đã được qui định. Tuy nhiên luật cũng miễn trừ vài trường hợp như phần 212 (section 212”f”) tranh luận khi biết rất rõ đối tượng nhận cư vô Mỹ (tức là được các cơ quan điều tra cứu xét kỷ trước khi vô Mỹ).
Bất cứ lúc nào khi tổng thống tìm thấy những người ngoại quốc nhập cư vô Mỹ, thuộc bất cứ thành phần nào, nhưng có phương hại tới quyền lợi Hoa Kỳ, thì tổng thống có quyền công bố ngăn chận, đình chỉ bất cứ thành phần nào nhập cư vô Mỹ. Theo phần 212 (f) tổng thống có quyền đình chỉ nhập cư bất cứ cá nhân nào từ nước ngoài sau hơn 1 năm, kể cả phong tỏa tài chánh khi các đối tượng đe dọa an ninh và hòa bình như Bắc Hàn, tình trạng hổn loạn như Libya và các nước nào có tình trạng vi phạm nhân quyền…
Hiến pháp ghi rõ, nên tổng thống Donald Trump ban hành lịnh cấm những người ngoại quốc từ các nước nêu trên là hợp pháp, trong khi án lịnh của công chức ngành tư pháp James Robart là vi hiến. Cuộc tranh cải nhằm chứng minh công lý của Hoa Kỳ, nếu giặc chánh án vì phe cánh, áp dụng luật rừng, thì quốc hội sẽ ra tay, truất phế bất cứ kẻ nào chống lại lịnh của hành pháp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, chánh án James Robart sẽ bị truất phế và cái án lịnh vi hiến nầy cũng sẽ chết theo sự nghiệp của tên du kích pháp đình hay là tướng cướp có dao bằng giấy, búa gỗ…gõ không đúng chỗ mà hại bản thân mình./.
-----------
0 comments:
Post a Comment