Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 24 June 2016

Dân Muốn Biết: Anh Quốc kết quả 51.9% trưng cầu dân ý,"Leave the European Union" chuyện gì xảy ra?

Bây giờ phải lắng nghe tiếng nói của người dân và đó là " bài học lớn nhất " trưng cầu dân ý .
 Người Việt-Anh Quốc
 


 UK Map. UK and EU flags. UK leaving EU with the Brexit - stock vector

Kết quả trưng cầu dân ý Anh quốc: nước Anh ra khỏi Liên Âu.

Brexit wins

Leave the European Union
51.9%
17,410,742

Thị trường tức khắc phản ứng: đồng bảng Anh sụt giá đối với đôla Mỹ ở mức thấp nhất trong vòng 30 năm.
Anh quốc là quốc gia đầu tiên bỏ phiếu ra khỏi Liên Âu. Khối này từ 28 quốc gia, bây giờ là 27 nước thôi.
*******
Thủ tướng Anh, David Cameron, đã tuyên bố sẽ rời chức vụ ở nội các sau khi nước Anh có quyết định rời EU vào buổi sáng ngày 24/6 trước Văn phòng số 10 Downing Street.
Cựu Thị trưởng London, Boris Johnson khen ngợi đóng góp của Thủ tướng Anh, nhưng đề nghị người dân 'không vội vàng'.

******* 

PHỎNG VẤN: LUẬT SƯ LÊ TRỌNG QUÁT

Thứ Tư, 22.06.2016
 
 Kính thưa quý thính giả, ngày mai 23/6/2016, tại Anh Quốc sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý để lấy một quyết định rất quan trọng có ảnh hưởng đến Liên Hiệp Âu Châu và cả thế giới. Để tìm hiểu sự kiện này mời quý thinh giả theo dõi cuộc trao đổi giữa phái viên của đài ĐLSN với luật sư Lê Trọng Quát, một chính trị gia đã có chân trong chính quyền Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa. Luật sư Lê Trọng Quát tham gia cuộc thảo luận từ Paris Pháp Quốc. Vâng, xin nhường lời cho anh Đằng Giang.

PHỎNG VẤN: LUẬT SƯ LÊ TRỌNG QUÁT (P.2)

Thứ Năm, 23.06.2016 *******



Anh Quốc : Ở lại hay rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu ?

media.File d'attente devant un bureau de vote londonien, le 23 juin 2016


Cuộc trưng cầu dân ý ở lại hay rời khỏi châu Âu ở Anh Quốc, cuộc biểu tình đòi rút luật lao động ở Pháp, lãnh đạo Hồng Kông yêu cầu chính quyền Trung Quốc làm sáng tỏ việc một nhân viên nhà sách bị bắt, Rio bên bờ phá sản trước thềm Olympic, Ấn Độ đối mặt với thách thức về dân số ở các thành thị, căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Philippine về vấn đề Biển Đông, hệ thống giáo dục Pháp mất điểm. Trên đây là một số nội dung nổi bật trên các nhật báo Pháp ra ngày thứ Năm 23/06/2016.

Hôm nay ngày 23/06/16 là ngày nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý. 46.500.000 cử tri Anh Quốc đi bỏ phiếu ủng hộ nước Anh ở lại hoặc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Chủ đề Brexit xuất hiện trên trang nhất và chiếm nhiều trang trên các báo Pháp như Le Monde, Les Echos, La Croix, Le Figaro. Nhật báo Libération dành 16 trang cho hồ sơ Brexit. Tờ báo này phân tích 5 lý do nước Anh nên ở lại châu Âu và 5 lý do nước Anh nên rời khỏi châu Âu.
Theo Bruxelles, nước Anh cần ở lại châu Âu để đảm bảo sự cân bằng kinh tế cho khu vực đồng euro và cho cả nước Anh và tránh hiệu ứng domino trưng cầu dân ý sang các nước châu Âu khác đang mất niềm tin vào Liên Hiệp như Thụy Điển, Đan Mạch, Hungary, Phần Lan và tránh gây ra tâm lý e ngại châu Âu cho người dân các nước Pháp, Đức,Ý.
Lý do đầu tiên nước Anh nên ở lại châu Âu là để tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị lớn trong bối cảnh từ năm 2008 tới nay, các cuộc khủng hoảng cứ nối tiếp nhau ở châu Âu mà chưa tìm ra giải pháp lâu dài : khủng hoảng ngân hàng, kinh tế, khủng hoảng về khu vực đồng euro, khủng hoảng di dân, … Người ta e ngại về một tương lai không chắc chắn của châu Âu, mối quan hệ giữa Anh Quốc và Liên Hiệp, đầu tư bị đóng băng, thị trường tài chính và tiền tệ bị xáo động,….
Lý do thứ hai là để tránh làm suy yếu sức mạnh điạ chính trị và thương mại của châu Âu.
Lý do thứ ba là nhằm buộc châu Âu phải cải cách. Hiện nay, Anh Quốc đang ở thế « một chân trong, một chân ngoài » Liên Hiệp mà rất nhiều nước châu Âu khác như Hungary, Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Séc mơ ước : nước Anh không phải là thành viên khu vực đồng euro, không nằm trong khối Schengen, không tham gia chính sách an ninh và nhập cư của Liên Hiệp Châu Âu, chỉ đóng góp một phần vào ngân sách chung, … Tại sao Anh Quốc được hưởng những điều này mà các nước khác lại không ?
Lý do thứ tư : tránh cho châu Âu trở thành một khu vực khép kín. Không có nước Anh thì châu Âu đã không trở thành một châu lục theo chủ trương tự do mậu dịch. Anh đã tìm thấy các đồng minh trung thành trong Ủy ban châu Âu, các nước Bắc và Đông Âu để mở rộng biên giới châu Âu. Anh cũng là nước rất tích cực trong việc mở rộng Liên Hiệp Châu Âu sang khu vực Đông Âu. Nếu không có nước Anh thì đã không có việc mở rộng Liên Hiệp năm 2004. Và không phải vô cớ mà các nước Balcan đều muốn gia nhập Liên Hiệp, Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn duy trì vị trí của mình trong Liên Hiệp Châu Âu.
Và lý do thứ năm, Libération nói một cách hài hước là để « thêm gia vị » cho mối quan hệ giữa Anh và Pháp. Trên thực tế, một cách kín đáo, nhiều người Pháp muốn Anh Quốc rời khỏi châu Âu để Pháp lấy lại vị thế trung tâm trong Liên Hiệp Châu Âu. Nước Anh ở lại sẽ làm tiêu tan giấc mơ của người Pháp : sẽ không có châu Âu theo đường lối xã hội và đánh thuế cao, không có chính sách công nghiệp chung, không tăng ngân sách chung và sẽ có chính sách cạnh tranh tự do. Nước Anh ở lại cũng sẽ khiến các nước không muốn Pháp – Đức thống trị Liên hiệp thở phào nhẹ nhõm.
Tuy nhiên Brexit cũng không khiến Bruxelles giận dữ vì khi thoát khỏi những cản trở thường xuyên từ Londres, Bruxelles sẽ đưa Liên Hiệp Châu Âu.
Lý do đầu tiên Anh Quốc nên rời châu Âu là để không gây nguy hiểm cho Liên hiệp : không một nước Đông Âu, Tây Âu nào muốn rời châu Âu và các cuộc trưng cầu dân ý xuất phát từ ý tưởng của người dân về việc ở lại hay rời châu Âu cũng không được phép diễn ra ở bất cứ nước nào. Các nước Trung Âu vốn hoài nghi cũng sẽ muốn ở lại không muốn từ bỏ khoản tiền nhận hàng năm từ ngân quỹ châu Âu tương đương với 4% Tổng sản phẩm quốc nội của mỗi nước.
Lý do thứ hai là những khó khăn, thiệt hại mà nước Anh sẽ phải đối mặt sau Brexit sẽ là bài học nhãn tiền cho các nước không muốn ở lại Liên Hiệp Châu Âu.
Lý do thứ ba : Brexit sẽ cho phép phát triển Liên Hiệp. Các chính phủ sẽ phải thỏa hiệp và hoàn thành việc xây dựng khu vực đồng euro, cung cấp cho khu vực này các phương tiện để tự vận hành và thiết lập sự kiểm soát của Quốc hội đối với các quyết định của khu vực này. Sau Brexit, Liên Hiệp cũng sẽ thoát khỏi sự kìm kẹp của Londres khiến các việc thay đổi hiệp ước 28 nước về các vấn đề thách thức của thế kỷ XXI như quốc phòng, chính sách ngoại giao, nhập cư, an ninh Liên Hiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Lý do thứ tư là Brexit sẽ cho phép Bruxelles nhìn nhận lại vấn đề mở rộng châu Âu. Thời kỳ ký kết các hiệp ước tự do mậu dịch với mọi quốc gia và việc mở rộng Liên hiệp mà thiếu sự chuẩn bị kỹ càng đã qua.
Và lý do cuối cùng là để các công dân châu Âu xích lại gần nhau hơn : trên thực tế, rất nhiều vấn đề của châu Âu khi đưa ra thảo luận đã bị Londres phản đối. Sau Brexit, châu Âu sẽ tiến xa hơn nữa vì không phải lo ngại sẽ vấp phải sự bác bỏ lần thứ n từ Londres.
*******

Brexit thắng hay thua, châu Âu và Anh Quốc sẽ thay đổi

mediaMột điểm bỏ phiếu trưng cầu dân ý tại Luân Đôn về việc đi ra hay ở lại Liên Hiệp Châu Âu.REUTERS/Toby Melville
Tương lai nước Anh và Liên Hiệp Châu Âu sẽ ra sao sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/06 tại Anh Quốc ? Lo ngại một cơn bão kinh tế, tài chính và chính trị một khi Anh ra đi, giới lãnh đạo châu Âu và thế giới kêu gọi thần dân của nữ hoàng Elisabeth II « sáng suốt ». Cho dù kết quả như thế nào, quan hệ Liên Hiệp Châu Âu-Anh Quốc sẽ không thể như trước.
Anh Quốc quyết định tương lai của mình vào ngày hôm nay thứ Năm 23/06/2016, ngày mà 46,5 triệu cử tri trả lời câu hỏi « ở lại » hay « đi ra » khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Cho đến sáng nay, trong khi các kết quả thăm dò ý kiến cuối cùng công bố hôm qua cho tỷ lệ hai bên ngang ngửa nhau, thì các nhật báo lớn tại Luân Đôn, trong nỗ lực chót, nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử của cuộc trưng cầu dân ý. The Sun, ủng hộ phe Brexit, chạy tựa : "Hôm nay là ngày độc lập". Ủng hộ xu hướng ở lại với Liên Hiệp Châu Âu, The Times mượn lời thánh kinh : "Hôm nay là ngày phán xét cuối cùng".
Vì vận mệnh của cả châu lục và thế giới, giới lãnh đạo các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và cả Thổ Nhĩ Kỳ, kêu gọi Anh Quốc đừng tách ra.
Nếu « Brexit » chiến thắng, người ta lo ngại khối Liên Hiệp Châu Âu rạn nứt. Ngoài hệ quả trước mắt như thị trường tài chính rối loạn, đồng bản Anh mất giá, Brexit còn đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Anh. Scotland, vì quyền lợi sống còn, thực hiện dự án trưng cầu dân ý và dân tộc tự quyết để độc lập và gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, thì nước Anh ra sao ?
Một hệ quả nữa, là cho dù không tỏ ra « thù hằn » phe Brexit, nhưng chắc chắn là Liên Hiệp Châu Âu sẽ áp dụng đường lối cứng rắn hơn với Luân Đôn trong các cuộc đàm phán tương lai. Bruxelles lo ngại một vài thành viên khác như Thụy Điển, Hà Lan hay Đan Mạch lợi dụng thời cơ bắt chẹt để đòi ưu quyền, nên phải chận trước.
Nhưng trong trường hợp phe chống Brexit chiến thắng, Anh Quốc ở lại, thì quan hệ hai bờ eo biển Manche cũng sẽ khó có thể như xưa.
Để thuyết phục dân Anh bầu chống Brexit, thủ tướng Anh David Cameron hứa là sẽ thi hành ngay biện pháp giảm trợ cấp xã hội cho công dân châu Âu, đa số là Đông Âu, để chận làn sóng di dân . Nếu Bruxelles nhượng bộ Luân Đôn thì một số nước thành viên như Ba Lan, Hungary có lý do để sử dụng lá bài « Brexit » để gây áp lực đòi đặc quyền.
Chiến dịch của phe chống châu Âu đã tạo ra không khí hận thù đến mức độ luận điểm bài ngoại không còn là cấm kỵ và đã xảy ra vụ ám sát nữ dân biểu Jo Cox mà thủ phạm khai là vì quyền lợi nước Anh độc lập.
Ở mức độ châu lục, xu hướng co cụm cũng lên cao. Ngày 17/06 vừa qua, hai đảng cực hữu Pháp và Áo, đã tổ chức chung một ngày « mít-tinh » với thông điệp bài ngoại và chống châu Âu kịch liệt.
Nói cách khác, cho dù kết quả trưng cầu dân ý ra sao, tình hình ở Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu sẽ không như trước.
Theo nhà phân tích kinh tế Pháp François Lenglet, không nên ngại Anh Quốc đi ra, không nên sợ châu Âu tan rã. Mô hình cũ không thể tồn tại được. Trưng cầu dân ý tại Anh là một « cú sốc » để Liên Hiệp Châu Âu đổi mới.

 Chuyện tình giữa Luân Đôn và Bruxelles : Khi lý trí trên cả tình cảm

mediaVận động ủng hộ Anh quốc ở lại với Liên Hiệp Châu Âu.REUTERS/Neil Hall
Ngày hôm nay, 23/06/2016, người dân Anh sẽ bỏ phiếu quyết định đi ra hay ở lại với Liên Hiệp Châu Âu. Phải chăng mối lương duyên giữa Anh với lục địa châu Âu sắp đến hồi kết thúc ? Thế nhưng theo Le Figaro số ra ngày 16/6/2016 thì trong 43 năm qua cuộc hôn nhân đó chưa bao giờ êm thắm cả.
Mối quan hệ giữa Luân Đôn và Bruxelles « cơm không lành, canh không ngọt » không phải chỉ mới xảy ra ngày hôm qua. Anh gia nhập mái nhà chung Châu Âu chỉ vì « tính toán hơn là bằng con tim ». Cũng giống như Paris nhục nhã ra đi sau cuộc khủng hoảng kênh đào Suez, Luân Đôn đã từng hai lần đệ đơn xin gia nhập thị trường chung châu Âu EEC : lần thứ nhất vào năm 1961 và lần thứ hai là năm 1967.
Nhưng cả hai lần Anh đều bị tướng De Gaulle của Pháp công khai bác bỏ chỉ vì nghi ngờ là với đảo quốc này « cho đi thì nhiều nhưng nhận lại chẳng có bao nhiêu ». Vương quốc Anh phải đợi đến 12 năm sau, chính xác là vào tháng Giêng năm 1973, mới được hội nhập với EEC. Sự hội nhập đó hai năm sau đã được 67% người dân ủng hộ trong một kỳ bỏ phiếu trưng cầu dân ý.
Lần này, cuộc trưng cầu dân ý do thủ tướng David Cameron đưa ra được cho là sẽ rất sít sao. Cuộc hôn nhân đã úa tàn, nhưng sự chia ly mới là điều đáng nói. Thế giới tuy thay đổi, nhưng trong cuộc chơi đầy ảo ảnh đến chóng mặt đó thì những vấn đề gây tranh cãi vẫn luôn là thế : Đó là chủ quyền quốc gia, quan hệ với Washington và dĩ nhiên mối liên hệ với lục địa, kết quả của sự tính toán hơn là tình cảm.
« Tôi chẳng thích Bruxelles » là lời tuyên bố của lãnh đạo đảng bảo thủ đưa ra cách đây vài tháng trong chiến dịch vận động ở lại với Liên Hiệp Châu Âu.
Chủ quyền là một vấn đề hay đấy, hơn nữa đó lại là trong một nền dân chủ nghị viện, vốn dĩ đã tồn tại từ nhiều thế kỷ nay. Bất kể mầu da là gì, người dân Anh chưa bao giờ hòa mình vào sự năng động của « châu Âu », từ lâu được Paris và Berlin thúc đẩy.
Họ công khai thách thức một « siêu quốc gia » của châu lục. Họ cản trở mọi chính sách quốc phòng chung châu Âu ngoại trừ khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Lo lắng cho « túi tiền »của mình, họ nói không với « euro », đồng tiền chung châu Âu.
Bận lòng cho đường biên giới và tình trạng nhập cư, họ cũng quay lưng với khối không gian tự do lưu thông Schengen. Trên nền tảng bài châu Âu lan tràn, Boris Johnson và những người tuyên truyền cho Brexit đã chọn cách lùi bước : Nghĩa là phải ra khỏi Châu Âu.
Trong các thùng phiếu hôm nay, quyết định chọn sẽ là giữa sự biểu tượng và thực tế. Nếu phe « Out » thắng, người dân Anh có lẽ sẽ được độc lập hơn, nhưng chắc chắn sẽ nghèo hơn và dễ bị tổn thương hơn, như những gì phe « In » thường nhắc đi nhắc lại.
Bởi vì, đối mặt với Ấn Độ và Trung Quốc, thì tiếng nói của 65 triệu thần dân của Nữ hoàng sẽ có trọng lượng là bao ? Trong cuộc đối đầu với Putin, lệnh trừng phạt của Anh sẽ có giá trị gì ? Với Ankara hay nơi khác, ai thèm quan tâm đến ý kiến của số 10 Downing Street về vấn đề nhập cư ?
Ông Jean-Claude Piris, từng là cố vấn pháp lý cho Liên Hiệp Châu Âu trong các cuộc họp thượng đỉnh trong vòng 12 năm có cho rằng : « Về mặt hình thức, Anh quốc có lẽ sẽ tìm lại được chủ quyền quốc gia của mình. Nhưng nước Anh cũng sẽ mất đi chủ quyền thực sự, chủ quyền mà họ đang thực thi chung với 27 nước thành viên khác trong Liên Hiệp. Trong câu lạc bộ các cường quốc, Luân Đôn dường như sẽ mất đi vị trí của mình trong các bàn họp ra quyết định ».
Và ý kiến này cũng có giá trị tương tự cho những nước nào có ý định cản đường như Hà Lan, Đan Mạch thậm chí là cho chính cả Pháp nữa.
Về quan hệ với Mỹ ư ? Câu trả lời cũng không mấy gì khác. Những người ủng hộ ra khỏi Châu Âu thì hồ hởi tuyên bố « mặc xác châu Âu » và tỏ ra tự tin cho rằng trong túi ta còn có một giải pháp thay thế : Đó là vẫn còn Hoa Kỳ như là chiếc ô che chắn và Commonweath như là một cộng đồng.
Chính vì thế mà huyền thoại « khối Anh ngữ » đã được sống lại, 13 năm sau khi đã phục vụ cho chính quyền Bush, thất vọng vì bị Berlin và Paris bỏ rơi trong cuộc chiến chống lại Saddam Hussein.
Nhưng Le Figaro cảnh báo, Donald Trump, trong suốt cuộc vận động chống lại giới chính trị truyền thống và vận động cho sự thu mình đang vờ tin vào điều đó. Bởi vì cả ông Obama lẫn bà Clinton đều không để bị mắc câu : Mối quan hệ « đặc quyền » đương nhiên Hoa Kỳ rất quan tâm, nhưng với điều kiện là Luân Đôn vẫn phải giữ được tầm ảnh hưởng của mình lên « nội bộ » Liên Hiệp…
Câu hỏi đặt ra : Từ cuộc trưng cầu dân ý năm 1975 đến lần này 2016, các cử tri đã thay đổi về điều gì ? Câu trả lời cho lần bỏ phiếu xưa kia là sự biến mất của mối họa Xô Viết. Cách đây 41 năm, Margaret Thatcher bỏ phiếu « ủng hộ » cho Châu Âu là vì « trên phương diện chính trị, đó là một vấn đề hòa bình và an ninh ».
Nghịch lý là trong lần này, câu trả lời lại liên quan đến sự thịnh vượng mà Anh đã có được từ trong lòng Liên Hiệp. Một trong những người tổ chức kỳ trưng cầu dân ý lần này có nhắc lại là :
« Vào năm 1973, chính là một nước Anh đã kiệt quệ đến xin gia nhập vào một châu Âu được kích thích từ một nền kinh tế Đức thần kỳ và 30 năm vinh quang của Pháp. Bây giờ thì ngược lại, vương quốc Anh cảm thấy thoát khỏi cuộc khủng hoảng khá hơn là các nước tại lục địa. »
Để rồi sau đó đưa ra một kết luận phũ phàng « Chúng tôi những người Anh chưa từng bao giờ có một cái nhìn lãng mạn về châu Âu cả ».
Cuộc sống chung bằng « lý trí » hơn là « tình cảm » này đã khiến cho Liên Hiệp Châu Âu đôi khi cũng phải dở khóc dở cười. Có lẽ cũng đúng như sự ngờ vực của tướng De Gaulle là với Anh quốc « cho nhiều nhận chẳng bao nhiêu ». Les Echos thử điểm lại « những gì nước Anh đã mang đến cho châu Âu ? », trong suốt 43 năm chung sống.
Có thể nói trong suốt gần nửa thế kỷ, Luân Đôn dường như chưa bao giờ hết lòng với bạn. Nếu như châu Âu đánh giá cao vai trò của Luân Đôn trong việc thúc đẩy và mang đến một tầm cỡ khác cho thị trường chung EEC, thì trong nhiều hồ sơ quan trọng, Anh quốc được xem như là « kẻ phá đám ».
Với lĩnh vực quốc phòng, Anh quốc luôn giữ một vai trò mập mờ, có thể bỏ phiếu phủ quyết nếu thấy cần. Trên các hồ sơ xã hội, nhất là trong việc tăng ngân sách, Luân Đôn luôn nằm trong nhóm những nước thành viên « phá đám ». Các vấn đề xã hội và thuế khóa cũng là những lĩnh vực mà Anh hay tìm cách cản trở ngay khi có thể.
Một quan chức Anh cho biết : « Nước Anh rất ghét người ta bàn về các quyền và thời gian làm việc. Đó cũng chính là những góc tấn công cho các phe bài châu Âu ». Và cứ như thế, mọi ý định mới chớm của châu Âu trên phương diện này đã nhanh chóng bị dập ngay từ đầu.
Dẫu sao thì cũng không nên « trăm dâu đổ đầu tằm ». Les Echos cho rằng Anh quốc cũng không phải là trường hợp đơn lẻ duy nhất trong Liên Hiệp Châu Âu chẳng hạn như là Luxembourg trong lĩnh vực tài chính.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.