Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Wednesday 30 December 2015

Năm 2015 sắp kết thúc: El Nino nhiệt độ trái đất tăng quá 1°C , nhiều thiên tai bất thường

2015 : Nhiều thiên tai bất thường do Trái đất nóng lên và El Nino


Bản đồ các hiện tượng khí hậu bất thường, tại Thượng đỉnh Khí hậu (COP21), Le Bourget,ngoại ô Paris, 08/12/2015.Reuters
mediaNăm 2015 sắp kết thúc. Nếu như năm ngoái 2014 được ghi nhận là năm nóng kỷ lục kể từ đầu thế kỷ XX, thì theo một số sơ kết, nhiệt độ trung bình năm 2015 này có khả năng sẽ còn cao hơn năm ngoái ít nhất 0,14°C. Nhiệt độ tăng cao đặc biệt vào dịp cuối năm để lại nhiều hậu quả đối với đời sống xã hội, kinh tế, nhất là tại các quốc gia xứ lạnh. Cùng với những biến đổi thời tiết có thể dự đoán, là nhiều thiên tai bất thường. Những thay đổi đáng lo vào dịp cuối năm này khiến công luận ngày càng chú ý hơn đến ảnh hưởng của con người đến biến đổi khí hậu.

Theo cơ quan đại dương và khí quyển Hoa Kỳ, trong thời gian từ tháng Giêng 2015 đến tháng 11/2015, nhiệt độ trung bình Trái đất đạt mức kỷ lục gần 15°C. Năm 2015 này rất có thể sẽ là năm nóng nhất kể từ 1880, tức là từ khi các đo lường thời tiết bắt đầu được tiến hành một cách hệ thống. Thời gian 5 năm vừa qua cũng được ghi nhận là giai đoạn nóng chưa từng thấy.

2015 rất có thể là năm đầu tiên nhiệt độ Trái đất tăng quá 1°C so với thời tiền công nghiệp, theo OMM (Cơ quan Khí tượng Thế giới).

Cùng với việc Trái đất bị hâm nóng là hàng loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan, mưa lớn tại Anh Quốc, lũ lớn tại Nam Mỹ, nóng dữ dội tại Úc, trong đó có nhiều thiên tai trái mùa, bất thường, như lốc xoáy tại Hoa Kỳ miền đông… Theo nhiều nhà khí hậu học, những hiện tượng này là hệ quả phối hợp của quá trình Trái đất bị hâm nóng, và El Nino. Nhà khí tượng học Jérome Lecou, làm việc tại cơ quan khí tượng Pháp Météo France, nhận xét năm 2015 là năm El Nino mạnh nhất trong vòng một thế kỷ nay.

El Nino kết với biến đổi khí hậu gây các hậu quả chưa từng có

« El Nino », trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là « đứa trẻ », là một hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến khí hậu toàn Trái đất, xảy ra theo chu kỳ trung bình từ bốn đến bảy năm. Cho đến nay, nguồn gốc của El Nino vẫn còn nhiều bí ẩn với giới khoa học. Một trong những đặc điểm chính của El Nino được các nhà khí hậu học ghi nhận là các dòng nước nóng trên bề mặt, thông thường tích tụ tại phía đông Thái Bình Dương, đột ngột dịch chuyển về phía tây, dẫn đến mưa lớn tại miền tây của Châu Mỹ, hạn hán ở Đông Nam Á và Úc.

Theo nhà khí hậu học Hervé Le Treut, El Nino đang ảnh hưởng mạnh đến Hoa Kỳ trong thời điểm hiện tại, cụ thể với các trận lốc xoáy trái mùa tại tiểu bang Texas khiến rất nhiều người chết, hay thời tiết ấm bất thường tại miền đông bắc, « một phần là do hiện tượng này ».

Về vấn đề, liệu El Nino có chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc Trái đất bị hâm nóng, theo ông Hervé Le Treut, cho đến nay chưa có bằng chứng rõ ràng.

Tuy nhiên, lãnh đạo Cơ quan Khí tượng Thế giới, Tổng thư ký Michel Jarradu, đặc biệt cảnh báo : hai thực tế, « hiện tượng tự nhiên El Nino và biến đổi khí hậu do con người gây ra có thể tương tác với nhau, và ảnh hưởng đến nhau theo một cách thức chúng ta chưa từng biết đến ».

Thời tiết ấm làm tiêu thụ Châu Âu giảm mạnh

Cuối năm nay, Châu Âu là một trong những nơi mà thời tiết bị tác động rõ rệt nhất. Theo nhiều nhà quan sát, tại Pháp, biến đổi khí hậu đầu mùa đông năm nay tác hại còn tệ hơn cả khủng bố. Tổng lượng hàng hóa tiêu thụ giảm mạnh nhất trong tháng 11, kể từ đầu năm 2014, chủ yếu do thời tiết ấm lên kể từ đầu mùa thu.

Theo AFP, tiêu thu hàng hóa tại Pháp giảm 1,1%. Sự sụt giảm mạnh này là do tiêu thụ điện giảm, và chi phí cho đồ ăn mặc giảm, theo cơ quan thống kê ISEE. Noel tại Pháp năm nay được ghi nhận là năm nóng thứ hai trong lịch sử, kể từ 1997, với nhiệt độ 10,9°C. Riêng tại vùng Alsace, miền tây, nhiệt độ trung bình nóng hơn tới 10°C so với các năm bình thường khác.

Thời tiết ấm lên cũng khiến cây trồng phát triển mạnh. Đầu tuần này, tại vùng Cotes d’Amor, người làm nông đã đổ lên các đường xa lộ khoảng 50.000 cây súp lơ, tương đương 150 đến 200 tấn.

Một người phụ trách nghiệp đoàn cho biết, làm như vậy người làm nông muốn bày tỏ sự bất bình trước tình trạng thực phẩm hết sức ế ẩm, và để báo động với chính quyền.

Nước Pháp khí hậu ấm chưa từng thấy trong tháng cuối năm, tại nhiều khu vực trượt tuyết truyền thống trên dãy Alpes tại Pháp, các nhà kinh doanh cũng như du khách rất thất vọng, khi các đường trượt đầy tuyết mọi năm nay chỉ còn toàn bùn và sỏi đá. Trong khi đó, tại Anh mưa lũ chưa từng có, ngược hẳn lại với ở Tây Ban Nha khô hạn đến mức cháy rừng xảy ra nhiều nơi.

Riêng tại vùng Cantabrie, Tây Ban Nha, đã có tới 2.000 ha rừng cháy. Tình trạng khô hạn và ô nhiễm cũng nghiêm trọng tại nước Ý, nơi không hề có mưa và gió từ nhiều tuần này.

Cả Nga cũng bắt đầu lo

Nga, một quốc gia phát khí thải đứng hàng thứ tư trên thế giới, đến nay gần như tỏ ra không lo ngại nhiều về việc Trái đất bị nóng lên. Cho đến nay, Tổng thống Nga Putin tỏ ra ít lo ngại về biến đổi khí hậu, thậm chí lãnh đạo Nga còn cho rằng việc trái đất ấm lên thậm chí còn có lợi cho khu vực phía bắc lạnh giá, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế Bắc Cực.

Hôm thứ sáu tuần trước, 24/12/2015, Bộ Môi trường Nga ra một báo cáo ghi nhận, mức tăng nhiệt độ của Nga, kể từ năm 1974, là gấp 2,5 lần so với mức trung bình của thế giới. Cụ thể là 0,42°C so với 0,17 °C. Bộ Môi trường Nga nhận xét : biến đổi khí hậu dẫn đến sự tăng vọt của các hiện tượng khí hậu nguy hiểm. Riêng trong năm 2014, đã có 569 hiện tượng khí hậu cực đoan được ghi nhận tại Nga, đặc biệt là các trận lũ tại vùng rừng Altai (Siberi).

Hồi tháng 10/2015, Bộ trưởng Bộ Khẩn cấp Nga đã cảnh báo việc tầng băng giá phủ trên mặt đất của vùng Siberi bị tan đi, có nguy cơ làm biến đổi hoàn toàn cấu trúc đất đai tại khu vực này. Tầng đất đóng băng trên mặt bị tan đi, đi kèm với động đất, cũng như việc đất lở, lụt lội gia tăng. Trong mùa hè năm nay, nhiệt độ thủ đô Matxcơva có lúc tăng lên 8°C, hiện tượng hy hữu.

Về cam kết giảm khí thải, Mátxcơva từng tuyên bố giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ 25% đến 30% từ đây đến năm 2020, so với năm 1990. Tuy nhiên, theo các tổ chức bảo vệ môi trường, mức đóng góp của Nga như vậy là quá ít, bởi năm 1990, năm được sử dụng làm quy chuẩn là năm mà kinh tế Nga xuống rất thấp, với sự giải thể của Liên Xô cũ.

Theo một số dự báo, trên thực tế khí thải của Nga sẽ tăng từ gấp rưỡi trước 2030, so với mức 2012.

Chấm dứt kỷ nguyên vàng của Than đá

media
Nhà máy điện chạy bằng than Belchatow, Ba Lan, được coi là lớn nhất Châu Âu.REUTERS/Peter Andrews
Sau Thượng đỉnh toàn cầu về Khí hậu tại Paris (đầu tháng 12/2015), với một thỏa thuận chung cuộc đã được ký kết, toàn thể cộng đồng quốc tế hứa hẹn sẽ chung sức để giới hạn nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2°C. Tuy nhiên, trong công luận, có rất nhiều quan điểm bi quan, bởi việc sử dụng năng lượng hóa thạch sẽ còn gia tăng cho đến giữa thế kỷ khiến cho mục tiêu nói trên không có khả năng thực thi. Nhưng nhiều chuyên gia cũng ghi nhận hiện tượng : Than đá, năng lượng hóa thạch ô nhiễm nhất đã hết thời.
Theo mộtbáo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (AIE), công bố ngày 18/12/2015, được AFP dẫn lại, một loạt các chỉ báo cho thấy xu thế sử dụng than sụt giảm mạnh trên toàn thế giới vào ngưỡng cửa 2020, với mức tiêu thụ 5,8 tỷ tấn, tức khoảng 500 nghìn tấn ít hơn so với các dự báo trước đó.
Tốc độ tăng trưởng của nhu cầu than trên thế giới sẽ tăng trung bình hàng năm là 0,8% từ nay đến 2020 (so với mức 2,1% theo dự đoán cách nay 1 năm) (theo Les Echos). Tỉ lệ tăng trưởng của nhu cầu than giữa 2010 và 2013 là 3,3%. Tỉ trọng than trong toàn bộ các năng lượng dùng để sản xuất điện dự kiến cũng sẽ sụt giảm (37% so với 41% hiện nay).
Theo cơ quan năng lượng quốc tế, có nhiều yếu tố giải thích được sự thoái lùi của loại hình năng lượng từng một thời rất được ưa chuộng, với tên gọi « vàng đen ».
Thứ nhất là các đòi hỏi về môi trường trở nên khắc nghiệt hơn khiến việc dùng than phải vượt qua không ít cửa ải, thứ hai là việc giá dầu sụt giảm mạnh, thêm vào đó là sự phát triển của các loại hình năng lượng tái tạo. Một nguyên nhân quan trọng cần được tính đến là nhu cầu của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ than đứng đầu thế giới.
Nhu cầu than của Trung Quốc đạt đỉnh
Theo nhiều nhà quan sát, cho dù, chính quyền Trung Quốc vừa có quyết định khởi động 150 nhà máy chạy bằng than, thì về cơ bản quốc gia này cũng đang dần dần chia tay với loại hình năng lượng gây ô nhiễm trầm trọng nhất này. Theo một thống kê, kể từ năm nay, nhu cầu than của Trung Quốc có thể đã bắt đầu giảm, nói cách khác "đỉnh than" (Peak coal) của Trung Quốc đã bị vượt qua. 
Trung Quốc, với khoảng hơn 4 tỷ tấn than tiêu thụ hàng năm, chiếm một nửa nhu cầu thế giới về than. 70% sản lượng điện của Trung Quốc là nhờ than. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc cộng với việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc - từ chỗ ưu tiên các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng chuyển sang nền kinh tế  dịch vụ - là nguồn gốc của hiện tượng này. Tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng tại Trung Quốc cũng đã khiến nước này buộc phải giới hạn sử dụng than. Tính ra 100 triệu tấn than tiết kiệm, sẽ giúp khí quyển bớt đi được đến 180 triệu tấn khí cacbon.
Mình Ấn Độ không thể đảo ngược xu thế
Trong số các quốc gia trên thế giới, chỉ duy nhất có Ấn Độ là nước còn tiếp tục tăng mạnh việc sử dụng than. Trước năm 2020, Ấn Độ dự kiến sẽ còn sử dụng gấp đôi than, và vẫn còn tiếp tục dựa rất nhiều vào loại hình năng lượng rẻ tiền này trong nhiều thập niên tới.
Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia tiêu thụ than đứng thứ hai thế giới và quốc gia nhập khẩu than để sản xuất điện số một thế giới, theo Cơ quan năng lượng quốc tế. Tuy nhiên, việc riêng Ấn Độ gia tăng dùng than không đủ để đảo ngược xu thế toàn cầu chia tay với than đá.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.