Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Saturday 28 November 2015
Dân Muốn Biết: Tai họa của chính sách một con của Trung Quốc
Saturday, November 28, 2015
No comments
Tai họa của chính sách một con của Trung Quốc
Việc bãi bỏ chính sách một con kéo
dài suốt 35 năm qua của Trung Quốc chấm dứt một trong những chương đen
tối nhất trong lịch sử của đất nước nước này. Hồi cuối những năm 1970,
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, đã quyết định rằng kiểm soát dân số là đáp án. Hàng triệu ca nạo phá
thai, triệt sản, và giết trẻ cơ sinh diễn ra sau đó, bây giờ là lúc
gánh chịu hậu quả.
Số liệu sơ khởi cho thấy, tổn thất về
người của chính sách của một con thậm chí còn lớn hơn Đại nhảy vọt của
Mao Trạch Đông, gây ra nạn đói làm chết, chỉ tính từ năm 1959 đến năm
1961, khoảng 36 triệu người. Tổn thất về người của nó còn lớn hơn Cách
mạng Văn hóa, trong đó, những vụ bạo lực chính trị lớn có lẽ đã làm chết
hơn 10 triệu người, trong mười năm 1966-1976.
Về chính sách một con, số liệu do Bộ Y
tế Trung Quốc đưa ra vào năm 2013, cho thấy trong giai đoạn từ năm 1971
đến năm 2012 đã có 336 triệu ca nạo phá thai – nhiều hơn toàn bộ dân số
Hoa Kỳ – đã được thực hiện tại các cơ sở có đăng ký. (Mặc dù, cho đến
năm 1979 chưa có chính sách một con, nhưng tại thời điểm đó, đã từng có
các chính sách kế hoạch hóa gia đình khác)
Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình
toàn quốc, tức cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm thi hành chính sách
một con, đưa ra con số còn cao hơn: hơn 13 triệu ca nạo phá thai mỗi năm
– đấy là chưa tính đến các ca nạo phá thai bằng thuốc hoặc được làm tại
các phòng khám tư nhân không có đăng ký.
Tất nhiên là, không thể biết chính xác
bao nhiêu phần trăm những vụ phá thai là do việc áp dụng chính sách một
con. Nhưng, ví dụ, Ấn Độ, nơi nạo phá thai là hợp pháp và chính sách kế
hoạch hoá gia đình không đến mức khắt khe như thế, số vụ nạo thai thấp
hơn đáng kể – mặc dù có lẽ không phải là 630.000 ca như số liệu do Bộ Y
tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ cung cấp. Thực ra, có lẽ là gần 6 triệu ca
mỗi năm.
Mặc dù chắc chắn là giữa Ấn Độ và Trung
Quốc có sự chênh lệch khá lớn về kinh tế, dân số hai nước gần bằng nhau.
Vì vậy, có lý khi tính rằng có đến một nửa số ca nạo phá thai của Trung
Quốc – khoảng 6,5 triệu ca phá thai được ghi nhận, cộng với số lượng
chưa thống kê về nạo phá thai do thuốc hoặc không được ghi nhận mỗi năm –
là do chính sách một con gây ra. Có nghĩa là trong 35 qua đã có đến 200
triệu ca nạo phá thai là do kết quả của chính sách này.
Nhưng phá thai cưỡng bức chỉ là bước
khởi đầu. Thực ra, những con số này – dù có làm người ta choáng váng đến
đâu – không thể hiện được sự đau khổ của con người hoặc những hậu quả
kinh tế tàn nhẫn do chính sách một con gây ra.
Các phương tiện truyền thông đại chúng
thường đưa lên những câu chuyện về sự tàn bạo không sao kể xiết của các
quan chức địa phương đối với phụ nữ mang thai và gia đình những người
không chấp hành chính sách – sự dã man có một không hai được thể hiện
trong cuốn tiểu thuyết Con Đường Tối (The Dark Road) của Ma Jian. Trường
hợp được nói đến nhiều trong năm 2012 là các quan chức địa phương ở
tỉnh Thiểm Tây đã buộc một người phụ nữ phá thai khi đã có mang bảy
tháng.
Ngoài chấn thương về thể chất và tinh
thần, những người vi phạm chính sách một con – thường là những người
nghèo nhất – còn bị trừng phạt nặng về kinh tế. Tài liệu ở các tỉnh cho
thấy mỗi năm chính phủ Trung Quốc thu được khoảng 3 tỷ USD tiền phạt vì
vi phạm kế hoạch hóa gia đình. Và các quan chức địa phương ở nhiều khu
vực còn đe dọa công khai những người vi phạm với những hình phạt dã man
khác, trong đó có phá nhà và tịch thu gia súc gia cầm của họ.
Chính sách một con cũng gây ra những hậu
quả tai hại, kéo dài về nhân khẩu học. Theo số liệu chính thức, tỷ lệ
người già phụ thuộc của Trung Quốc – tỷ lệ những người từ 65 tuổi trở
lên/số người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) – hiện đang là 13%. Khi
thế hệ một con già đi – thêm mười triệu người về hưu hằng năm – tỷ lệ
này sẽ tăng vọt, lao động dư thừa tạo ra sự kỳ diệu về kinh tế của Trung
Quốc sẽ nhường chỗ cho thiếu hụt nghiêm trọng, làm cho tăng trưởng chậm
lại.
Tương tự là vấn đề mất cân bằng giới
tính đáng báo động ở Trung Quốc. Các gia đình thường thích là đứa con
một của họ là con trai, tạo ra rất nhiều vụ phá thai nhằm lựa chọn giới
tính của thai nhi, cũng như những cũng như giết hại và bỏ rơi trẻ em
gái. Tính đến năm 2013, số con trai ở độ tuổi từ 0 đến 24 đông hơn con
gái tới 23 triệu người, tức là trong thập kỷ tới, hơn 20 triệu đàn ông
trẻ tuổi sẽ không thể tìm được ý trung nhân.
Bài học có giá trị nhất từ thiệt hại của
chính sách một con đối với Trung Quốc nằm ở sự kiện đơn giản là chính
quyền đã có thể thực hiện chính sách này quá lâu. Trên thực tế, Trung
Quốc là nước duy nhất trong lịch sử, nơi mà chính phủ đã thực sự thành
công trong việc sử dụng những biện pháp cưỡng chế nhằm hạn chế việc lựa
chọn về sinh sản của người dân. Chìa khóa là chế độ độc đảng không bị
giới hạn của nó, lại được bộ quan liêu khổng lồ và đầy sức mạnh hỗ trợ.
Những người quan sát bên ngoài thường
ngạc nhiên trước khả năng của ĐCSTQ trong việc buộc người ta phải làm
những việc mà họ đặt ra – ít nhất là những việc như xây dựng các thành
phố siêu hiện đại và mạng lưới đường sắt cao tốc. Nhưng ít khi người ta
lưu ý tới những hậu quả tai hại khi Đảng sử dụng quyền lực của mình
trong việc theo đuổi một cách bướng bỉnh mục tiêu tàn bạo và có tính phá
hoại.
Bây giờ là lúc nhận diện những hậu quả
đó, đặc biệt là khi các nhà lãnh đạo của Trung Quốc không bỏ những hạn
chế đối với việc lựa chọn vể sinh sản của người dân. Ngược lại, họ chỉ
đơn giản là chuyển từ chính sách một con sang chính sách hai con. Những
người bên ngoài và người dân Trung Quốc cần phải nhấn mạnh sự tàn ác vô
nghĩa mà những biện pháp đó có thể gây ra và làm mọi cách để đảm bảo
rằng những biện pháp đó không lặp lại nữa – ở cả Trung Quốc cũng như ở
bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Phạm Nguyên Trường dịch
Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân)
_______
Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là Giáo sư
về quản trị tại Claremont McKenna College cộng tác viên tại German
Marshall Fund of the United States.
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment