Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Saturday 10 October 2015

Amen.tv phóng sự: Lời tạ ơn trên chiến trường xưa


Phóng sự- Lời tạ ơn trên chiến trường xưa (Tập 1) 
Sau chuyến đi lần thứ nhất, vào tháng 3.2015 chúng tôi đã thăm viếng quý ông TPB VNCH thuộc tỉnh Tây Ninh và một số tỉnh ĐBSCL (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và An Giang). Chuyến thứ hai trong tháng 5 và 6.2015 của tập ký sự 'Viết tiếp lời tri ân', chúng tôi đã đi qua các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Lần này tháng 8.2015, chúng tôi thực hiện chuyến đi về các tỉnh: Bình Dương, Phước Long, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên (Buôn Mê Thuột, Gia Lai, Kontum). Tập phóng sự cho chuyến đi này, chúng tôi xin được đặt tên 'Lời tạ ơn trên chiến trường xưa'. 'Lời tạ ơn trên chiến trường xưa' vì: - Tạ ơn những người đã nằm xuống vì lý tưởng vì tình yêu quê hương đất nước. Các ông có thể đã được gia đình đưa về an vị ở một nơi nào đó, nhưng cũng còn có nhiều ông nằm trong những ngôi mộ vô danh cô độc giữa rừng núi hoang vu, hoặc những ông đã nằm xuống không dấu vết để lại, không một bằng chứng lưu giữ, thân xác hòa tan với cỏ cây.
(Tập 2)
 Hoàn cảnh chung hầu như tất cả các ông TPB thuộc tỉnh Gialai và Đắc Lắk là những di dân từ các tỉnh miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Sau năm 1975, các ông thuộc diện bị lùa đi kinh tế mới. Tuy mảnh vườn và canh nhà của quê cũ thuộc miền Trung nghèo nàn, đói kém nhưng là nơi chôn nhau cắt rốn, thậm chí còn là nơi các ông gửi một phần thân xác vào. Cuộc lùa dân và đặc biệt những người như các ông thuộc diện đi đày, đã được thực hiện sớm nhất vào thập niên 70. Cắn răng dứt bỏ quê nhà phiêu lưu vào một vùng đất lạ không tương lai. Như tất cả những người dân miền Nam thời ấy, mỗi người chỉ còn biết sống ngày hôm nay-hiện tại và bản năng buộc họ phải duy trì sự sống.
(Tập 3)
 Ông TPB Vũ Văn Đại, SN 1952, Binh chủng Nhảy dù Tiểu đoàn 2. Bị cụt hai chân trong một trận chiến tại Đại Lộc-Quảng Nam, vào năm 1974. Khi bị thương, Linh mục Thiếu tá Nguyễn Thành Đáng -Tuyên úy Công giáo đã đến xức dầu cho ông. Hiện nay, ông thuê nhà trọ và đi bán vé số để kiếm sống qua ngày. Không biết làm gì hơn, ông chỉ biết cố gắng đi hết đoạn đường còn lại của cuộc đời, ông rất vui khi trên đường đi bán vé số thỉnh thoảng vẫn được gặp anh em chiến hữu. Ông gặp chúng tôi, ông may mắn được hai người thanh niên ở bàn bên cạnh mua hết vé số cho ông. Lúc đầu, chúng tôi cũng rất áy náy vì buổi trò chuyện quá lâu, khiến ông có thể không bán hết vé số ngày hôm đó. Sự xuất hiện của hai người thanh niên bàn bên cạnh càng làm cho chúng tôi lo thêm vì thấy họ cứ nhìn sang và lắng tai nghe chuyện của chúng tôi. Công an theo dõi chăng? Hẳn là sẽ làm phiền cho chúng tôi và quý ông, những người còn ở lại, nhưng sự thật lại không phải như thế, họ đã mua hết vé số của ông như đã nói ở trên.
  
(Tập 4) 
Một trường hợp khác như chúng tôi đã trình bày, ông TPB Võ Văn Nhàn, SN 1952. Đây là một hoàn cảnh vô cùng bi đát, nhìn ông trần truồng, rên la trên một chiếc giường không có chiếu, chân tay ghẻ lở, căn phòng nhỏ bé như cái sà lim, chật chội, nóng nực, bức bí. Chúng tôi không dám ghi hình và không dám đứng nhìn lâu. Người cháu trai -gọi ông bằng chú đang chăm sóc và nuôi ông- cho chúng tôi biết, đến giờ cơm thì anh ấy mang một thau cơm vào căn phòng cho ông tự ăn, khi đi vệ sinh thì anh ấy mang vòi nước vào xịt rửa. Tình trạng đã kéo dài nhiều năm. Anh không biết gì về quá khứ của ông và anh ấy chỉ biết rằng, khi anh có trí khôn thì đã theo chú của anh [ông TPB Võ Văn Nhàn] đi ăn mày ở vùng Thủ Đức. Nghe kể rằng, ông bị thương trước khi anh được sinh ra và cha mẹ anh đã sớm qua đời, để lại hai chú cháu. Anh còn hai người chị khác, nhưng hai người chị này đã không dám liên lạc với ông và anh vì bị công an địa phương đe dọa. Anh tâm sự với các cha: "Con chỉ học đến lớp 1, rồi theo chú đi ăn mày, nên chữ nghĩa chẳng biết gì cả. Lớn lên chỉ biết đi làm phụ hồ, được người chủ thầu thương ưu tiên dành việc cho làm. Năm ngoái, gia đình túng cực quá, vợ con bỏ đi, để lại cho con hai đứa con. Con chẳng biết làm sao sống. Nhờ chòm xóm miếng cơm manh áo qua ngày."

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.