Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Monday 7 September 2015
Ngụy tạo lịch sử để gỡ tội bán nước từ Hồ chí Minh đến nay
Monday, September 07, 2015
No comments
CSVN đã chính thức tôn vinh Mạc Đăng Dung bằng hai đường phố Hà
Nội với tên Mạc Thái Tổ và Mãc Thái Tông. Việc tiếm quyền Nhà Lê
có thể coi như việc thay đổ triều đại nội bộ. Nhưng cái tội lớn
nhất của chính Mạc Đăng Dung là phản quốc một cách hèn hạ, nhục
nhã, không xứng đáng mang tên của một con đường để nhắc nhở cho
hậu thế. Suốt triều dài Lịch sử những ngàn năm, Dân Tộc Việt luôn
luôn bị đe dọa, rồi bị xâm lăng bởi Bắc Phương. Dân Tộc Việt cần
phải có những anh hùng bất khuất để có thể giữ gìn vẹn toàn lãnh
thổ, giòng giống, tiếng nói Việt cho đến ngày nay.
Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa… bị chiếm đóng lúc này. Trên đất
liền, đảng CSVN đã bán cho Tầu những khu kinh tế. Việc Tầu chiếm
đóng từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau đã rõ rệt thành hình da báo.
Hội nghị Thành Đô đang đe dọa biến Việt Nam thành một tỉnh của
nước Tầu. Xâm lăng Kinh tế còn trầm trọng hơn nữa : hàng hóa Tầu
tràn ngập Việt Nam làm tê liệt mọi ngành sản xuất.
Mối đe dọa mất nước như gần kề khó tháo gỡ. Chính trong lúc ấy thì
đảng CSVN lại muốn xây 58 tượng đài Hồ Chính Minh, một người Tầu
hay một người Việt phản quốc bán đất biển. Chúng tôi nhớ lại việc
con hát Cộng sản đã sang Tầu trước đền Mã Viện, đã đóng tuồng như
nhạo báng Hai Bà Trưng. Một nhà Sư quốc doanh đã công kích LÝ
THƯỜNG KIỆT « vô lễ » dám mang quân tấn công địch trên đất Tầu.
Rồi ngày nay, đảng CSVN lại tôn vinh Mạc Đăng Dung, một kẻ không
còn thể diện đem đất và dân dâng cho quan Tầu.
CSVN như mang mặc cảm tội lỗi bán đất và biển cho kẻ thù truyền
kiếp của dân tộc, nay sử dụng ngụy biện Lịch sử để mong xóa cái
tội Trời không tha, Đất không dung của mình.
Bản Tin Lễ đặt tên đường
Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông
10h sáng 25/8, UBND Thành phố Hà Nội làm lễ gắn biển cho hai phố
mới mang tên hai vị vua họ Mạc là Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông
thuộc địa bàn hai phường Yên Hòa và Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà
Nội).
CSVN viện lẽ cho việc tôn vinh này như sau :
« Việc
phản đối đặt tên đường Mạc Thái Tổ là không có cơ sở. Có chăng, đó
chỉ là sản phẩm của một thứ chủ nghĩa dân tộc lạc loài, một tâm lí
“chính thống” không đến nơi và một “chiêu bài” chống Trung Quốc
mang màu sắc hiện tại mà thôi… »
* một tâm lí « chính thống » không đến nơi
CSVN muốn nói tới việc trung thành với triều đại đã cưu mang, nuôi
dưỡng mình. Những chữ không đến nơi ở đây phải đặt cái tâm lý ở
thời đại cổ và thời đại ngày nay mới có thể phán đoán được. Việc
phán đoán này tất nhiên là tương đối.
* sản phẩm của một thứ chủ nghĩa dân tộc lạc loài
CSVN muốn phế bỏ chủ nghĩa dân tộc để đấu tranh cho chủ nghĩa đại
đồng của Cộng sản quốc tế, nghĩa là vô tổ quốc. Điều này có nghĩa
là nước Việt Nam của riêng Dân Tộc VN hay nước Việt Nam nay thuộc
về Trung Cộng cũng giống nhau. Ý đồ này đang bị Dân Tộc VN phỉ
nhổ.
* một “chiêu bài” chống Trung Quốc mang màu sắc hiện tại mà thôi…
Việc
chống Trung quốc là Ý chí và cố gắng thực hiện của Dân Tộc Việt Nam
chứ không phải là một « chiêu bài » mà CSVN cố gán cho một số người.
Không có ý chí này của Tổ Tiên, thì đất nước Việt Nam về tay Hán
Tộc đã từ lâu. Việc đảng CSVN bán đất, biển cũng là một sự thật
hiển nhiên mà toàn Dân đang phải nỗ lực chống lại lúc này.
Tóm lại, những lý do đưa ra để đặt tên đường phố cho một kẻ phản
quốc không đứng vững được. Việc gượng gạo đưa ra những lý do chứng
tỏ CSVN đã bị mặc cảm vì tội bán nước của mình. Ngụy biên Lịch sử
một cách gượng gạo không đủ để xóa được tội phản quốc của đảng
CSVN. Cái tội này Trời không tha, Đất không dung và sẽ truyền lại
cho con cháu sau này để tiếp tục xỉ vả cái đảng phản bội của Hồ
Chí Minh.
Mạc Đăng Dung,
tên phản bội hèn hạ trước quan nhà Minh
Chúng tôi ghi lại đây Bài viết phản ứng lại của một Sử gia tại
Quốc nội (muốn dấu tên) được phổ biến trên Facebook và các Diễn
Đàn Internet ngày 28.08.2015 :
Sau đây là những lý do cho thấy sự hèn hạ bán nước của Mạc Đăng
Dung. Những lý do này được Sử Trung quốc và Việt Nam đồng ghi chép
tỏ tường.
Thứ nhất, đối sách ngoại giao của nhà Mạc dâng đất, dâng sổ hộ
tịch kể cả việc xin nội thuộc nhà Minh, chấp nhận trở thành những
“ty” lệ thuộc tỉnh Quảng Tây thì đó là một sai lầm, không thể coi
là có công với đất nước. Sự việc ấy do 2 vị Mạc Thái Tổ, Thái
Tông chủ trương, thực hiện, cho nên việc đặt tên đường cho hai vị
cần phải tính đến.
Thứ hai là việc “giải mã” sự việc được gọi là “nghi án” này. Sự
kiện lịch sử ấy đã được các bộ sử của ta và cả Minh sử ghi chép
khá rõ ràng. Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã tham bác
các sách, biện luận, dưới đây xin trích ra một số sự kiện chính
từ ghi chép của bộ sử này như sau:
-
Ngày 3 tháng 11 năm Canh Tí (1540)”Bọn Mao Bá Ôn thiết lập mạc phủ và
tướng đài ở Nam Quan…” “Đến kỳ đã định, Đăng Dung… cùng cháu là
Văn Minh và bè đảng là bọn Vũ Như Quế hơn 40 người do đường Nam
Quan đi sang; ai nấy buộc dây vào cổ, đi chân không, gieo mình vào
mạc phủ tướng Minh, khúm núm, phủ phục, khấu đầu lạy, dâng tờ
biểu xin hàng, nộp trình sổ sách đất đai và nhân dân do mình cai
quản. (Việt sử thông giám cương mục, Chính biên XXVII, Bản dịch
của Viện Sử học in năm 1959, tr. 1337). (Mạc phủ, nơi Mạc Đăng
Dung và hơn bốn mươi thuộc hạ đầu hàng, về sau được gọi là Thành
Thụ hàng).
-
“Đăng Dung lại xin hàng, dâng đất các động Ti Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm,
Liễu Cát, La Phù, An Lương thuộc châu Vĩnh An ở An Quảng để lệ vào
Khâm Châu. Lại xin nhà Minh ban cho chính sóc và ấn chương đã làm
từ trước để Đăng Dung coi giữ việc nước trong khi chờ đợi mệnh
lệnh có thay đổi hoặc quyết định ra sao” (Sách đã dẫn tr. 1338).
- Cương mục cũng ghi thêm: “Năm Mạc Minh Đức thứ 2 (1528), Sử cũ
chép Mạc Đăng Dung sợ nhà Minh hỏi tội, bèn tính chuyện cắt đất
đem dâng hai châu Quy, Thuận, vua Minh thu nhận. Từ đó Nam Bắc lại
đi lại thông hiếu”.(Sách đã dẫn tr. 1338).
-
Tháng 10 mùa đông, Mạc Phúc Hải, Quảng Hòa năm thứ 1 (1541). “Nhà Minh
đổi nước An Nam làm An Nam đô thống sứ ty, trao cho Đăng Dung
chức Đô thống sứ, đổi đặt toàn quốc làm mười ba tuyên phủ ty, cho
lệ thuộc vào đất nhà Minh” (Sách đã dẫn tr. 1340).
-
“Nhà Minh bèn đổi nước An Nam làm Đô thống sứ ti, cho Đăng Dung làm Đô
thống sứ, phẩm trật vào bậc tòng nhị (còn kém chánh nhị phẩm), ban
cho ấn chương khác và cho đời được cha truyền con nối. Còn các
nghi thức mà Đăng Dung tiếm dùng đều bắt tước bỏ hoặc cải chính
lại. Trong mười ba lộ như Hải Dương, Sơn Nam vân vân đều đặt
tuyên phủ ty, mỗi ty đặt một tuyên phủ đồng tri, một tuyên phủ phó
sự và một tuyên phủ thiêm sự, dưới quyền cai quản của đô thống
sứ. Tất cả các ty trên đây đều cho lệ thuộc vào Quảng Tây phiên ty
(Sách đã dẫn tr. 1341).
Cũng theo Cương mục thì Mao Bá Ôn (nhà Minh) còn đem gấp tờ tấu
lên vua Minh đề xuất việc hàng năm bắt nhà Mạc “phải lên Nam Quan
lĩnh lịch được ban”, lễ cống năm trước còn thiếu, kiểm tra theo lệ
ngạch, “bắt năm sau phải nộp bổ sung cho đầy đủ” (Sách đã dẫn tr.
1340). Cương mục cũng ghi danh mục cống vật, Mạc Phúc Hải cống
năm 1542 trích từ Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn.
Một trăm năm trước, đất nước này nhà Minh đã từng đã cai trị với
một chính sách “bại nhân nghĩa nát cả càn khôn”, đã vơ vét đến
“sạch không đầm núi”, đã bắt người lên rừng xuống biển tìm châu
báu… và đã bị đuổi đi. Thôn tính nước này gộp vào lãnh thổ “Đại
Hán” của họ là một tham vọng chưa bao giờ nguội, lẽ nào bây giờ
có người tự nguyện dâng hiến chỉ để cầu một chức “đô thống” nhỏ
nhoi, tiếc gì không cho để được nhận! Đã nhận rối, chia ra để trị
rồi, giao cho một tỉnh quản lĩnh rồi, lẽ nào chỉ là việc nói vu vơ? Mà
thực chất họ đã tính đến cả rồi (Xem những điều tâu về cách chế
tài của Mao Bá Ôn)…
Chuyện
lấn đất vùng biên của Việt Nam là chuyện xảy ra “thường ngày”, Việt
Nam nhiều lần đã phải đòi, phải lấy lại, khi thì “hội khám”, khi thì
gửi thư, hội nghị tranh biện (nổi tiếng như Hội nghị Vĩnh Bình,
Thư đòi đất đời Lý), khi thì không chịu được sự cai trị của các
quan chức Trung Quốc, trưởng các tộc nhóm đem dân chạy về lại Việt
Nam… Cho nên những đất Trung Quốc chiếm được chưa phải là lãnh
thổ của Trung Quốc, bây giờ Mạc Đăng Dung đem dâng chính là đã
chính thức công nhận chủ quyền của họ. Trong ngoại giao đó là một
việc thất thố, tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Nói tóm lại dâng đất, dâng sổ đất đai và dân số, tự nguyện xin nội
thuộc trở thành ty quận của họ, xóa bỏ cả một đất nước đã có
truyền thống mấy nghìn năm văn hóa, tổ tiên đã đổ bao máu xương
tâm trí để khai thác giữ gìn, thì đó là một sai lầm không thể bỏ
qua.
Trong lịch sử chưa thấy ai biện hộ cho việc làm này của nhà Mạc.
Ngô Thì Nhậm trong dịp đi sứ nhà Thanh năm 1793, qua Thụ hàng
thành đã viết bài thơ ghi lại sự công phẫn trước việc làm của Mạc
Đăng Dung:
Thụ Hàng thành
Lộ kinh Mạc phủ nhập Bằng Tường,
Cố thụ Hàng thành thị cố cương.
Sơn tự Lạng Sơn, khê giảo thiểu,
Thạch xưng Hạ Thạch lý thiên trường.
Thủy xa chuyển trục lôi huyên ngạn,
Hỏa hiệu tiêu đài tuyết mãn đường.
Đô thống Hàng Thành thành thậm sự,
Linh nhân thiên tải mạ Nghi Dương.
(Đường đi qua phủ mạc vào Bằng Tường, Thành Thụ Hàng xưa là cương
giới cũ của nước ta. Núi non giống như ở Lạng Sơn nhưng suối khe
ít hơn. Đá thì gọi là Hạ thạch, riêng đường càng dài. Trục guồng
nước chuyển, tiếng nước đổ như sấm huyên náo bên bờ, Trên đài
pháo hiệu tàn bay như tuyết khắp nhà. Đô thống, Thành Hàng là cái
trò gì vậy, Khiến người ta nghìn năm còn chửi mắng kẻ Nghi Dương
(Mạc Đăng Dung người Nghi Dương).
Vị túc nho Nguyễn Sĩ Lâm dịch thành thơ như sau:
Lối qua Mạc phủ tới Bằng Tường,
Thành Thụ Hàng xưa, dấu cố cương.
Núi tựa Lạng Sơn, dòng suối ít,
Mốc nêu Hạ Thạch, dặm đường trường.
Tuyết bay tàn pháo đồn canh khắp,
Sấm chuyển guồng xe, bến nước vang.
Đô thống xin hàng, trò khốn nạn,
Nghìn năm bán nước tiếng Nghi Dương
(Ngô Thì Nhậm toàn tập (Tập 3), Nxb Khoa học xã hội, 2005.
Hai câu thơ của Ngô Thì Nhậm cho thấy sự hậm hực và khinh bỉ của
Tiền nhân ta đối với hành động phản quốc đê hèn của Mạc Đăng
Dung :
Đô thống xin hàng, trò khốn nạn,
Nghìn năm bán nước tiếng Nghi Dương
Theo những tài liệu sử của TRẦN TRỌNG KIM mà chúng tôi, Nguyễn
Phúc Liên, dựa chính yếu trên đó để viết tóm tắt cuốn LỊCH SỬ
KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM năm 1982, trong đó nhận định về sự phản bội
của Mạc Đăng Dung như sau :
« Năm
1540, Mạc Đăng Dung và con cháu đã làm điều xỉ nhục cho chính mình
và tổn thương đến quốc gia. Thấy quân Minh ở biên giới đưa thư đe dọa,
Mạc Đăng Dung và với 40 người tùy thuộc, tự trói mình ra hàng và
chịu tội ở cửa Nam Quan, lậy phục xuống đất để nộp sổ điền thổ
và sổ dân đinh, rồi xin dâng đất 5 động : Tê-Phù, Kim-Lạc,
Cổ-Xung, Liễu-Cát, La-Phù và đất Khâm-Châu. Lại đem vàng bạc dâng
riêng (hối lộ) cho quan nhà Minh. » (Theo Nguyễn Phúc Liên : LỊCH
SỬ KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM, Nhà xuất bản DAY&NIGHT, Ventura,
California, USA 2006, trang 140)
Trong suốt Lịch sử bị xâm lăng,
Anh Hùng đất Việt mềm dẻo hay cứng rắn tuẫn tiết,
chứ không chịu bán nước cầu vinh
Năm
1982, sống xa Quê Hương, muốn biết Lịch sử Dân Tộc và đã đọc
những Sách Sử, nhất là Bộ Sử Liệu của TRẦN TRỌNG KIM. Chúng tôi cảm khái
và ngưỡng mộ Tinh thần Đấu Tranh Bất Khuất của Tiền Nhân để bảo
toàn Lãnh thổ và sự Trường tồn của Nòi giống Việt. Chúng tôi đã
viết một cuốn Sử vắn gọn lấy tên là LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM.
Cuốn sách được xuất bản năm 2006 bởi Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT,
Ventura, California, USA. Trong những lúc gây cấn nhất của cuộc
xâm lăng từ Trung quốc, những Vị anh hùng Dân Tộc khi cương khi
nhu : tấn công địch cho đến tuẫn tiết hay ngoại giao nhã nhặn để
làm giảm căng thẳng, chứ không chịu hàng giặc, nhất là không hèn
hạ bán nước cầu vinh cho cá nhân mình.
Chúng tôi xin trích ra đây thái độ của một số những anh hùng Dân Tộc :
* HAI BÀ TRƯNG
Năm
41, Vua Quang Vũ đời Đông Hán sai Mã Viện mang 20’0000 quân sang
tái xâm lăng nước ta. Mã Viện là danh tướng thời Đông Hán, rất nhiều
kinh nghiệm chiến trường, quân sĩ lại được tập luyện tinh nhuệ.
Hai Bà Trưng, tuy đầy nhiệt huyết, nhưng còn nhỏ tuổi, quân sĩ lại mới thu nhận.
Sau
mấy lần nhất quyết tấn công quân Mã Viện tại Lãng Bạc, Hai Bà yếu
thế đã phải lui quân về Cẩm Khê. Mã Viện tấn công đuổi theo cho đến
Hát Môn thuộc huyện Phúc Lộc tỉnh Sơn Tây. Ngày mùng 6 tháng 2 năm
Quý Mão (43), thế bức quá, nhưng Hai Bà không chịu ra hàng, đã
gieo mình xuống sông Hát Giang tuẫn tiết.
Đây
là cái chí khí thà chết chứ không chịu đầu hàng giặc ! (Theo
Nguyễn Phúc Liên :LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM, Nhà Xuất Bản
DAY&NIGHT, Ventura, California, USA, 2006, trang 14)
* BÀ TRIỆU THỊ CHINH
Triệu
Quốc Đạt và Triệu Thị Chinh là hai anh em ruột, người vùng Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa (quận Cửu Chân). Bà Triệu Thị Chinh đã từng
tuyên bố : « Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng
kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm
đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng làm tì
thiếp người ta ! »
Sau
khi được Triệu Quốc Đạt trao quân cho, Bà Triệu Thi Chinh ra
trận, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, thống lãnh cuộc khởi nghĩa. Khi ra
trận, Bà mặc áo giáp vàng, cỡi voi bành vàng, xông vào chiến địa.
Thứ
sử Giao Châu là Lục Dận đem quân vây đánh Cửu Chân. Bà anh dũng
chống trả trong vòng 6 tháng. Nhưng cuối cùng, vì quân số quá ít sánh
với đoàn quân của Lục Dận, Bà mở vòng vây máu, đem quân lui về được
xã Bồ Điền, huyện Mỹ Hóa, Thanh Hoá, và trong thế bức quá, Bà đã
tự sát .
Đúng như lời Bà đã từng tuyên bố, thà tự sát chứ không chịu hàng giặc để làm tôi đòi (Sách đã trích dẫn, trang 20)
* VUA LÊ ĐẠI HÀNH
Vua
Lê Đại Hành không những là một anh quân thiện về binh bị, mà còn
là một nhà chính trị giỏi về ngoại giao. Khi cương thì tấn công giặc
như làm tan quân Tống xâm lăng, bắt được hai chủ tướng Hầu Nhân Bảo
và Tôn Toàn Hưng.
Nước
ta thắng quân Tống về binh bị, nhưng Vua Lê Đại Hànnh, vốn là
người ưa dùng nhu về ngoại giao theo cách đối xử mà dân ta đã áp dụng
đối với cây Cột Đồng Trụ thời Mã Viện, nên đã sai Sứ đem hai tướng
đã bắt được, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng, trả lại cho Nhà Tống
và xin giao hảo. Bị thất trận nên vua Nhà Tống không hống hách
nữa. Nên lưu ý là khi nhận chiếu, Vua Lê Đại Hành đã không nghiêng
mình lậy, lấy cớ khi chiến tranh bị ngã ngựa đau chân không
nghiêng mình được. Vua Tống biết kiểu khước từ nghiêng mình đó,
nhưng không thể bắt bẻ. (Sách đã trích dẫn, trang 42)
* LÝ THƯỜNG KIỆT
Danh
tướng LÝ THƯỜNG KIỆT là người giỏi về binh bị, về tâm lý chiến
và là vị tướng duy nhất đánh sang nước Tầu để bảo vệ bờ cõi Việt
Nam, nghĩa là vị danh tướng này đã áp dụng chiến thuật BẢO VỆ bằng TẤN
CÔNG.
Thời
Tống Nhân Tông, Tầu lại quyết định mang quân sang chiếm nước ta.
Trước thái độ quyết liệt xâm chiếm nước ta, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản
được vua ta giao trọng trách chống đỡ. Chương trình chống đỡ của Lý
Thường Kiệt như sau : 1) Phá hủy trước các kho dự trữ binh khí và
lương thực trên chính đất địch ; 2) Chuẩn bị phòng vệ trên Lãnh
thổ nước ta nơi các yếu điểm.
Thực
hiện chương trình phòng thủ này, Lý Thường Kiệt thống lãnh thủy
quân đánh vào ven bể Quảng Châu, hạ được Châu Khâm , chiếm Châu Liêm.
Tôn Đản thống lãnh lục quân tiến lên bao vây thành Ung Châu
Thủy
quân và Lục quân hợp lại lấy xong Ung Châu. Cùng lùc ấy, Lý
Thường Kiệt hay tin quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết mang đại binh
sang xâm chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản thần tốc mang
Thuỷ quân và Lục quân trở lại Việt Nam bảo vệ Lãnh thổ.
Sau
khi thắng được quân Tống trên đất nhà, Vua ta lại dùng mềm giẻo
ngoại giao đối với Tống triều, sai Sứ sang trả lại binh sĩ đã bắt
sống được để làm quà, đồng thời còn cống voi cho nhà Tống.
Mềm
dẻo sử dụng ngoại giao, nhưng nhất định không hèn hạ nhận sự
thống trị hay mất một tấc đất. (Sách đã trưng dẫn, trang 49)
* TỪ THỜI NHÀ TRẦN & LÊ (thịnh)
Từ
thời Nhà Trần & Lê (thịnh), Vua, Quan, Dân (Diên Hồng) lấy
cương mà thắng giặc. Vua và các Tướng đã đưa ra những lời trừng phạt
nặng nề đối với những kẻ hàng giặc, mưu mô đưa giặc vào lãnh thổ.
Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn :
“Các
người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái
đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên
cái họa lâu đời của ta là họa Tàu Hán. Chớ coi thường chuyện vụn vặt
xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác
lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn
luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta,
thì gậm nhấm ta .Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến
giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy
nên các người phải nhớ lời ta dặn:
“Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.
Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”
Áp
dụng hậu thế: CSVN đang bán từng hòn đảo, đã nhường cho Tầu những
mảng đất liền từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu như hình da báo
Hưng Đạo Vương TRẦN QUỐC TUẤN đã viết để cảnh cáo những người có trách nhiệm mà phản bội cần phải loại trừ:
“Nay
các ngươi... trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng
phải hầu giặc, mà không biết tức,...Chẳng những ta chịu nhục bây giờ,
mà trăm năm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mãi.”
Áp dụng hậu thế: CSVN hầu giặc Tầu mà không biết tức, không biết hổ thẹn sao ?
Lời của vua Lê Thánh Tôn (1460-1497) đã nói như sau:
.. Một thước núi, một tấc đất của ta lẽ nào lại tự liệu vất bỏ
được ! Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Tổ Tiên
giống nòi để làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị nặng !.
Áp dụng hậu thế : Phải trừng trị nặng đảng CSVN bán đất liền và biển đảo
Trần Ích Tắc là một HÀNG TƯỚNG trong cuộc chiến chống quân Nguyên
và được đem về Tầu. Sau này quân Nguyên lợi dụng Trần Ích Tắc,
thuộc Hoàng Tộc, như một cái cớ sang xâm chiếm nước ta lần thứ
hai. Dầu vậy Trần Ích Tắc cũng đã bị trừng phạt. Mạc
Đăng Dung là một HÈN TƯỚNG, không những phản quốc đem đất đai và
sổ dân dâng cho Tầu, mà còn HÈN HẠ tự buộc dây vào cổ như chó má
súc vật, đi chân đất đến phủ phục dâng đất và dân cho một quan
nhà Minh. Tội bán nước Trời không tha, Đất không dung, mà còn
trở nên HÈN HẠ như chó má súc vật làm mất thể diện một Dân Tộc.
Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 30.08.2015
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment