Để người đi nhớ Huế không quên...
Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Saturday, 23 May 2015
Home »
Dân Muốn Biết
» Dân Muốn Biết Dòng Hương sao đã đặt tên?
Dân Muốn Biết Dòng Hương sao đã đặt tên?
Saturday, May 23, 2015
No comments
Dòng Hương sao đã đặt tên?
Phanxipăng
1
Dòng sông ai đã đặt tên?
Để người đi nhớ Huế không quên...
Để người đi nhớ Huế không quên...
Bài
hát kia được nhạc sĩ Trần Hữu Pháp sáng tác năm Nhâm Tuất 1982. Năm
sau, Quý Hợi 1983, lần đầu tiên bài hát xuất hiện trên tạp chí Sông
Hương số ra mắt. Từ đó đến nay, bài hát dần trở nên quen thuộc với đông
đảo công chúng gần xa qua những giọng ca như Đình Văn, Vân Khánh, Hương
Mơ, Thanh Hoa, Thu Hiền, Thanh Thanh Hiền, Cao Diệu Hiền, Hồng Thảo,
Hồng Anh, Long Nhật, v.v. Âm giai chủ rê thứ, nhịp 4/4 dặt dìu man mác,
bài hát thể hiện tình cảm lưu luyến dòng sông Hương nước êm trôi lững lờ chứ nội dung ca từ chẳng hề giải đáp câu hỏi mà nhan đề tác phẩm nêu lên: Dòng sông ai đã đặt tên?
Một năm trước đấy, Tân Dậu 1981, cũng đề cập sông Hương, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Đây là đoạn kết thiên bút ký nọ: “Có nhiều cách trả lời cho câu hỏi ấy;
trong đó, tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông
xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bên bờ đã nấu nước trăm loài hoa
đổ xuống lòng sông để làn nước thơm tho mãi mãi. Tôi lĩnh hội ý nghĩa
của truyền thuyết ấy như thế này: con người đã đặt tên cho dòng sông như
nhà thơ chọn bút hiệu của mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn
đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hoá và lịch sử".
Về mùi thơm toả ra từ dòng sông kiều diễm, tác giả bài Hương giang hành
là Vân Bình Tôn Thất Lương (1887-1951) có cách giải thích khác: "Hương
giang phát nguyên từ hai nguồn Tả, Hữu Trạch ở miền thượng lưu tỉnh Thừa
Thiên, quanh co gành bãi ruộng vườn, chảy qua Kinh Thành, đến cửa Thuận
An rồi ra Đông Hải. Hai bên bờ Tả, Hữu Trạch có giống thạch xương bồ
là một vị thuốc quý trường sanh, có mùi thơm, mọc hai bên bờ khe, nước
khe lần hoá ra thơm. Hương giang (sông Thơm) bởi đó mà có danh vậy”.
Cách giải thích ấy về sau được nhiều người hưởng ứng, chẳng hạn Nguyễn
Dược và Trung Hải đã đưa vào Sổ tay địa danh Việt Nam (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2001; trang 130) khi biên soạn mục từ "Hương giang".
Thạch xương bồ được định danh khoa học Acorus gramineus Soland,
thuộc họ Ráy (Araceae), là dược liệu được Đông y lẫn Tây y sử dụng. Kỳ
thực, loài cây thảo đó có mùi thơm, song trong thực tế, chẳng thể nào
khiến nguồn nước ngan ngát mùi thạch xương bồ được.
Cũng
nên ghi nhận thêm cách giải thích tên sông Hương vẫn được dân gian vùng
Huế truyền tụng, liên quan đến sự tích chùa Thiên Mụ / Linh Mụ và công
cuộc định đô tại Phú Xuân. Rằng xưa trên đồi Hà Khê bên tả ngạn sông
Hương vốn có chùa Thiên Mỗ, thỉnh thoảng hiện ra một "bà già trời" vào
ban đêm mà phán:
- Đời sau nếu có bậc quốc chúa muốn an dân giúp nước thì hãy đến đây cầu thỉnh linh khí!
Năm
Tân Sửu 1601, chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) tuần du đến đây. Thấy hình thế
núi sông vừa xinh tươi vừa hùng vĩ, lại nghe huyền tích thiêng liêng,
chúa Tiên cả mừng, cho tái thiết ngôi già lam và đặt tên chính thức là Thiên Mụ tự. Sau đó, chúa Tiên may mắn gặp "bà già trời" chỉ bảo:
-
Hãy đứng nơi đồi Hà Khê, đốt nén hương (nhang) rồi đi xuôi theo bờ
sông, tới chỗ nào hương tàn thì đấy chính là nơi định đô vững chắc.
Chúa Tiên vâng lời, tìm thấy địa cục Phú Xuân để tạo lập thủ phủ và cũng từ ấy, dòng sông này được gọi Hương giang.
Chuyện
khẩu truyền đó chứa lắm chi tiết hấp dẫn nhưng mâu thuẫn với sự thật
lịch sử. Giai đoạn 1600 - 1613, Nguyễn Hoàng dựng thủ phủ ở Dinh Cát
(nay thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Kế vị là chúa Sãi (Nguyễn
Phúc Nguyên), năm Bính Dần 1626 dời thủ phủ vào Phúc An (còn gọi Phước
Yên, nay thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên). Năm Bính Tý 1636,
chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) chuyển lị sở đến Kim Long, bên bờ sông
Hương, cận kề chùa Thiên Mụ. Kế tiếp, dưới đời chúa Hiền (Nguyễn Phúc
Tần), Kim Long cũng là thủ phủ. Năm Đinh Mão 1687, chúa Nghĩa (Nguyễn
Phúc Thái) mới dựng thủ phủ ở Phú Xuân.
Tóm lại, cả ba cách giải thích từ nguyên thuỷ danh sông Hương nêu trên đều mang tính giả thiết, truyền thuyết.
2
Vấn đề đặt ra: căn cứ vào nguồn thư tịch khả tín, sông Hương từng mang những tên gì trong quá khứ?
Một tài liệu địa phương chí thuộc loại sớm nhất nước ta là tập 烏州近錄 / Ô châu cận lục do Dương Văn An biên soạn năm Quý Sửu 1553, dưới triều Lê - Mạc, đã ghi tên dòng sông: 靈江 / Linh giang.
Lưu ý rằng sông Gianh ở tỉnh Quảng Bình cũng mang tên Linh giang, nên
nếu cần phân biệt thì người xưa gọi sông Gianh là Đại Linh giang. Tuy
nhiên, sự trùng tên ấy khiến người đời sau lắm phen phân vân lúc tham
khảo cổ thư như trường hợp sau.
Hãy đọc đoạn ghi chép vắn gọn về vùng Thuận Hoá trong tác phẩm An Nam vũ cống tức Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380 - 1442): "Biển là Nam Hải. Vân là núi ở cửa ải. Linh là tên sông".
Nam
Hải tức biển Đông. Núi Vân tức Hải Vân. Nhưng sông Linh thì hậu thế
hiểu không thống nhất: kẻ bảo sông Hương, kẻ cho rằng sông Gianh. Vả
lại, Dư địa chí nguyên là quyển thứ 6 trong bộ Ức Trai di tập,
tuy được Nguyễn Trãi soạn thảo năm Mậu Ngọ 1438, song đã có thêm bớt,
sửa chữa bởi nhiều lớp nho gia vào các thế kỷ XVI - XVIII. Đến năm 1976,
ấn hành Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học Việt Nam phải cẩn thận chú dẫn: "Khi nghiên cứu và sử dụng Dư địa chí, vì vậy, phải thận trọng".
Cần thêm rằng trong Plan d' une partie des côtes de la Cochinchine
(Bản đồ một phần duyên hải xứ Đàng Trong) do Le Floch de la Carrière -
đại uý hải quân Pháp - quan trắc thực địa năm Ất Hợi 1755 rồi về Lorient
in ấn năm Đinh Mùi 1787, tên sông Hương được ghi nguyên ngữ sông Huế và chua thêm tiếng Pháp: "Rivière du Roi" (sông Vua). Nhiều tài liệu khác còn cho biết dòng Hương từng mang các tên gọi: sông Lô Dung, sông Yên Lục, sông Bồ Đài, sông Tam Kỳ, sông Trong, sông Cái, sông Dinh.
Trở lại với Linh giang, thuỷ danh được xác định chắc chắn là sông Hương trong pho Phủ biên tạp lục
của Lê Quý Đôn (1726 - 1884). Dưới triều vua Lê Hiển Tông, năm Bính
Thân 1776, Lê Quý Đôn được cử vào Thuận Hoá giữ chức Hiệp trấn tham tán
quân cơ. Nhân đó, nhà bác học họ Lê tranh thủ biên soạn Phủ biên tạp lục và đã cẩn thận ghi chép các tên gọi sông Hương thuở nọ: Linh giang, sông Phú Xuân, sông Kim Trà.
Mà
Kim Trà là gì? Vốn là một huyện thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hoá,
địa danh Kim Trà xuất hiện chậm nhất cũng từ thời Lê sơ. Trong công
trình nghiên cứu Đất nước Việt Nam qua các đời (NXB Thuận Hoá,
Huế, 1996; trang 198), học giả Đào Duy Anh khẳng định: "Thời Lê sơ là
Kim Trà; chúa Nguyễn đổi làm Hương Trà. Huyện Hương Trà bấy giờ tương
đương với đất huyện Hương Trà và một phần huyện Phong Điền tỉnh Thừa
Thiên hiện nay".
Lấy
tên làng, xã, huyện, tỉnh, v.v., để đặt tên con sông ở địa phương là
chuyện phổ biến. Một dòng sông chảy qua nhiều địa phương, lắm đoạn mang
tên khác nhau tuỳ thuộc vào tên vùng đất. Ví như tại miền Bắc, sông Hồng
có những khúc mang tên Mê Linh, Bạch Hạc, Việt Trì là vì vậy. Và khi
tên địa phương thay đổi, tên sông ngòi thường theo đó mà đổi thay. Bởi
thế, tới đời chúa Nguyễn, sông Kim Trà được gọi lại là sông Hương Trà.
Thuỷ
danh nói riêng, địa danh nói chung, trải quá trình lịch sử thường biến
đổi theo quy luật: rút gọn nhằm dễ đọc, dễ nhớ, và viết lách lại giản
tiện. Hải Phòng là sự rút gọn nhóm từ "Hải tần phòng thủ / Hải dương
thương chính quan phòng", về sau còn được rút gọn triệt để trong khẩu
ngữ "Phòng". Sông Bằng chính là rút gọn tên địa phương mà dòng nước chảy
qua: Cao Bằng. Sông Bôi cũng thế, là tên huyện Kim Bôi (thuộc tỉnh Hoà
Bình) đã tắt hoá. Như vậy, sông Hương Trà được rút gọn thành sông Hương là điều hoàn toàn có thể chấp nhận.
Quốc sử quán triều Nguyễn thực hiện công trình Đại Nam thực lục chính biên (Tập I - Bản dịch của Viện Sử học Việt Nam, Hà Nội, 1963; trang 428) từng ghi rõ: "Sông Hương tức là sông Hương Trà".
3
Lần giở thơ văn cổ, chúng ta biết vua Thiệu Trị (1807 - 1847) từng ngự chế bài 香江曉泛 / Hương giang hiểu phiếm
(Sáng sớm bơi thuyền trên dòng Hương) đoạn cho khắc bia đá và dựng ven
sông, cạnh Phu Văn Lâu, ngay trước Kỳ Đài. Toàn bộ bài thơ ấy cũng được
nhà vua chọn in mộc bản trong 御題名勝圖會詩集 / Ngự đề danh thắng đồ hội thi tập ngợi ca "Thần Kinh nhị thập cảnh" với lời dẫn 香江之水 / Hương giang chi thuỷ / Nước sông Hương đầy tự hào:
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.
Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.
0 comments:
Post a Comment