BÀI CHÒI (BỘ BÀI TỚI)
LAIQUANGNAMPhần I –Tổng quan
Một
trong các thói hư tật xấu của người Việt khó bỏ xuất phát từ những
người trong đầu có chút chữ Hán là cố tật “van vái tứ phương”,
đội Hán và vọng Hán. Người thất học ngày xưa không được đi học chữ
Hán nên không thể nào ra làm quan ăn trên ngồi trước được, nên
thấy ai biết chút chữ nghĩa thì lòng thán phục lắm, có khi
sợ nữa là khác. Người bình dân ấy đâu biết rằng một ngày làm
việc của họ có khi là một tháng lương tích lũy của một vì quan
thanh liêm. Gánh nước thì khỏi bồng em. Người ít học đôi khi suy
nghĩ và quy Hán thì chúng ta không nói làm gì, bởi ảnh hưởng của
họ ít tác hại với quần chúng, lời nói gió bay. Giới được cha
mẹ cho ăn học tử tế thì không vậỵ Tầm tác hại của họ lớn hơn
nhiều, bởi họ dùng văn tự, dùng uy tín cá nhân với đám người
bình dân có khi là phu dân của họ. Họ nói điều càn rỡ xúc
phạm đến tiền nhân ta, một khi đầu mình đội Hán quá nặng, tội
ác tăng dần theo, tỉ lệ với số sách vở mà họ đã đọc được từ
nguồn Hán tộc mà chính họ có khi không hiểu cội nguồn. Với
chúng ta đôi khi còn dừng lại tự hỏi đúng sai, với bọn họ
nhắm mắt, 100 % tuyệt đúng. Từ cái đầu “mít đặc” đó họ không
còn niềm tin vào trí năng của tiền nhân mình. Hể dân tộc Lạc Việt
này có vật phẩm gì khiến văn hoá Việt nổi trội mang tầm nhân loại là
lập tức có "Người được mẹ cha cho ăn học" /ndmccah./ viết “ bên
Tàu đã từng có như thế rồi “, hàm nghĩa rằng Dân tộc ta đang ăn
cắp ý tưởng từ Tàu. Tại sao họ không dám nói rõ điều này nếu
như họ tin tưởng lập luận của mình đúng? Tại sao phải ẩn dụ
câu phỉ báng tiền nhân mình bằng cách lý luận hở đầu lòi
đuôi như thế, “ ấm ớ, do vì dẫn dụ sai “ trong lập luận của
mình? Họ hèn! Xin cứ nói thẳng điều mà ta suy nghĩ nếu như ta tin
ta đúng. Ngày nay thế hệ 1, 5 đòi hỏi mọi việc phải rạch
ròi. Của Caesar trả lại cho Caesar. Dân tộc Việt không có gì phải
xấu hổ. Vay mượn về văn hoá là chuyện rất đổi bình thường
khi mà hiện tượng thế giới phẳng nay đang được phổ cập.
"Người được mẹ cha cho ăn học" bằng các lập luận giấy trắng mực
đen, moi từ góc kẹt trong kho tàng văn minh Tàu, họ nêu người Tàu đã
viết trong sách A, B, C rồi, thậm chí họ viện dẫn ông X, ông Y
người Anh, người Mỹ, người Pháp; thấy Tàu chưa thiêng, phải có có
cánh Pháp Mỹ kê vào mới thiêng? Họ dùng sách XYZ để củng cố lập
luận của mình. Cách làm này tưởng đúng nhưng lại trật bởi
chính tác giả Phương Tây kia đã không hiểu rõ nền văn minh của dân
tộc Lạc Việt. Thêm vào đó là lập luận họ suy diễn tối hù, dẫn dụ
lùng bùng, thật xa, có khi vô cùng “ méo mó “ của chính họ nữa.
Người đọc bài viết của họ có khi rối như tơ vò vì không sao phân
biệt được đâu là câu nói của ai, và đâu là lời nói của chính tác giả
bài viết “ bêu rếu “ đó. Trước bối cảnh ấy, một khi dù lòng rất
muốn bảo vệ di sản tiền nhân mình thì nhiều người Việt đành ú ớ do vì
chính mình không tìm được bằng chứng khả dĩ thuyết phục được người
đọc để mong tìm nơi họ một sự ủng hộ, người Việt có tâm đành bỏ
cuộc. Vì sao? Một là vì họ khớp kiến thức tầm chương trích cú
của đám kia, hai là quá tốn thì giờ. Ngày nay những lý luận
bằng lối văn “ biền ngẫu “ làm rơi lệ người Việt nhưng không có
data của ngườiViệtCóTâm này thật khó lòng thuyết phục được độc giả,
nếu độc giả đó là một người Việt 1,5 hay một người Tàu lai, cha Tàu mẹ
Việt, hay một người Âu Mỹ xưa nay quen luận lý thuần lý, quen nói có
sách mách có chứng. Ngày nay chúng ta thừa hưởng một đất nước mà
trong đó người Tàu đã dã tâm phá banh, dã tâm quét thật sạch văn
hóa cội nguồn Lạc Việt từ thời Hán kéo qua Thời Minh một cách kiên
trì. Trước người Tàu Hán phá không sạch thì nay có đám hậu duệ
ConTàuLai 50/50 trên đất nước này tiếp tay khiến người Việt tứ bề thọ
địch khi đọc lại văn hoá dân tộc mình với những lập luận có thể thuyết
phục được người. (1)
Xin tạm dừng lại tại đoạn (1) nàỵ
Gần
mươi năm trước, có người thuộc lớp đàn anh của tôi là anh Đặng Tiến,
từ lâu anh đã nổi tiếng là nhà viết Văn Học Sử hàng đầu của
nước ta vào cuối thế kỷ thứ 20, anh đã viết cho tôi các dòng này:
DT gui LQN:
Y ddinh cua anh viet ve^Bai Choi, giai thich te^n cac con bai theo he^tho^ng,la rat hay va ddoc ddao.
Vo Phien dda dat van dde^nay, nhu+ng chu+a giai quyet.( Nguyet san
Ta^n Van,Saigon, so 1 thang 4- 1968. Co in lai trong Toan Tap, My,cuon
Tap But, 1989, tr277.Anh cho biet ddia chi, toi se photocpy gui.
Ngoai ra Nguyen van Xuan co viet, so+ luot, Tren Nguyet San Va(n, so 2,
thang 12-1967.Quach Tan,co ban to+i , trong Nuoc Non Binh Ddinh,
Saigon, 1967, tr 444.****
Nhieu ban ca^n nhung tham chieu nay,
nen toî man phep chuyen dden nhieu nguoi.Chuc Anh, va ca nuoc Quang
Nam Quoc, mot cuoi tuan vui.
Tha^n, va lu bu nhieu chuyen,
DT
Laiquangnam chuyển về unicode:
Đặng Tiến gửi laiquangnam
Ý định của anh viết về Bài Chòi, giải thích tên các con bài theo hệ thống rất là hay và độc đáo.
Võ
Phiến đã đặt vấn đề này, nhưng chưa giải quyết ( Nguyệt san Tân
văn, SAIGON, số 1 tháng 4-1968 có in lại trong Toàn Tập, Mỹ, cuốn Tạp
Bút, 1989, trang 227. Anh cho biết địa chỉ, tôi sẽ photocopy gửi.
Ngoài ra Nguyễn Văn Xuân có viết sơ lượt trên NGUYỆT SAN VĂN số 2,
tháng 12 năm 1967. Quách Tấn có bàn tới trong Nước Non Bình Định,
Saigon, 1967, trang 444.
Nhiều bạn cần tham chiếu này nên tôi mạn
phép chuyển đến nhiều người. Chúc anh, và cả nước Quảng Nam Quốc, một
cuối tuần vui .
Thân và lu bu nhiều chuyện,
ĐT.
Thành thật khai báo cùng ông anh kính yêu của mình.
Lúc
ấy 2006, laiquangnam nghĩ mình không đủ sức hiểu hết các ẩn dụ trong
cổ Bài Chòi, bộ Bài Tới của tiền nhân; nghĩ rằng sự phân tích mình
còn ú ớ, không làm sao chống đỡ nổi lý lẽ của các kẻ Vọng Hán, đội
Hán đưa ra lập luận VanVáiTứ Phương. Vào lúc ấy các tên gọi từ
trên con bài quá kin kẻ, ví dụ: con bài Tuyết, tại sao lại có sự chuyển biến thành tên gọi là Bạch huê như thế?, hoặc từ Đấu, tên trên con bài Đấu chuyển biến tên gọi thành Nhì Bí,
liệu có mối quan hệ gì giữa chúng với nhau không? và còn
nhiều điều phải được tìm hiểu cần thấu đáo hơn không? Nay quỹ
thời gian đã gần cạn, lúc này không nói ra, đợi đến lúc hoàn
hảo thì biết đến bao giờ?! 60 tính từng năm, 70 tính từng
tháng, 80 tính từng giờ! Chỉ mong việc làm của mình mang tâm
thức tự phát của một sĩ quan đềlô sẽ là động cớ khiến cho
AiĐó động tâm và cùng tiếp tục. Trong văn học Việt Nam hiện nay
còn quá nhiều điều cần phải được giải mã, cần được làm sáng
tỏ. Hãy trả về cho lịch sử những gì mà tiền nhân chúng ta đã
“kín đáo gởi vào đó lời dạy khôn dại “ cho thế hệ mai sau.
Mong rằng Người Việt hải ngoại hôm nay sẽ là Tổ bốn đời, tổ
năm đời …. của các hậu duệ 1,5 ; 1,7 ….1,9999 của mình sẽ để
lại chút gì cho cháu chắt của mình có chút lận lưng. Cám ơn
ông anh của mình vô cùng. Kính.
Laiquangnam.
Nay xin quay trở lại chủ đề chính, bộ Bài Tới.
Bộ
Bài Tới vốn là di sản mang dấu ấn của tiền nhân ta. Một di sản ở tầm
cao mang tính nhân văn của nhân loại cũng không khỏi bị nạn. Người
vận động được sự ủy nhiệm của chính phủ Việt Nam đương thời đứng tên
xin UNESCO chấp nhận nó là di sản Văn hoá Thế giới cũng chỉ dám xin
chung chung, xin cho Trò Chơi Bài Chòi được công nhận. Trò Chơi Bài
Chòi gồm các thuộc tính hát hò, cách chơi bài đặc trưng, lời hô thai
tiêu tiếu nặng về khía cạnh âm thanh, âm nhạc, làm sao mà so sánh
nổi cái hồn, cái tinh hoa cùng nét nhân bản trong khi phác họa
tính nhân loại và nữ quyền của dân tộc mình đi trước thế giới
Phương Tây hàng vài thế kỷ đã thể hiện mình trong bộ Bài Tới. Bộ
Bài Tới là gì ? Đó là hệ thống tư tưởng “khó hình dung nổi “ của một
nước ở châu Á đã bị hiểu lầm rằng “dường như” họ chịu ảnh
hưởng nặng nề của văn minh Trung Hoa, nay lộ rõ bản sắc mình
xuyên qua bộ tranh hội họa kỳ ảo. Ngôn ngữ hội họa mới là ngôn ngữ
chung của nhân loại thì các chuyên gia văn hoá trong nước lại không dám
đề cập. Tại sao? Xin mời đọc câu sau đây do Sở Khoa học công
nghiệp tỉnh Bình Định ngày nay viết : “..ngược lại đánh bài chòi
là hoàn toàn của người Bình Định, người Việt Nam, do người Việt Nam
nghĩ ra, không chịu ảnh hưởng nước ngoài nhiều, song cũng phải thừa
nhận đã tiếp thu có chọn lọc của loại hình bài diệp tử mã điếu và toàn
đố ”http://skhcnbinhdinh.gov.vn/?p=2705.
Tại
sao Sở KHCN này lại cạn nghĩ như thế? Rằng ai ăn cắp của ai.
Phải gọi là ăn cắp mới đúng tính chất nghiêm trọng của vấn
đề. Bởi vì đâu đây có các bài viết cho là “di sản này ” ta bắt
chước của Tàu. Vì sao? Rõ ràng nhất từ hai bài viết. Một của Huỳnh
Ngọc Trảng và một của bsi Lê Văn Lân, Người Việt hải ngoại.
Bài
của Huỳnh Ngọc Trảng được nhiều nguồn trích dẫn đang laị, trong
đó có trang báo Tuổi Trẻ, và có lẽ SKHCN tỉnh Bình định đã
khớp từ bài viết này? Cho đến bây giờ, 2005, tại Việt Nam vẫn có
người nay đang là giáo sư tiến sĩ môn Văn học dân gian vẫn còn
phân tuyến Văn Vạn Sách, một cách phân hạng mục xuất hiện từ
Võ Phiến khi dựa vào bộ bài “tổ tôm” trên đất Bắc?. Bài viết
của Võ Phiến vào năm 1968 tại miền nam Việt Nam như anh Đặng
Tiến đã ghi lại. Bài của Võ Phiến bây giờ có thể truy cập dễ
dàng tại link: bài Võ Phiến bạn có thể đọc lại link: http://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?4775
Bạn sẽ làm gì khi gặp bối cảnh như thế?
Cái gì của Caesar trả lại cho Caesar. Bạn OK?
****
I- Vài thuật ngữ bạn cần biết.
Bộ Bài Tới là công cụ chính của Trò chơi Bài Chòi.
Trò chơi Bài Chòi là tập hợp gồm bốn yếu tố xảy ra cùng một lúc tại không gian chơị
1-một
là, trò chơi tập thể xảy ra công khai trong một cái chòi. Chòi
là nhà cất vội dùng tạm. Chòi nay được hiểu có thể là đình
làng, là nhà công cộng đông người.
Chòi
có thể được hiểu là chỗ ngồi đủ rộng cho một thành viên chơi
bài với số đông người, tuy họ chỉ là một tay chơi; hay chòi
là không gian là tập hợp của 10 tay chơi gồm cả nhà cái lẫn
người xem. Tùy. Bạn có tìm hiểu thêm qua Google search khi gõ từ
khóa “bài Chòi”
2-
hai là, phải có một cỗ bài đặc trưng thuần chất Việt, đó là bộ
Bài Tới, hay còn gọi là bài Trùng gồm 60 lá bài với ba mươi
hình vẽ ẩn dụ, hình vẽ được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ hội
hoạ đặc trưng văn hoá Lạc Việt, mang tính nhân loại.
3-
ba là, phải có dàn trống, kèn hổ trợ lời hô thai, tức lời
hát xướng tên lá bài qua các câu văn vần, tiêu tiếu, có khi
dung tục.
4- phải có người hoạt náo linh hoạt, gọi là anh Hiệu cùng một ban bệ tổ chức.
Để
tổ chức được một buổi bài chòi thành công cần các bước chuẩn
bị kỹ lưỡng, cần có tài chính. Đó là lý do tại Quảng Nam quê
tôi, bài Chòi được tổ chức vào các ngày đầu xuân. Ăn tết dài
ngày, đồng quê Việt Nam dạo ấy sống bằng nền kinh tế nông
nghiệp, lúa nước.
Và thêm vài thuật ngữ khác:
- Đừng nói : Đánh bài chòi mà nói Đánh bài tới, Đánh bài trùng.
-
Bạn có thể nói: chơi bài chòi, chơi bài tới. Từ “ Chơi “ xin hiểu
lẹ là từ " Play " trong Anh ngữ. Bạn vào mạng tra cho lẹ.
- Xin nói đúng: hát bài chòi, đi nghe hát / hô bài chòi, đi coi bài chòi.
- Hô/hát bài chòi có nghĩa là hô thai câu có vần điệu về một lá bài chòi nào đó.
-
Đi nghe Hát Bài Chòi: Từ này xin hiểu theo từng địa phương, từng thời
điểm. Tại Bình Định có lối hát Bài Chòi rất đặc trưng. Có lẽ trên
đường hành quân ngày xưa, nghĩa quân Tây Sơn đã dùng lối hát này
trên đường hành quân dưới thời vua Quang Trung chăng? Chính lối hát
nhặt khoan vui tươi, âm điệu dồn dập khiến cho lòng binh sĩ thêm
hưng phấn, quên đường xa. Thời ấy đạo quân Quảng Nam dưới sự
điều binh của danh tướng Trần Quang Diệu tham gia rất khí thế.
Họ đánh trận như chẻ tre. Khí thế này mất khi danh tướng Nguyễn
Huệ đột ngột ra đi vào lúc 32 tuổi. Tiếp đến khi bên nhà vợ
lớn của Quang Trung can thiệp thô bạo vào việc triều đình thì
nhuệ khí Tây Sơn sa sút hẳn. Mười năm sau thì họ tan hàng.
Đáng tiếc. Nếu không, dòng lịch sử Bài Chòi đã chuyển sang một
khúc quanh sâu sắc hơn không chừng!.
-
Hát Bài Chòi tại Bình Định là lối hát có tuồng tích. Tuồng ta
tuồng Tàu. Thế hệ người Quảng Nam tại miền Nam Việt Nam, thuộc
lớp chúng tôi sinh thập niên 40, có lẽ không mấy ai biết về lối
hát này. Đa phần họ chỉ biết hát Bài Chòi là hát các câu hô thai
theo từng lá bài mà thôi.
Nghệ
thuật hát Bài Chòi được các giới nghệ sĩ người gốc Bình Định mang ra
Bắc sau năm 1954, họ đã xây dựng và hoàn thiện bộ môn hát Bài Chòi
tại đó. Sau năm 75 nó được mang trở lại vùng đất Đàng Trong cũ, gồm
Nam Ngãi Bình Phú và vài địa phương khác mà tôi thật sự không biết
hết. Bạn có thể tìm trên Google search. Vậy hô thai bài Chòi (Bộ
Bài Tới) liên quan đến độ tồn vong của trò chơi dân gian này,
nhưng lối hát bài Chòi Bình Định mà bạn tìm gặp qua youtube
lại thuộc một phạm trù khác và hiểu về nội hàm bộ bài tới
thì hầu như đội Hán nặng nề như đã dẫn ở trên.
II -Cội nguồn xuất phát.
Tiền
nhân ta người Đàng Ngoài tự hỏi tại sao có sự lặp đi lặp lại mãi
trên vùng đất văn vật này những điều bất an? Gạt nước mắt, lòng đầy
quyết tâm giúp họ có thể bỏ lại phía sau sản nghiệp cùng mồ mả ông bà
để dẫn cả gia đình vào Nam. Đoàn người theo chúa Nguyễn Hoàng bỏ miền
Bắc vượt đèo Ngang vào Nam, họ không quên mang theo những kinh nghiệm
sống cay đắng từ nơi chôn nhau cắt rN#7889;n. Tại vùng quê hương mới,
nơi đây họ kỳ vọng mọi việc sẽ được cải thiện. Một quyết định đầy khó
khăn và đầy cao vọng. Họ bắt đầu làm lại từ đầu với hai bàn tay không.
Lịch sử cho thấy họ là những người khôn ngoan nhất bởi qua bàn tay
họ, bởi những thành quả mà họ đạt được trong thời kỳ đầu dựng nước vào
đầu thế kỷ 17. Vậy xã hội Đàng Trong vốn do từ những rường cột ban
đầu là người Đàng Ngoài dựng nên. Người ra đi hầu như không có mấy ai
trong số họ đỗ cử nhân, Tư HƯƠNG, nghĩa là dân đội Hán rất ít.
Con cháu họ quả thật được hưởng hơn 150 năm sau đó trong cảnh thái
bình. Họ đã làm được điều “ biến việc không thể thành có thể. “ Nhờ
đâu? Có thể so với xã hội cũ Đàng Ngoài họ ít bị nhiễm bẩn văn hóa
Tàu ít hơn không?
III -Người Đàng Trong ngày ấy là ai?
Lần
qua dòng lịch sử dân tộc, năm 40 SCN, Mã Viện thời Hán đã làm cỏ nước
ta. Người Việt gốc chạy vào vùng Thanh Nghệ Tỉnh bởi họ không muốn ra
làm quan Bờm cho Tàu. Đến thời Lê Mạc Trịnh, họ chạy vào Nam. Tại
miền đất mới này họ đã chọn giải pháp dùng bộ bài tới vẽ chân dung
quan Bờm. Bài ca thằngBờmCóCáiQquạtMo đã để lại hai nét vẽ. Một là,
trên đám con trai được mẹ cha cho đi học chữ Tàu, là đầu phải đội
Hán. Âm Hán này và háng( hán+g) này dân Trung eo đều đọc như nhau, kể
cả dân Nam bộ bây giờ. Biểu trưng là trên đầu bọn ấy có chữ Hán. Chữ
Hán ấy là gì ? Ý nghĩa ra sao? Rất ốt dột. Ốt dột trong ngôn ngữ Trung
eo nghĩa là xấu hổ quá. Chữ Hán ấy lấy âm là “điền kiến”. Chữ Hán
chép không đầy lá mít, mà học đòi nói chữ! Điền, âm điền chỉ người,[
佃, ] làm ruộng, khác nhau với ruộng 田, điền thổ, là có bộ
nhân đứng gá thêm vào; kiến là kiến văn, kiến thức. Điền kiến, 田見,
lấy âm, là kiến thức của một gã nông dân. Từ nông dân được dùng
ở đây như tính từ, chỉ trạng thái tiêu cực, kẻ ít được học hành. Hai
là, mặt anh luôn luôn có cái quạt mo che mặt, bởi thực tâm anh muốn
che dấu cái khí cốt xấu xa của mình.
Mấy
ai biết cái quạt mo trên đất Bắc trong bài ThằngBờmCóCáiQuạtMo.
Nay tại đàng Trong, hình vẽ được thống nhất che mặt cho toàn
đám Quan Bờm lại phát xuất từ câu ca dao:
Văn chương chữ nghĩa bề bề,
Thần l. ám ảnh cũng mê mẫn nguờị
Xót lòng mẹ góa con côi
Kiếm ăn lần hồi, l. lớn bằng mo (ca dao)
Rõ
ràng nhờ đội Hán, vọng Hán thì được họ sẽ được gần với Thần l.
mà thôi. Kinh thiệt! Độ mĩa cay nghiệt của ông bà mình! Rõ
ràng, Mo là hình tượng so sánh với L. Trong vết ngôn ngữ Việt
ngày nay, nay còn thể hiện nơi người Huế. Một người đàn ông
Huế khi chê trách một người đàn ông khác, có thể là một quan
chức cấp cao, một thường bạn khó ưa, cái thằng cha hay làm khó
mình vô cớ, mặt mày chai cứng, họ gọi là "Thằng Mặt L.". Trong
khi Quảng Nam quê tôi thì “nhìn cái bản mặt Bạch Huê của thằng đó
là khó ưa rồi !”. Nghĩa là người đàn ông nọ có bộ mình mặt
mang là sân xi măng láng cóong!.
Quạt
mo là dấu ấn của bài thằng Bờm khi bài ca này được hiểu dưới dạng
phong dao thay vì đồng dao dành cho trẻ thơ. Trong tinh thần đồng dao
của bài ca “thằngBờm Có CáiQuạtMo”. Từ “Có” trong bài đồng dao là
động từ chỉ việc “ thủ trong tay mình, phần ấy là của mình”. Khi bài
thằngBờmCóCáiQuạtMo được hiểu trong tinh thần phong dao, có là giới
từ, tỉ như “with” trong Anh ngữ, có khiến cụm từ “có cái quạt mo’ là
cụm từ thuộc tính bổ nghĩa cho thằng Bờm. Ngoài hai điều nhận dạng
trên, tên cúng cơm mỗi lá bài là một sự định danh cho một nhân vật
dang tồn tại trong xã hội Đại Việt thời đó. Tên mỗi lá bài trong nhóm
đội Hán này, từ chớm thành quan bờm cho đến hiện thân là quan bờm, nói
trại ra là “quan bợm”. Bợm là lưu manh. Bọn quan bịp bợm. Vậy mỗi
lá bài tự thân nó đã là một nối tiếp truyền thông thống nhất tư tưởng
giữa hai miền Nam Bắc, Đàng Ngoài và Đàng Trong cho dù giữa họ đang
thật sự có chiến tranh mất còn. Chiến tranh là vấn đề giữa hai nhà cầm
quyền, văn hoá thống nhất là thuộc tính của nhân dân. Bạn xem 10 nhân
vật có ăn học đội Hán mang mặt người.
Trong
hình này có hai dấu hiệu mà người Việt ngày nay không mấy am tường.
Chữ trên lá bài là tên người xưa đặt cho. Chữ viết tay của laiquangnam
là tên dân gian.
Ví dụ 1: Một là, từ cổ như thể lá bài tới mang tên " Đấu " có nghĩa là gì? Vậy mà người phụ nữ Đàng Trong gọi đúng ý tiền nhân là anh “ Nhì Bí
” mới tài tình làm sao! Từ khi tên dân gian Nhì Bí từ họ mà ra,
khiến cho nhân vật này trở nên dễ hiểu vô cùng. Đấu là một từ
cổ. Sao Đấu, sao Đẩu, là chùm sao trong nhị thập bát tú. Sao
ĐẤU có hình cái đấu để đong rượu, nhưng không dùng đựng rượu
hay đong lúa được. Hàm ý thấy tưởng chừng như có mà thực tế
không sao sử dụng được. Tỉ như học chữ Hán láp nháp, học không
tới nơi tới chốn có hại hơn là có lợi. Đôi khi mình phạm
tội ngộ sát văn hoá dân tộc mình mà mình không hay. Đó là tâm
trạng của người đi học còn chút tâm huyết, học để làm gì,
phục vụ cho ai?
Lỡ quan, lỡ lính, lỡ làng.
Lỡ hàng dân giả, lỡ hàng công khanh.( cadao )
Ví dụ 2: Tại sao tên Hương, Tư Hương nay lại có tên dân gian là “Tứ Cẳng"?
Cách hiểu của người phụ nữ Đại Việt thời ấy khác với cách
hiểu của một chú HIỆU hiểu theo tình huống mua vui hiện nay.
Ví dụ một câu Hô thai biến tướng từ ca dao.
Ví
dụ tình huống hiện tại của anh (chị) chạy Hiệu. Anh/chị ta
đang rút ra từ trong ống tre một lá bài có tên là Tứ Cẳng (con
bài HƯƠNG, tư Hương). Muốn cho người chơi đoán được lá bài
trong tay mình đang có là lá bài gì, anh HIỆU cố lồng vào câu
hát của mình sao cho có từ “ tứ cẳng” càng tốt, hay ý văn độ
chừng có thể am hiểu, hay đoán mò chừng 50/50 là Ok. Anh Hiệu
đó nhớ câu ca dao này và hát.
Có chồng từ thuở mười lăm.
Chồng chê tôi nhỏ không nằm cùng tôị
Đến chừng mười chín đôi mươị
Tôi ngủ dưới đất chàng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn cẳng giường gãy một còn ba! (Cadao ) .
Hay bạo hơn thì hát như vầy;
Có chồng từ thuở mười lăm.
Chồng chê tôi nhỏ không nằm cùng tôị
Đến chừng mười chín đôi mươị
Tôi ngủ dưới đất chàng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
==> Từ câu cuối Có bốn cẳng giường gãy một còn ba! ==> sẽ được hát là:
“Chớ thương chi, thương chi mà HUNG RỨA ….
Cho bốn cái cẳng giường… nó rung rinh!"
Lời
hát rất dung tục, chuyện ăn nằm nay được nói trước đám đông
trước các bà ngoại, trước các cháu bé, không sao, ba ngày tết,
vui là chính. Cười là liều thuốc bổ. Không ai lấy thế làm
phiền mà lên mặt đạo đức Giáo Khoa Thư! Đừng lo. Xin mời các
bạn cùng nghe lại đoạn rất ngắn Mp3, do laiquangnam ghi âm tại
một đêm lửa trại tại Cù Lao Chàm do các anh chị văn công Quảng
Nam quê tôi hát vào cuối thập niên 00, thuộc niên kỷ 2000, với
sự tài trợ từ anh SANG, người Hà Mật-Thi Lai. Anh là một doanh
nhân Quảng Nam thành đạt, thương hiệu của anh là dệt Phước
Thịnh.
baichoi-thaitu_tucang.mp3
Trong câu hát ấy, Tư Hương, anh là ai ? Có phải anh ta là một
người ham hố " ba cái ruồi bu nó khuấy ta ” ? Tư Hương là tên một
con bài, rằng một anh học trò đã ” ba chân bốn cẳng ” học vội,
học vàng để mong được đi làm quan. Anh đã đỗ kỳ thi Hương, hình
vẽ có ghi lại trường thi năm xưa. Nay anh lận lưng cái bằng cử nhân
và đang chờ vua phân bổ ra làm quan. Bạn có thấy bốn cái lều trại dưới
tấm hình này nay lại trở thành bốn cái chân của cặp tình nhân, hay
bốn cái “chưn” giường nó rung rinh như dưới con mắt của người hô
thai vừa hát qua câu hát?
lá bài tới tên là HƯƠNG, tư hương ==> tứ cẳng.
Bạn thấy đấy, do vì bốn lều dưới đáy lá bài trong trường
thi nay trở thành bốn cái dấu chân người. Từ “tứ cẳng” là vội
vàng trong thành ngữ Quảng Nam, ba chân bốn cẳng, nay lại trở
thành “tứ cẳng” là số đếm, số chân của một cặp tình nhân.
Tài tình ở cả người vẽ tranh, lẫn ở người đặt cho tên cúng
cơm là HƯƠNG. Người phụ nữ Đại Việt thời ấy tài hoa quá!.
Câu
hát ấy rõ ràng không đúng với ý kiến của tiền nhân, nhưng không sao;
bởi các Ngài dẫu có sống lại các ngài cũng cười trừ. Tôi hình dung
các Ngài đứng xoa xoa hai bàn tay rồi nói, “Xung quá tụi bây! Qua
chịu! Qua ước gì dân tộc này của Qua luôn có tiếng cười như thế
trong mọi gia đình thay vì giữ khuôn mặt đầy đăm chiêu ô nhục
vì “ dung nhan dân tộc” ngày ngày đang bị bôi đen một cách dị
hợm như hiện nay! Chính những lời như thế mà các lá bài của Qua
còn tồn tại. Còn tồn tại là còn hiểu Qua. Sau các cuộc chiến
tranh tàn phá tan hoang đất nước này không mấy ai quan tâm đến nó,
chính cái vui này giữ nó tồn tại. Thôi Qua đi đây."
Tiền nhân ta gần gủi làm sao!
Ví dụ 3: Tại sao Xơ ==> mà lại có tên biến là Trạng; Tại sao Dọn?. Dọn là gì? ==> Nhọn.
Tại QuảngNômQuốc thời ấy, người phụ nữ Quảng Nam quê tôi lại thấu
hiểu và cho nó một tên dân gian là đầy ấn tượng như thế. Vì sao? Bởi
bộ bài này xuất phát từ ý kiến của Chúa Hiền Vương (Nguyễn Phúc
Tần). Ngài ra lệnh cho các quan hầu cận, và thỉnh cầu người
họ Đoàn Đông Yên cố sáng tác giúp cho Bà mẹ kính yêu của mình có
một thú vui tao nhã lúc về già. Mẹ ông là người họ Đoàn, người
làng Đông Yên. Bà cần được vui sống cùng với gia nhân theo hầu Bà
khi Bà xa xứ Quảng. Giải trí cho bà là điều chúa Hiền quan tâm.
Người phụ nữ thời ấy cần được mẹ ông truyền cho nhau nghe điều khôn
dại từ suy nghĩ của mình. Là nữ nhi, họ có miệng cũng như không,
bởi sự điều hành đất nước thuộc về cánh đàn ông. Bởi thế đại diện cho
họ là lá bài chủ trong bộ Bài Tới, lá bài duy nhất, tuy không có
con dấu đỏ của nhà vua ban cho, nhưng nàng là người có miệng ăn
miệng nói, dõng dạc nhất, chững chảng nhất trong ba mươi con
bài. Nàng TUYẾT nói câu khí phách, “ nhân danh người trưởng
thành tôi xin thưa cùng Thái tử, đó là ý nghĩa ba chữ Hán ghi kín
đáo “Đinh khẩu bạch” [丁口白 ] ghi nhỏ trên đầu lá bàị
Tuyết là từ Việt cổ nay còn vết trong câu thơ của Lê Thánh Tông.
Cắp cầm con Tuyết tình cờ đến
Bỏ nón chùi chân khặc khặc cười
( Hồng Đức Quốc Âm thi tập )
Lời hô thai như vầy :
Tiếc thay cây mía ngọt lại sâu
Tiếc con gái tốt mà cái bím bầu không lông
( từ BS. Hồ Đắc Duy).
Từ “Tuyết” này trong hình là nhánh rong rêu mà biến thành từ Bạch Huê
mới là lạ lẫm. Ngoài từ Bạch Huê, không còn một từ nào hay
hơn để diễn đạt một khổ nạn thứ nhất trong mười đại khổ nạn
mà một đời người phụ nữ Đại Việt phải cam chịu. Khổ nạn này
không tự họ gây ra mà là khuyết tật bẩm sinh trong cơ thể một
số ít người phụ nữ Đại Việt do vì có gia cảnh nghèo, hay vì lúc
mang thai, mẹ nàng đã trãi qua những phút giây chịu đựng trong
lo âu, hoặc từ sự suy sinh dưỡng ngay từ người mẹ lúc mang
thai truyền sang thai nhi, nay chuyển sang thực tế bất hạnh vì
cố tật đội Hán của gia đình nhà chồng, hay của chính anh chồng
cà chớn bất tài chỉ có mỗi một tài là tài đổ thừa. Chuyện
nhân sinh mười đại nạn người phụ nữ Đại Việt chúng ta cùng gặp
nhau trong một bài khác trên trang website này. Nó cần một không
gian lớn hơn để tâm tình.
Tạm gác chuyện nhân sinh khôn dại khi người phụ nữ Đại Việt muốn thưa cùng Thái tử.
Nay chúng ta tiếp tục với đám Quan Bợm nàỵ
Trong cỗ bài có lá bài tên là Dọn.
Đây là dấu vết của người gốc Quảng Trị. Ngày đó đất Quảng Trị là nơi
đặt kinh thành đầu tiên của chúa Nguyễn Hoàng. Người Quảng Trị phát
âm NH ==> D, gi. Ví dụ: họ nói: cái thằng nhỏ nhỏ, nhiều người
trong họ nói như chim, cái thằng do dỏ. Rất đáng yêu. Người Quảng
Nam hiểu ngay lập tức Dọn là Nhọn. Con bài nằm ở bậc thứ
bảy. Bảy là thất. Một lá Bài Tới có tên là Thất Nhọn hình thành. Thất nhọn là gì? Thất nhọn là một Quan Bờm sau giai đoạn Lục Chạn. Lục Trạng
trở thành viên Quan Bờm chuyên nghề bẻ cong công lý, ngậm máu
phun người, kết án người vô tội, không tội đánh cho nhận tội,
muốn khỏi đòn roi thì phải chung chi, đút lót … Đánh mới có
tiền lận lưng. Đó là cái nghề làm quan ăn cướp. Thất là tội
ác đứng ở bậc thứ bảy.
Phân tuyến 60 lá bài trong bộ Bài Tới Quảng Nam.
Đặc diểm từng tuyến:
Tuyến I:
Là cánh phụ nữ, cánh cuối cùng của chính họ. Họ tự nghĩ
về thân phận chính họ.Hình vẽ liên quan đến những gì mà người
phụ nữ có và đàn ông thì không có, kể cả phần anatomy trực quan
cơ quan sinh dục nữ như lá tứ tượng, dái doi chẳng hạn ..
Tuyến II:
Là cánh đàn ông không được học hành, họ không thể nào lọt
vào chốn quan trường đầy thủ đoạn như cánh III. Hình vẽ liên
quan đến những gì mà người đàn ông có mà người phụ nữ không có.
Tuyến III:
là thế giới học trò, nhờ cái học mà vào đời qua con đường
quan lại, ăn trên ngồi trước với nhiều mưu mô thủ đọan. Hình vẽ
là Mặt người luôn có cái quạt mo che mặt.
Cột I
Bậc cao dần
|
Tuyến I
Phụ nữ
|
Tuyến II
Đàn ông
không được ăn học
|
Tuyến III
Đàn ông được ăn học,
==> Quan Bờm
|
Bậc 1
|
Bạch Huê
|
Nhất Nọc, Nọc Thược
|
Nhất Trò
|
Bậc 2
|
Bánh/ Bành Hai
|
Nhì Nghèo
|
Nhì Bí
|
Bậc 3
|
Bánh / Bành Ba
|
Ba Gà
|
Tam Quăn
|
Bậc 4
|
Dái Doi/ Tứ tượng
|
Tứ dóng/ Tứ nhóng
|
Tư Hương/ Tứ Cẳng
|
Bậc 5
|
Năm Rún/ Đổ Ruột
|
Ngũ Đụm
|
Ngũ Trưa/ Ngũ Trợt
|
Bậc 6
|
Sáu Tiền
|
Sáu Hột
|
Lục Trạng
|
Bậc 7
|
Thất Liễu
|
Bảy thưa/ sưa
|
Thất Nhọn
|
Bậc 8
|
Tám Tiền
|
Tám Dầy
|
Bát Bồng
|
Bậc 9
|
Chín ghe/Chín xe
|
Chín Gối
|
Cửu Chùa
|
Bậc 10 (có
đóng dấu đỏ)
|
Âm/ Ầm
|
Đỏ mỏ
|
Thái Tử
|
Vài hình ảnh :
Bánh chưng cô để đó, chứ cái bánh dầy /(bánh hai, bánh ba) cô để đâu? (AVT)
Đượn /đượng là từ của người Đàng Trong, chỉ "Thẳng" tưng/ băng, ngay chừ!
Vài nơi như Phú Yên, gọi Chín gối là chín Q.
Hô thai tầm bậy,
Con Q ăn đậu ăn mè
Chứ ăn chi của chị chị đè Q tôi.
Bậy hết sức, cho dù vui là chính.
Chín gối
là lá bài chỉ điều hoạn nạn bậc chín mà người phụ nữ Đại
Việt gặp phải khi họ vớ phải anh chồng thất học, không lo
làm ăn, tối ngày chỉ mơ đến chuyện trăng hoa sàm sỡ với phụ
nữ khác ngoài vợ mình. Gây khổ đau cho con cái bà. Cái anh
chàng này đôi khi " là đại họa cho gia đình vợ". Anh ta thường
khi thuổng cả cô em khi có điều kiện, nhất cô em được mẹ phái
đến săn sóc cho chị mình lúc sinh nở.
Bài chòi của chúng ta còn lắm điều sâu xa, thâm trầm, bạn làm quen đôi nét như thế theo laiquangnam đã tạm đủ.
Nam California,
Tháng tư, 2015.
Laiquangnam
_______________
Chú thích :
Ai nói từ "Thằng Mặt L*.". Vào Da Màu, đọc bài của họa sĩ Trịnh Cung. Bất ngờ nhưng rất đáng yêu.
---------------------------
Kỳ tới:
BàiChòi -Bộ Bài Tới,
Phần II. Cội nguồn sáng tạo: Người Việt.
( Bọn Tàu chỉ là người ăn cắp ý tưởng của ta).
Gợi
ý : bạn có thể dùng Google search các cụm từ “ bàiChòi, nguồn
gốc “, bạn đọc trước các bài viết trên mạng, nhất là bài
viết Huỳnh Ngọc Trảng để tiện theo dõi Phần II.
Cội nguồn bộ Bài Tới là của TA, 100% không sao tranh cãi được cho dù họ có viện dẫn Tây Tàu ...
Laiquangnam
====================
Dư âm bài viết :
Câu chuyện bài chòi, bộ bài tới Quảng Nam
Một người bạn học lớp, sau khi đọc bài này anh viết trên Facebook của mình như sau :
ĐÊM RẰM PHỐ CỔ HỘI AN
2 @ Trò Chơi Dân Gian Thuần Việt : ĐÁNH BÀI CHÒI
& Hội Đánh Bài Chòi được tổ chức vào những đêm Lồng Đèn Sáng, trò
chơi nầy đông vui vì sự hấp dẫn của người hô có giọng hát hay và lời
ca dí dỏm. Trong đêm nay cô gái mặc áo màu đỏ đô thắt lưng vàng có
giọng hô rất tuyệt.
& Hoài Ngọc vừa đọc một bài viết về Đánh Bài Chòi của anh Laiquangnam Lai ,http://art2all.net/tho/laiquangnam/lqn_baichoi_baitoi_phan1.htm
một bài viết hay ,công phu nhưng anh không đề cập sâu đến trò chơi nầy ở Quảng Nam quê tôi.
& Riêng ở quê tôi,làng Bảo An trong những năm tháng thanh bình từ
sau 1954 đến trước 1963 mỗi lần Xuân về Tết đến đều có hội Đánh Bài
Chùa mà tôi đã từng được vui chơi ở đó.Hội Bái Chùa ở làng tôi có ông
Bảy Kiều ( ông Thảo ) hô hay nhất.
và sau đây là câu trả lời của Laiquangnam:
laiquangnam xin trả lời bạn
Cám ơn bạn hiền đã nhắc đến tên laiquangnam sau khi bạn hiền đọc bài của tôi.
Bạn
hoài niệm về bài chòi tại xứ Gò Nổi gồm Bảo An, Phú Bông,
Đông Bàn, Hà Mật, Thi Lai. Bạn trách tôi không viết về thú vui
của bài chòi. Tôi nghĩ vào youtube bạn sẽ gặp các điều bạn
muốn nghe biết.
Theo tôi, giá trị trong trò chơi bài chòi
mà chỉ để ý đến hát hò, hô thai vui vui thì chúng ta chỉ làm
trò chơi này nằm quanh quẩn ở miền Trung eo của mình mà thôi.
Nó không vào sâu trong Nam được do vì người Việt mọi miền sẽ
không thấy hết được giá trị hình vẽ ẩn dụ và tên gọi ba mươi
lá bài. 30 lá bài có gì bí ẩn? Đấy là ba mươi khuôn mặt
hắc ám, gồm mười khuôn mặt phụ nữ Đại Việt khổ đau, và 20
thằng đàn ông làm khổ họ, nghĩa là làm khổ dân tộc này. Đó
mới là một thông điệp mang tính nhân bản nhất thuộc tầm cỡ
thế giới của dân tộc ta. Còn các câu hô thai?, giá trị gì ? Nó
chỉ khiến cho người ta cười tại chỗ̉ mà thôi. Tụi tây nghe,
họ không hiểu. Người miền Nam không nghe được tiếng Trung eo nên
họ không cười nắc nẻ như ta. Nếu người Quảng Nam quê mình cứ
loanh quanh lẩn quẩn để ý đến các câu hô thai vui vui ngồ ngộ
thì di sản này sẽ không được các miền khác chia sẻ. Chúng ta
mãi mãi tự mình khoanh vùng di sản quý báu của tiền nhân.
Đó không là điều đáng tiếc hay sao? Do thuộc tính mắn miệng,
tính hay cà rỡn, nói lái giỏi, câu chuyện lặp đi lặp lại
bốn lần, năm lượt nên khi các anh Quảng Nam này đứng ra làm
anh Hiệu, thì người địa phương của anh có một buổi tiệc cười
chết bỏ, rất đã. Nếu anh Hiệu này có chút biệt tài nói lái
giỡn, có tài nói tục, mà không tự cười trước, anh nói gần
gần, anh nói xa xa ba cái chuyện vợ chồng, chuyện gái trai,
gặp lứa tuổi mới lớn nữ thập tam, nam thập lục tháp tùng
theo mẹ theo chị cùng chơi trong mấy ngày xuân, lúc này bọn
trẻ đang vào tuổi yêu nên càng thích tợn. Ngày ấy trong làng
ta ai mà đậu được cỡ tú tài cho dù hỏng kỳ thi Hương (cử
nhân lận lưng) thì đã hiếm rồi. Ngày đó giấy mực đâu có, học
viết chữ Tàu dưới đất rồi chùi chùi thay cho tấm bảng. Học
một chữ Tàu biết một hai nghĩa thông thường đã là khá
lắm,nói gì đến ngữ cảnh của từ. Họ được dân trong làng thán
phục lắm, các anh này mà một khi đội Hán; vì sao phả
0 comments:
Post a Comment