Không hận thù sau chiến tranh
Nói
đến chiến tranh người ta liên tưởng đến những đau thương tang tóc,
những tàn phá khốc liệt, những mất mát chia lìa. Bi thương hơn nữa, bao
nhiêu trai trẻ, bao nhiều chiến sĩ đã phải bỏ mình trong cuộc chiến.
Họ hy sinh thân mình vì một lý tưởng hay để bảo vệ quê hương. Họ hy
sinh thân mình vì tham vọng của người lãnh đạo hay ảo tưởng của một chủ
nghĩa. Những người lính ấy khi hy sinh, thân xác họ bị vùi chôn, bị
tan nát dưới lằn đạn, để rồi khi chiến tranh chấm dứt, người ta tự hỏi
thân xác người lính ấy sẽ ra sao? Bên thắng trận chắc hẳn có nhiều cơ
hội để lo lắng, mai táng chiến sĩ của phe mình một cách trịnh trọng
trang nghiêm, nhưng còn thân xác chiến sĩ bên thua cuộc thì sao? Có ai
nghĩ tới họ không, có ai lo lắng cho anh linh các tử sĩ đó không?
May mắn thay, qua lịch sử thế giới chúng ta bắt gặp những hành động đáng cảm phục của bên thắng cuộc đối với bên thua cuộc.
Nếu có một lần đến Washington, bạn hãy đến thăm nghĩa trang Arlington.
Ðây là nghĩa trang quân đội quốc gia của nước Mỹ,
nằm bên kia sông
Potomac. Nghĩa trang quân đội quốc gia này thật đẹp và hùng vĩ. Nhưng
xúc cảm không phải vì cái đẹp thiên nhiên mà chính vì đó là nơi yên nghĩ
cuối cùng của những người đã hy sinh trong cuộc nội chiến giữa hai
miền Nam và Bắc Mỹ từ tháng 4-1861 đến tháng 4-1865.
Ðây
là cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chỉ trong vòng 4
năm, tổng cộng 620.000 người Mỹ đã ngã xuống cho cuộc nội chiến này.
Ðối với dân số thời đó thì con số này là 2%, nếu so với dân số nước Mỹ
hiện nay thì gần 6 triệu người đã tử trận.
Trong
cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền Nam-Bắc Hoa Kỳ đã diễn ra các
trận chiến trên bộ giữa hàng vạn binh lính ở Virginia, Maryland,
Pennsylvania, Tennessee và Georgia. Các trận hải chiến diễn ra ngoài
khơi bờ biển Đại Tây Dương và trên sông Mississippi. Hàng trăm ngàn
chiến sĩ hai bên đã ngã gục, nhưng khi quân miền Nam của tướng Lee đầu
hàng, thì vị chỉ huy quân miền Bắc, tướng Grant đã nhắc nhở quân của
ông là: “Những kẻ chiến đấu phía bên kia cũng là anh em của chúng ta”. Do vậy tử sĩ của cả hai miền Nam Bắc đều được an nghỉ bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở thủ đô Washington DC.
Suôi
dòng lịch sử, chúng ta dừng lại nơi trận đánh Verdun ở miền Tây Bắc
nước Pháp. Ðây là một trận đánh đẫm máu đã đi vào lịch sử Ðệ Nhất Thế
Chiến 1914-1918, khiến một người lính đã viết: “Nếu chưa biết Verdun thì chưa biết gì về chiến tranh”. Ðược mệnh danh Ðịa ngục Verdun
(The Hell of Verdun, L’Enfer de Verdun), trận đánh kéo dài 300 ngày
(21/2/1916 - 19/12/1916), tử thương 230.000 binh lính trên tổng số
700.000 nạn nhân.
Ngay trong lúc trận đánh vẫn còn
tiếp diễn, các chiến sĩ khi tử trận trên đất địch vẫn được phe địch
chôn cất tử tế.
Nghĩa trang Verdun
Nhà Tưởng Niệm Douaumont
Khi
chiến tranh chấm dứt, sự thù hận không còn nữa, Nghĩa trang Quân đội
Quốc gia Verdun và Nhà Tưởng Niệm Douaumont (The Douaumont ossuary) đã
được xây dựng. Nghĩa trang này chôn cất không những chiến sĩ người Pháp
mà còn chôn cất các chiến sĩ người Ðức, kẻ thù của họ trong chiến
tranh. Nhà Tưởng Niệm Douaumont cũng là nơi lưu giữ hài cốt của hơn
130.000 chiến sĩ vô danh cả hai bên Pháp và Ðức đã nằm xuống trong Thế
Chiến Thứ Nhất.
Gần thành phố Mons thuộc nước Bỉ, có nghĩa trang quân đội St Symphorien, được xem như nghĩa trang đẹp nhất của mặt trận Tây Bắc (Pháp Bỉ) Ðệ Nhất Thế Chiến.
Hai cánh cổng, bên phải ghi bằng tiếng Anh và bên trái
tiếng Ðức, dẫn vào khu mộ của binh lính cả hai phe, cả hai quốc tịch.
Nghĩa trang như một công viên đẹp, ngay hàng thẳng lối, là nơi yên nghĩ
của hơn 500 binh sĩ gồm 284 Ðức và 229 Anh. Lối đi ở giữa dẫn đến chỗ
cao và sáng nhất, nơi đặt Trụ đài Tưởng Niệm, do người Ðức dựng lên để
tưởng niệm những chiến sĩ Ðức và Anh đã hy sinh trong trận đánh Mons
vào hai ngày 24 và 25 tháng 8 năm 1914.
Trụ đài Tưởng niệm nghĩa trang St Symphorien (Bỉ)
Hai ngôi mộ nằm cạnh nhau của Captain Roy (Anh) và Gefreiter Dietrich (Ðức)
Gần
đây nhất, hãy nhìn nước Ðức sau ngày 9 tháng 11 năm 1989. Khi bức
tường Bá Linh sụp đổ, người dân Tây Ðức đã mở rộng vòng tay đón chào
người anh em Ðông Ðức. Sự thống nhất nước Ðức đã là một lễ hội lớn.
Chính quyền Tây Ðức mở rộng vòng tay cưu mang người dân Ðông Ðức, không
có tù cải tạo, không có trại tâp trung, không có trả thù. Tất cả mọi
người hòa niềm vui thống nhất.
Lịch
sử chiến tranh trên thế giới đã cho chúng ta những hình ảnh nói lên sự
tự trọng, tính nhân bản và lòng vị tha sau cuộc chiến. Thử hỏi người
cộng sản Việt Nam sau khi cưỡng chiếm hoàn toàn miền Nam Việt Nam, họ
đã đối xử ra sao với những người lính miền Nam, với đồng bào ruột thịt
của họ?
Hình ảnh
đầu tiên khi người cộng sản cưỡng chiếm miền Nam sau ngày 30/4/1975,
chính là việc biết bao nhiêu anh chị em thương phế binh VNCH đang nằm
trong bệnh viện đã bị đuổi ra khỏi nhà thương, không cần biết bệnh nặng
hay nhẹ. Những thương phế binh này không nơi nương tựa, không người
chăm sóc, đã phải lê tấm thân tàn sống vất vưởng khắp các nẻo đường
đất nước. Rồi các nghĩa trang tử sĩ VNCH, như nghĩa trang Biên Hòa, đã
bị người cộng sản cầy nát. Hàng triệu quân nhân, công chức, nhà văn,
nhà báo của chế độ VNCH đã bị đưa vào trại tù “cải tạo” nơi rừng sâu
nước độc. Tài sản, nhà cửa của họ bị tịch thu, vợ con bị đưa đi vùng
“kinh tế mới” âm u chướng khí, con cái không được đi học hay đi làm
việc vì cha mẹ có liên quan đến chế độ cũ.
Có
chế độ nào phi nhân bản như cộng sản Việt Nam khi đối xử tàn tệ với
phe đối nghịch khi chiến tranh đã chấm dứt? Có chế độ nào man rợ như
chế độ cộng sản Việt Nam khi đối xử tàn bạo, vô nhân đạo với những
người cùng chung huyết thống?
Người xưa có câu:
“đem đại nghĩa thắng hung tàn
lấy chí nhân thay cường bạo”,
còn người cộng sản Việt Nam hành động ngược lại:
“đem hung tàn thắng đại nghĩa
lấy cường bạo thay chí nhân”.
Chủ
thuyết cộng sản đã biến con ngưòi thành những kẻ mất hết lương tri, đã
hủy hoại và tàn phá những lễ nghĩa, nhân cách do ông cha để lại. Ngày
nào còn chế độ cộng sản trên quê hương Việt Nam, ngày đó dân tộc ta còn
chìm đắm trong khổ ải và thua thiệt các nước lân bang. Còn gì đau lòng
hơn.
Ngô Thụy Chương
0 comments:
Post a Comment