Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Wednesday 4 June 2014

Đấu tranh Ôn Hòa là nhu nhược: Là kiếp làm nô lệ cho cộng sản cai trị.


  “Khuyến mãi” cho ĐCSVN? 

 


Để chọn lựa phương pháp đấu tranh bạo động hay bất bạo động, chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại. Tuy từng thời điểm sẽ có những chiến thuật khác nhau.


MỘT:


Đầu tiên thử tìm hiểu xem sự khác nhau giữa đấu tranh bạo động và bất bạo động như thế nào:
Đấu tranh bạo động: là phương pháp dùng vũ khí trong hành động, có thể là bom xăng tự tạo, gậy gộc, gạch đá, chất nổ và ngay cả súng đạn. Có thể thực hiện ở nhóm ít người hoặc đông người. Tối mật, tuyệt mật.
Đấu tranh bạo động có 3 cách:
1- biểu tình bạo động
2- bạo động du kích
3- bạo động quân sự.
Đấu tranh bất bạo động (BBĐ): là một hình thức đấu tranh không dùng vũ khí nhưng dùng số đông quần chúng, chính nghĩa của họ để làm sức mạnh, áp lực, hóa giải một thế lực mạnh hơn gấp nhiều lần.
Không bạo lực nhưng không thụ động, đòi hỏi trực diện, kiên trì và quyết tâm cao độ, đòi hỏi một chính nghĩa để có được sự ủng hộ của số đông, huy động tất cả mọi thành phần cùng tham gia.
Không cần bí mật cao, mở toàn bộ phương pháp và chiến lược, để mọi người cùng hiểu rõ, tin tưởng, tham gia và ai cũng hành động được.
HAI: 
Liên hệ xã hội VN:
1- Chế độ công an trị, đàn áp tàn bạo, dã man các tư tưởng phản kháng ngay từ trong trứng nước. Thà giết lầm hơn bỏ sót
2- Chế độ CS-KTTT định hướng XHCN, “con rắn - tắc kè”.
3- Người dân chưa vượt qua sợ hãi. Cả 2 mặt: sợ hãi bị đàn áp, trừng trị dã man của Công an mật vụ, chính quyền, và sợ hãi mất cuộc sống bình thường có tự do một phần, có tài sản và công việc, tuy bất công xã hội, mất quyền con người trầm trọng.
4- Sự kiện HD981 đã đưa chính nghĩa về cho nhân dân, lộ rõ bộ mặt bán nước cầu vinh, tay sai cho TC xâm lược.
BA: 
Về mặt xã hội: như những bài trước tôi đã viết, nếu chia cuộc biểu tình ra làm 3 giai đoạn, thì công thức Pythagore trong đấu tranh là: không thể thiết lập GĐ1 của cuộc biểu tình để lật đổ ĐCSVN hiện tại. Như vậy chúng ta chỉ có thể làm việc, chuẩn bị mọi vấn đề ở Giai Đoạn A giai đoạn dùng những chiến lược dân sự, KHKT hiện đại, internet, điện thoại di động... để kêu gọi, tập hợp số đông. Giai đoạn giúp người dân vượt qua sợ hãi để tham gia tạo sự bắt đầu. (hình dưới)
“Cách mạng Serbia năm 2000 từ một câu chuyên có vẻ rất bình thường nhưng đó là bước khởi đầu cho một chiến lược lâu dài của Phong trào Otpor. Sinh viên Slobodan Djinovic, Srdja Popovic bắt đầu cuộc đấu tranh bằng con số 10 người, khởi đi vào mùa thu năm 1998 tại quán cà phê Greenet, thủ đô Belgrade. Chiến dịch lớn đầu tiên được tung ra mang tên gọi: “Nó thối nát. Nó sẽ đổ”
Độc tài Slobodan Milošević bị đem ra chế diễu như một tên hề, bị tạo ấn tượng như một tên độc tài ngu dốt, tên chính khách gian trá và ích kỷ... 
Từ đó hình thành một phong trào sinh viên thách nhau, thi đua, bắt chước làm theo và post đầy trên mạng, từ mạng có thêm người bắt chước, sáng tạo phương thức mới, biến nó thành một đám cháy rừng lây lan trên đường phố. 
ĐCSVN đã nghiên cứu rất kỹ và học thuộc lòng như cháo tất cả các bài học thất bại đó của xã hội Đông Âu, Serbia, Ukraine, Ai cập... cuối cùng bọn chúng đưa ra phương châm bất di bất dịch, thuộc hàng quốc sách:
1- Diệt tất cả từ trong trứng nước,
2- Nhồi sọ người dân, sinh viên, học sinh tê liệt sự phản kháng.
Giai đoạn A phong trào trà trộn cùng với dân chúng vậy thì bạo động bắt đầu từ đâu?
Anh không thể kêu gọi mọi người “nhào vô” biểu tình bằng bạo động được. Hoặc ngay cả biểu tình BBĐ rồi sau đó chuyển thành bạo động. Hốt ngay lập tức. Nhưng, anh có thể thành lập những nhóm nhỏ tổ chức bạo động du kích. Lâu lâu, đặt mìn phá hủy cầu Sài Gòn, cầu Long Biên, đồn CA v.v... Bom xăng, ném vào các cơ quan chính quyền, nhà các “xếp”, quan to, mặt vẹm, kích động công nhân bạo động... Tốt! nếu anh thực hiện được! Những phong trào này, tuy làm CS trầy da sướt thịt, gãy chân gãy tay nhưng không làm CS chết, chúng sẽ mọc ra vài cái tay khác nguy hiểm tàn ác hơn nhiều. Tuy nhiên về mặt xã hội, những chương trình này có giá trị rất lớn, nó thức tỉnh được người dân, thỏa mãn sự căm thù và dường như họ có cảm giác CS bị thương sẽ suy yếu.
Tiếp theo, bạo động sẽ làm gì? Làm sao để anh nhảy qua GĐ 2? làm sao để anh quy tụ số đông? Không ổn! Bạo động du kích cũng sẽ chỉ dừng lại ở mức độ du kích thôi. Không thể phát triển được, nếu không nhờ vào những phong trào BBĐ khác.
Lý thuyết là vậy, nhưng thực tế còn khó thực hiện hơn. Bản chất người Việt hiền hòa, ảnh hưởng bởi Đạo Phật, Nho giáo sống cam chịu là chủ yếu, khổ mấy cũng chịu được, cộng với cách quản lý thôn làng, ấp xã, cắt đứt mọi liên kết, mà CS đang áp dụng rất khó để biến nó thành phong trào, phải chăng là vài vụ nhỏ lẽ bất ngờ, đơn thuần.
Đấu tranh BBĐ, tuy lúc đầu im lặng, nhẹ nhàng, không đáng sợ, nhưng sức tàn phá về lâu dài ghê gớm hơn. Bởi vì nó không đáng sợ nên chúng ta mới qua mặt được CS, và giúp người dân tham gia không sợ hãi. CS rất sợ đám đông, bằng mọi cách chúng sẽ tiêu diệt đám đông. Vì vậy chiến lược đấu tranh BBĐ ở VN là phải làm sao giúp người dân vượt qua sợ hãi, bảo đảm an toàn cho họ và bọn CS sẽ không có lý do gì để cấm đoán. Nếu tập hợp được đám đông, kể như chúng ta đã giựt sập được trụ cột chiến lược tồn tại của CS.
Cách mạng VN có thể nói, giai đoạn đầu là lật đổ ĐCSVN, tiếp theo là xây dựng một xã hội dân chủ đa nguyên, đa đảng phù hợp với lòng dân. Mọi cuộc đấu tranh, lúc nhá nhem ở GĐ3 rất dễ sản sinh ra 1 chế độ độc tài khác hoặc 1 tổ chức chính trị khác cướp công của người dân như đã từng xảy ra ở Rumani, Ukraine. Mọi cuộc bạo động rất dễ dẫn đến chuyện này. Đấu tranh BBĐ có nhiều khả năng giới hạn chuyện này hơn. Bởi vì BBĐ phải lên tất cả mọi chiến thuật, chiến lược lâu dài trước, rồi mới thực hiện chứ không phải ‘đụng đâu chơi đó’, cho nên nó đã lên chương trình trừ khử hậu họa này trước rồi.
VN đang có nền KTTT định hướng XHCN, vài chục Tổ Chức XHDS nhỏ lẻ, cứ tạm cho là được đi. Để xây dựng 1 đất nước Dân Chủ thật sự chúng ta cần có 3 yếu tố: Xã hội DS tự do phát triển, Kinh tế thị trường, Chính quyền vì dân. Vậy chúng ta chỉ cần 1 chương trình nữa thôi: Chính quyền vì dân. Thử hỏi, nếu chúng ta dùng bạo lực lật đổ chính quyền, thì liệu chúng ta có xây dựng 1 XH mới phi bạo lực không? Hay bạo lực hơn chính quyền cũ? Bạo lực sinh ra bạo động xã hội, vậy XH còn lại những gì để xây dựng kiềng 3 chân cho xã hội Dân chủ? Nhìn chung, cuộc sống người dân hiện tại, không ai muốn chiến tranh nữa, không muốn đổ máu nữa, mặc dù căm phẩn CS đến cực độ, họ vẫn muốn đêm ngủ sáng thức dậy, CS biến mất trên cõi đời này lúc nào không hay. “Tuyệt cú mèo, phước đức mười đời”. Hoặc cuộc sống của họ như vậy, cứ tiệm tiến, tiệm tiến, tiệm tiến dần, đến một xã hội hoàn hảo hơn và không CS. Tôi vẫn thấy đây là giải pháp tốt nhất phù hợp nhất cho cuộc Cách Mạng ở VN.
Đồng ý rằng: Tự do không ai cho không, nhưng đấu tranh BBĐ giảm thiểu những thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.
BỐN:
Về mặt con người: Tôi không tin công nhân hay sinh viên là những người dẫn đầu phong trào đấu tranh lật đổ ĐCSVN. Tôi tin ở thành phần tri thức, các blogger, facebooker hơn. Họ là những người trực tiếp chịu áp bức và qua internet họ nhìn thấy bản chất thực dối trá của CS. Như những bài trước tôi đã viết (Vì sao dân ta sợ), giai cấp tri thức và công nhân là 2 giai cấp bị áp bức nặng nhất ở XHVN. Nhưng giai cấp tri thức nhờ internet đã mở mang thêm cho họ kiến thức đấu tranh trong thời đại mới, còn công nhân, hầu như chỉ dừng lại ở mức độ “giá lương tiền ”. Về sinh viên, họ bị “triệt” sợ ngay từ ở thời học sinh không phản biện, không phê bình, không phản kháng, vậy thì làm sao họ đứng lên được, trong khi ăn chơi thì nhà nước cho xã láng. Như vậy, ở VN, phong trào đấu tranh sẽ bắt đầu từ tri thức, sau đó lan tỏa ra công nhân, dân oan, và tiếp đến sinh viên, tôn giáo và cuối cùng Đảng viên ý thức, nông dân tiểu thương cùng tham gia.
Vậy, phương pháp đấu tranh nào phù hợp với tri thức? Phải chăng Bất bạo động?
NĂM:
Giả sử chúng ta đang tiến vào GĐ 2, giai đoạn di chuyển của cuộc biểu tình. Chúng ta đã tập hợp được 5000 “quần chúng tự phát”. Nói thật tôi cũng chưa tưởng tượng được 5000 người nó đông tới cỡ nào, tôi mới chỉ nhìn thấy 1500 người thôi, nhưng biết rằng hãy còn ít lắm so với 25.000 người ngày 2/10/1989 tại Đông Đức. Vẫn chưa làm được gì. Công-mật-đen (CA, mật vụ, xã hội đen) đang ra tay đàn áp dã man. Tại sao chúng ta không đem vài quả bom xăng ném vào chúng nó? Tại sao chúng ta không đem con dao Thái Lan cho nó 1 nhát? Đem gậy đập cho từng thằng, v.v... Thú thật, vẫn còn ở tương lai tôi chưa trả lời được những câu hỏi này.
Nhưng tại VN hiện tại, lực lượng đấu tranh còn mỏng, không thể làm được chuyện này. Chúng ta chỉ càng gây thêm bạo lực để chúng nó có cớ đàn áp dã man hơn. Một người biểu tình, năm thằng công- mật- đen làm sao chúng ta chống lại.
Vì chiến lược đường dài, chúng ta phải chấp nhận trường hợp này nếu xảy ra.
Nhưng, theo tôi, phải triệt, vô hiệu hóa giải pháp xã hội đen của CSVN.
Bằng cách: không để dẫn tới sự việc này. Cách nào? Tạm thời chưa biểu tình nữa. Vô lý quá! Vậy đó.
Không biểu tình, không có nghĩa là nằm nhà xem thời sự, mà là chuyển hóa nó “tắc kè” thành cách khác. Cuối cùng của vấn đề là làm sao tụ tập được đám đông, làm sao để luôn luôn gia tăng số lượng người tham gia, chứ không phải chỉ duy nhất là biểu tình. Như phong trào tôi đã đưa: “Không ngủ là yêu nước, bắt tay nhau tự do” là 1 trong những phương pháp như vậy. Cuối cùng là nó giúp cho người dân vượt qua sợ hãi. Tiến lên hành động. K2, một lãnh đạo cốt cán của giới trẻ Miến Điện, người đã dự phần tổ chức và tham gia vào Cách mạng Màu vàng cam (Saffron Revolution) đã nói: "Chúng tôi muốn học cách huy động quần chúng và vượt qua sợ hãi." 
Phong trào Dân chủ VN cần phải chuyển qua giai đoạn mới, suy nghĩ mới, phương pháp mới. Giai đoạn đấu tranh có tổ chức và chiến lược rõ ràng, chứ không tự phát như lâu nay. Lực lượng nòng cốt chúng ta đã có đủ, rất trân trọng, khoảng 200 người. Vậy làm sao chúng ta bảo vệ họ, phát triển số lượng, chứ không phải cứ kêu gọi biểu tình suông, để công-mật-đen hành xử là sai lầm nghiêm trọng.
Lâu nay chúng ta trực diện công khai cá nhân, đã đến lúc phải chuyển qua giai đoạn trực diện công khai tập thể thì công-mật-đen mới bó tay thôi. Đúng ngày chủ nhật hàng tuần, chúng ta đến địa điểm đã chọn công khai trực diện, có mặt đầy đủ, xong về. Trong tuần ai làm việc gì thì cứ ngoan ngoãn mà làm, gặp CA cũng ngoan ngoãn, bình thường, không cần phản kháng, cần gì Chủ nhật chúng ta xuống đó làm. Có anh em bảo trợ. Giúp nhân dân vượt qua sợ hãi. Mỗi một chủ nhật phải thêm được số lượng người, thêm được số lượng người mới gọi là thành công.
Như vậy chúng ta mới triệt phá được trò công-mật-đen CS, khi lực lương 2 bên gần ngang ngửa, bọn xã hội đen sẽ tự bỏ chạy trước mất dép. Đúng bản chất!
SÁU:
Câu chuyện của tôi. Ngày nọ, tôi bị hư xe Honda trên đường xa lộ Hà Nội, ghé vào tiệm sửa xe ven đường. Hai thợ lấm luốt ngồi làm, tôi ngồi nghỉ. Tôi thấy một người thợ đang trả giá mua một smartphone cũng bèo thôi. Xong tôi mới hỏi: “Em làm vậy tiền có khá không mà chơi smartphone, anh xài điện thoại cùi bắp thôi đây này”- Người thợ bên cạnh xía vô: “nó mua để nó nghe đài VOA đó anh”,- ủa, sao nghe được, - “Nó nghe đài VOA trên mạng đó”, - vậy sao không nghe trên radio, mua có mấy chục ngàn thôi, - “Chơi điện thoại di động tiện hơn chứ anh, vừa nghe, vừa đọc, vừa gọi được”. - OK.
Câu chuyện đó đã làm thay đổi toàn bộ ý nghĩ trong tôi về chiến lược lật đổ ĐCS trong tương lai. Sao chúng ta không sử dụng được những hiệu quả tin học trong đấu tranh nhỉ!
Phải chăng phương pháp đấu tranh của chúng ta lạc hậu không? Biểu tình ư, bạo động ư, CS là bậc thầy! Tại sao chúng ta không tạo nhiều Game trên máy tính, điện thoại di động về chính trị để mọi người sử dụng nhỉ? Tại sao chúng ta không sử dụng Message trên điện thoại để mở mắt người dân nhỉ? Và vô vàn cách khác...
Một dòng chảy kín đáo, âm ỉ, ì xèo dưới lòng xã hội đang chờ bộc phát.
BẢY:
Hãy đọc tư liệu này của Gene Sharp:
“Cho dù phương thức dùng bạo lực có lợi ích gì đi nữa nhưng có một điều đã rất rõ là:

Khi đặt tin tưởng vào phương cách bạo lực, các nhà tranh đấu đã chọn ngay cách đấu tranh mà những kẻ đàn áp hầu như luôn luôn chiếm ưu thế. Những kẻ độc tài có đầy đủ trang bị để đánh phủ đầu bằng bạo lực. Cho dù các nhà dân chủ có cầm cự được lâu hay chóng, thực tế thảm thương sau cùng của việc đối chọi bằng súng ống thường không tránh được. Phía độc tài hầu như luôn luôn nắm ưu thế về súng ống, đạn dược, phương tiện vận chuyển, và quân số. Cho dù dũng cảm tới đâu, những nhà dân chủ hầu như luôn luôn không đáng là đối thủ”
Chúng ta chọn phương pháp đấu tranh để đi đến hiệu quả thắng lợi cao, chứ không phải để thỏa mãn lòng căm thù.
TÁM:
Suy cho cùng, vẫn là chiến thuật, chiến lược, tổ chức tốt mới dẫn đến thành công, chứ không phải chỉ đơn thuần là cách thức. Nó là một phần trong rất nhiều yếu tố khác còn lại. Nếu anh không biết tận dụng cơ hội khách quan, phát triển yếu tố bất ngờ, không đoàn kết các tổ chức với nhau thì chỉ làm mòn mỏi người dân, thêm nản chí.
Tuy nhiên, qua phân tích suốt phong trào đấu tranh VN hiện nay, không có chỗ nào để phong trào bạo động có thể đứng độc lập mà thành công. Nó phải dựa vào phong trào BBĐ. Hầu như mọi cuộc đấu tranh BBĐ trên thế giới, GĐ 3 quyết định, đều dẫn tới bạo động, mới làm một đòn quyết tử, chí mạng lật đổ chính quyền độc tài đương thời. Không ai kiểm soát được tình hình lúc này, bạo động ắt xảy ra thôi, đó là cần thiết. Nhưng BBĐ đã chuẩn bị tất cả, tất cả, để dẫn tới giai đoạn này.
Riêng tôi, tôi vẫn ủng hộ ý tưởng đấu tranh để tiệm tiến xã hội VN, vẫn phát triển, vẫn thay đổi, vẫn kêu gọi một cách ôn hòa, ôn hòa người dân quần tụ lại với nhau như một trò chơi lớn, tụ tập càng ngày càng đông hơn. Đến một lúc nào đó, nhìn thấy thế trận đã đổi ngược, người dân không còn sợ hãi nữa, thì ĐCSVN sẽ quỳ gối xin nhân dân cho em thay đổi và tuyên bố trước thế giới rằng” Đảng ta đã sáng suốt thay đổi”. Bản chất vẫn là rắn-tắc kè mà!
Vậy tại sao chúng ta không sử dụng phương pháp đấu tranh BBĐ xuyên suốt chiến lược lật đổ ĐCSVN và ‘khuyến mãi’ thêm cho đảng vài trái mìn, bom xăng... để tạo thêm cho phong trào một ít màu mè nhỉ?
Sài Gòn 1/6/2014


Trần Duy Sơn (Danlambao)

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.