“Văn nghệ chính là vũ khí tuyên truyền của nhà nước Việt Nam, xin Mẹ đừng góp tay với họ ..”, bà Trần Ngọc Minh đã nghẹn ngào chia sẻ câu nói của tù nhân lương tâm, Đỗ Thị Minh Hạnh, con gái của bà trong buổi tối tiễn bà Ngọc Minh rời Melbourne đi Adelaide để tiếp tục cuộc vận động cho con gái bà cũng như các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Đỗ Thị Minh Hạnh là người thích hát, cô hát ngay cả trong lúc bị công an hành hạ, đánh đập và tiếng hát của cô đã bay cao chạm đến trái tim của nhiều người còn quan tâm đến dân tộc, đến quê hương Việt Nam, đã bay cao theo hy vọng một ngày nào đó nhân quyền được tôn trọng và tự do sẽ đến với đất nước và con người Việt Nam. Tâm hồn lạc quan và nghệ sĩ tính của Đỗ Thị Minh Hạnh có lẽ là do di truyền từ người mẹ, Trần Ngọc Minh. Và tiếng nói của bà Trần Ngọc Minh cũng đã và đang chấp cánh bay xa qua Thái Bình Dương, lên tiếng cho nổi oan ức của Minh Hạnh, của người dân Việt Nam để kêu gọi sự ủng hộ, tiếng nói của người dân Việt tại hải ngoại và chính quyền các nước tự do như Hoa Kỳ, Canada, Đức và Úc.
Mười ngày qua tại Úc Châu, bà Ngọc Minh đã bôn ba khắp nơi, rơi không biết bao nhiêu nước mắt vì xúc động với tình người tại Úc Châu, vì cảm xúc khi nhắc đến Minh Hạnh bị hành hạ trong tù . Và tối hôm nay, buổi họp mặt cuối cùng tại Melbourne, nước mắt của bà lại tuôn trào khi nghe bài thơ của Thi Sĩ Trần Trung Đạo viết cho Đỗ Thị Minh Hạnh qua giọng ngâm của Nghệ Sĩ Minh Hiếu, qua những bài nhạc đấu tranh của Nhạc Sĩ Hồ Hải tại Melbourne và các giọng ca của chị Nguyệt Nga, Ngọc Chung, Vy Phương, Thúy Lan và tiếng đàn Phương Yến, hai chủ nhân Nhà hàng Nhị Nương, tặng riêng cho bà Ngọc Minh và Đỗ Thị Minh Hạnh. Tình yêu người mẹ cao cả dành cho con không chỉ thể hiện qua những ngày đi khắp nơi, kêu gọi sự quan tâm của thế giới với Minh Hạnh, mà còn chất chứa trong những sáng kiến muốn thực hiện các màn hoạt cảnh, màn múa thể hiện lên sự đau khổ trong ngục tù, thể hiện sự can cường của những người tù nhân lương tâm.
http://dangtho.blogspot.com/
0 comments:
Post a Comment