Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Wednesday 26 March 2014

Mỹ và các đồng minh :Loại "Nga" khỏi G8


Putin trong 1 lần đi săn
Nga bị loại khỏi G8
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thượng đỉnh La Haye. Ảnh ngày 25/03/2014.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thượng đỉnh La Haye. Ảnh ngày 25/03/2014.

REUTERS/Doug Mills/Pool

Ngày 24/3/2014, tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh nhất trí trừng phạt Nga sáp nhập Crimée. Bảy cường quốc công nghiệp phát triển quyết định huỷ hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức vào tháng 6/2014 tại Sotchi. G8 sẽ được thay thế bằng thượng đỉnh G7 họp tại Bruxelles, không có Nga.

Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, bên lề hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, giữa tổng thống Mỹ và các đồng sự Canada, Đức, Ý, Pháp, Anh, Nhật.
Trước cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng nên loại trừ vĩnh viễn Nga ra khỏi nhóm G8 gồm 7nước công nghiệp phát triển cộng với Nga. Tuy nhiên chủ đề này không được đề cập.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius bình luận việc hoãn thượng đỉnh G8 « có thể là một trong những động thái có ý nghĩa nhất bởi vì nó cho thấy tất cả các nước đó không chấp nhận sự sáp nhập Crimée như là sự việc đã rồi ».
Các nước phương Tây, ngoài ra, cam kết sẽ có những biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm trọng hơn với Nga, nếu Tổng thống Putin tiếp tục đe doạ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
Trước cuộc họp G7 này, Ngoại trưởng Serguei Lavrov đã cố giảm thiểu tác động của việc Nga bị đẩy ra ngoài cuộc. Ông Lavrov đã có một động tác được đánh giá là cởi mở tại La Haye khi chấp nhận gặp tay đôi với người đồng sự Ukraina Adrii Dechtchitsa. Đây là cuộc gặp cấp cao nhất của hai nước kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraina.
Điện Kremlin đã lên tiếng. Hãng tin Nga Interfax dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga vẫn muốn giữ tiếp xúc với các nước G8 ở mọi cấp. Phát ngôn viên Dmitri Peskov khẳng định việc chấm dứt tiếp xúc với Nga trong khuôn khổ G8 sẽ gây thiệt hại cho nước Nga và cả các nước khác.

Anh Vũ

-----------------------

Khát vọng Nga

Xe tăng Liên Xô trên đường phố Budapest 1956
Xe tăng Liên Xô trên đường phố Budapest 1956
Đêm thứ sáu 20 tháng 3 Putin ra lệnh bắn pháo hoa tại Moskva và trên toàn bán đảo Crimea để ăn mừng chiến thắng. Trong vòng hơn nửa tháng, họ đã sát nhập xong bán đảo Crimea nơi có quân cảng Sevastopol trên bờ Hắc Hải vào lãnh thổ Nga mà không tốn một viên đạn.
Uy tín của Putin lên cao chưa từng thấy. Trên 80% dân Nga ca ngợi những quyết định của ông là tuyệt diệu. Dân Nga đổ xuống đường, tay cầm cờ, miệng gào thét: “Chúng tôi yêu Putin”, “Chúng ta đã chiến thắng”.
Mười lăm năm trước Putin bước vào Điện Krelim không phải do dân bầu mà do Boris Yeltsin chỉ định. Từ một gã trung tá mật vụ KGB, ông lãnh đạo một đất nước khổng lồ, với dân chúng mang nặng những tự ti, mặc cảm của đói nghèo và hoài niệm về một Đế quốc Liên Xô vừa sụp đổ.
Đầu năm 2009, Obama bước vào Tòa Bạch Ốc, khởi động một mối quan hệ Nga – Mỹ đầy thân thiện. Moskva không ưa dự án lá chắn chống tên lửa của Mỹ dự định đặt tại Ba Lan và Cộng hòa Szech, Obama chiều Putin, loại bỏ gần hết, chỉ giữ lại một phần không đáng kể trên đất Rumania. Chuyện Ukraine và Georgia nộp đơn xin nhập NATO năm 2008, Obama và châu Âu không muốn làm mất lòng Nga, nên đã quên những lá đơn này trong ngăn kéo, chẳng ma nào đoái hoài tới.
Những cuộc thương thảo trên hồ sơ nguyên tử của Iran, Bắc Triều Tiên, Nga luôn ở thế  chủ động trong khi Mỹ và châu Âu không đạt được một kết quả gì như mong muốn. Trong năm 2013, trường hợp Syria cũng xảy ra tương tự. Nga đã đưa ra một kế hoạch để Syria không bị trừng phạt khi sử dụng vũ khí hoá học, phương Tây cũng nghe theo.
Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel nói tiếng Nga thông thạo, thường đàm thoại trực tiếp với Putin mà không cần phiên dịch, đã lắc đầu cay đắng thú nhận trước Quốc hội Đức rằng Putin đang sử dụng luật rừng. Hắn dùng luật rừng ngay tại Âu châu, nhưng người Đức cũng không dám ra tay, bởi không muốn phật lòng những tay trọc phú Nga là khách hàng chính của những hãng xe hơi BMW và Mercedes.
Hình như cả Mỹ và châu Âu chưa hiểu rõ nước Nga. Đất nước rộng lớn mênh mông bao la này chưa bao giờ đồng hành cùng nhân loại.
Sau Thế chiến II, một châu Âu gạt nước mắt, quên bỏ đau thương đi tìm những giá trị nhân bản đích thực, thì xích xe tăng Nga vẫn băm nát mặt đường phố Budapet, Prague, Warszawa, Bucharest. Khi Liên Xô sụp đổ, nhân loại thở phào tưởng con khủng long đã chết. Từ nay Nga sẽ thành bè bạn, đồng minh, đồng hành. Nhưng không, cả Mỹ và châu Âu đã lầm to.
Năm 2008, bàn tay lông lá của tên mật vụ KGB đã giúp cho Nam Ossetia và Abkhazia ly khai khỏi Georgia. Năm 2014, Crimea ly khai khỏi Ukraine. Khát vọng lãnh thổ của Nga vẫn chưa dừng lại ở trên bến Sevactophol, có lẽ nó còn vưọt qua hải cảng Odesca để tiến sâu vào vùng Transnistria trong lãnh thổ Moldavia.
Những giá trị mà phương Tây cổ súy về hòa bình, tự do, thịnh vượng, bình đẳng chỉ là những món hàng xa xỉ mà người Nga không ưa. Niềm kiêu hãnh của người Nga là được uống rượu Volka và sống trong một quốc gia với đường biên giới chạy dài đến vô cực.
Nếu có dịp quan sát người Nga ứng xử với những người buôn bán nhỏ, những em bé ăn xin, hay những cô gái điếm trên bãi biển Vũng Tàu, Nha Trang hẳn bạn sẽ không ngạc nhiên tại sao hàng triệu người Nga đổ ra đường tay cầm quốc kỳ Liên Xô, Nga và chân dung Putin hát ca, nhảy múa, gào thét, trong nỗi phấn khích hả hê đến tột cùng.
Đó là khát vọng Nga – khát vọng lãnh thổ.
Tác giả: Trần Hồng Tâm

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.